Có con với người khác trong thời kỳ hôn nhân, chưa đăng ký kết hôn nhưng muốn khai sinh cho con trước,... tất cả các trường hợp cần xác nhận cha cho con hiện nay xảy ra nhiều trên thực tế, nhưng không phải trường hợp nào cũng được giải quyết tại UBND, có những trường hợp phải giải quyết tại TAND. Luật Dương Gia với kinh nghiệm giải quyết nhiều trường hợp xác nhận cha cho con sẵn sàng hỗ trợ giải quyết nhanh nhất.
Mục lục bài viết
- 1 1. Tại sao phải xác nhận cha cho con?
- 2 2. Các căn cứ để xác định cha cho con:
- 3 3. Trình tự, thủ tục đăng ký nhận cha cho con:
- 4 4. Các câu hỏi thường gặp về xác nhận cha cho con:
- 4.1 4.1. Chưa đăng ký kết hôn muốn làm khai sinh kết hợp nhận cha cho con được không?
- 4.2 4.2. Chưa đăng ký kết hôn với người nước ngoài nhưng muốn khai sinh và xác nhận cha cho con được không?
- 4.3 4.3. Có con với người khác trong thời kỳ hôn nhân thì xác nhận cha cho con thế nào?
- 4.4 4.4. Cha trên giấy khai sinh không phải cha đẻ của con, có làm lại giấy khai sinh được không?
- 4.5 4.5. Đã ly hôn với chồng cũ, toà phán quyết cho mẹ được quyền trực tiếp nuôi con, thì cha đẻ của bé phải làm thế nào để nhận con?
- 4.6 4.6. Có bắt buộc phải giám định ADN khi làm xác nhận cha cho con không?
- 4.7 4.7. Khi cha đẻ kiện đòi con thì cha đứng trên giấy khai sinh có quyền yêu cầu bồi thường không?
- 5 5. Dịch vụ xin xác nhận cha cho con của Luật Dương Gia:
- 6 6. Thông tin liên hệ sử dụng dịch vụ xác nhận cha cho con:
1. Tại sao phải xác nhận cha cho con?
Việc xác định cha, mẹ cho con là việc xác lập mối quan hệ cha mẹ – con chính thức được pháp luật thừa nhận. Thực thế không phải trường hợp nào con cái cũng được khai sinh đúng, khai sinh thuận lợi, thông tin cha mẹ chính xác, đầy đủ, ví dụ như:
– Trường hợp thất lạc con cái.
– Trường hợp xác nhận cha, mẹ cho con ngoài giá thú.
– Trường hợp xác nhận cha, mẹ cho con không có đăng ký kết hôn.
Việc xác nhận cha mẹ cho con một mặt sẽ mang lại giá trị tinh thần cho những người con mong muốn tìm lại cha mẹ hoặc những người cha, mẹ mong muốn xác định con mình. Một mặt việc xác định này mang lại cho người cha, mẹ, con những nghĩa vụ đối với nhau: Nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng, nghĩa vụ cấp dưỡng. Ngoài ra còn phát sinh những quyền về tài sản chẳng hạn như quyền thừa kế của con khi cha, mẹ qua đời.
Vậy ai có quyền yêu cầu xác định cha mẹ cho con? Điều 102
– Cha, mẹ, con đã thành niên không bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký hộ tịch xác định con, cha, mẹ cho mình.
– Cha, mẹ, con, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định con, cha, mẹ cho mình.
– Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; xác định con cho cha, mẹ chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân: Cha, mẹ, con, người giám hộ; Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội Liên hiệp Phụ nữ.
2. Các căn cứ để xác định cha cho con:
Căn cứ vào thời kỳ hôn nhân: Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân. Theo đó, thời điểm bắt đầu thời kỳ hôn nhân là ngày mà cả hai bên vợ chồng cùng ký vào giấy chứng nhận đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân.
Thời điểm chấm dứt hôn nhân là ngày mà xảy ra một trong các sự kiện sau:
- Chấm dứt hôn nhân do vợ/chồng chết (có giấy chứng tử hoặc do tòa án tuyên bố vợ/chồng chết).
- Chấm dứt hôn nhân do ly hôn (Ngày bản án ly hôn hoặc quyết định thuận tình ly hôn của tòa án có hiệu lực pháp luật).
Căn cứ vào kết quả giám định ADN: Trường hợp không đăng ký kết hôn nhưng có con chung có thể xác định cha cho con bằng căn cứ giám định ADN.
- Để được tư vấn luật về nhận cha cho con, vui lòng liên hệ Tổng đài: 1900.6568.
- Liên hệ sử dụng dịch vụ xác nhận cha cho con : 037.6999996.
3. Trình tự, thủ tục đăng ký nhận cha cho con:
3.1. Đăng ký nhận cha con ở đâu?
Đăng ký nhận cha cho con tại UBND cấp xã/phường:
- Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Như vậy, bất kể ở thời điểm nào trong thời kỳ hôn nhân người vợ sinh con thì đứa trẻ đương nhiên được xác định là con chung của vợ chồng.
- Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Nếu con được người vợ mang thai trong thời kỳ hôn nhân và được sinh ra sau khi hôn nhân chấm dứt trong vòng 300 ngày thì đứa trẻ này cũng được suy đoán là con chung của vợ chồng.
- Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
Theo quy định tại Điều 24 Luật Hộ tịch năm 2024 thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con. Như vậy, nơi thực hiện đăng ký nhận cha cho con là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận.
Xác định cha cho con tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền:
- Trường hợp chồng hợp pháp trong thời kỳ hôn nhân hoặc chấm dứt hôn nhận trong phạm vi 300 ngày không nhận con sinh ra trong thời gian này là con đẻ của mình.
- Trường hợp trong thời kỳ hôn nhân hoặc chấm dứt hôn nhân trong phạm vi 300 ngày nhưng có người khác (không phải chồng hợp pháp) yêu cầu xác nhận đứa bé là con đẻ của mình.
Các trường hợp trên đều bị coi là trường hợp có tranh chấp và cần thực hiện thủ tục tố tụng dân sự tại Toà án nhân dân có thẩm quyền để xác định cha, mẹ cho con.
3.2. Thủ tục đăng ký nhận cha cho con như thế nào?
3.2.1. Thủ tục đăng ký nhận cha cho con tại UBND xã/phường:
Căn cứ theo Điều 19 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Điều 25 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con như sau:
Bước 1: Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con chuẩn bị và xuất trình hồ sơ đăng ký nhận cha cho con tại UBND.
Bước 2: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra hồ sơ, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở Ủy ban nhân dân và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã quyết định. Trường hợp phải xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 12 ngày làm việc. Nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch tiến hành ghi vào Sổ hộ tịch.
Lưu ý: Tại Khoản 2 Điều 16 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định đăng ký nhận cha, mẹ, con, bổ sung hộ tịch trong một số trường hợp đặc biệt như sau: Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, đã được đăng ký khai sinh nhưng không có thông tin về người cha, nay vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì không phải làm thủ tục nhận cha, con mà làm thủ tục bổ sung hộ tịch để ghi bổ sung thông tin về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con.
3.2.2. Thủ tục xác nhận cha cho con tại Toà án nhân dân:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện/hoặc yêu cầu giải quyết việc dân sự. Gồm: Đơn khởi kiện/Đơn yêu cầu; CCCD/Hộ chiếu; Giấy khai sinh/chứng sinh; Xác nhận cư trú;
Bước 2: Nộp hồ sơ tại TAND có thẩm quyền nơi người được nhận là cha, mẹ, con để được thụ lý giải quyết.
Bước 3: Giám định ADN theo Quyết định của Hội đồng giám định tại TAND.
Bước 4: TAND tiến hành xét xử hoặc ra Quyết định công nhận hoài giải cho các bên.
Bước 5: Sử dụng Bản án/Quyết định của TAND để thực hiện thủ tục ghi vào sổ hộ tịch tại UBND.
Nghệ sĩ nhân dân Mạnh Cường nhận xét về dịch vụ của Luật Dương Gia!
- Để được tư vấn luật về nhận cha cho con, vui lòng liên hệ Tổng đài: 1900.6568.
- Liên hệ sử dụng dịch vụ xác nhận cha cho con : 037.6999996.
3.3. Hồ sơ đăng ký nhận cha cho con bao gồm những gì?
Theo đó, người yêu cầu đăng ký nhận cha cho con phải nộp hồ sơ, bao gồm:
– Tờ khai nhận cha, mẹ, con (theo mẫu);
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ cha – con hoặc quan hệ mẹ – con, gồm:
+ Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con;
+ Văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.
– Bản sao các giấy tờ: CMTND/CCCD/Hộ chiếu, xác nhận cư trú.
Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, đã được đăng ký khai sinh nhưng không có thông tin về người cha, nay vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì không phải làm thủ tục nhận cha, con mà làm thủ tục bổ sung hộ tịch để ghi bổ sung thông tin về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con.
4. Các câu hỏi thường gặp về xác nhận cha cho con:
4.1. Chưa đăng ký kết hôn muốn làm khai sinh kết hợp nhận cha cho con được không?
Quyết định 1872/QĐ-BTP năm 2020 của Bộ Tư pháp và khoản 2 Điều 15 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn hồ sơ, thủ tục khai sinh kết hợp nhận cha con cần chuẩn bị như sau:
– Tờ khai đăng ký khai sinh;
– Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con;
– Giấy chứng sinh bản chính, nếu không có thì nộp văn bản xác nhận của người làm chứng. Trường hợp không có người làm chứng thì làm giấy cam đoan về việc sinh.
– Giấy tờ chứng minh quan hệ cha con: văn bản cam đoan hoặc bản giám định ADN.
– Giấy tờ tuỳ thân của cha và mẹ (CCCD/Hộ chiếu).
4.2. Chưa đăng ký kết hôn với người nước ngoài nhưng muốn khai sinh và xác nhận cha cho con được không?
Việc đăng ký khai sinh cho con được quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP. Theo đó, họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo thông tin của mẹ. Thẩm quyền giải quyết thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mẹ đang cư trú.
Nếu người cha – người nước ngoài muốn nhận con thì có thể kết hợp thực hiện thủ tục nhận con và đăng ký khai sinh. Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của con được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ; quốc tịch của con do cha mẹ có thể lựa chọn nhưng sẽ vẫn có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam. Thẩm quyền giải quyết thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi mẹ đang cư trú.
4.3. Có con với người khác trong thời kỳ hôn nhân thì xác nhận cha cho con thế nào?
– Trường hợp thứ nhất: Có tranh chấp giữa chồng trên đăng ký kết hôn và cha đẻ của bé. Vụ việc này phải làm đơn và yêu cầu giải quyết vụ án tại Toà án nhân dân có thẩm quyền về việc xác nhận lại cha cho con.
– Trường hợp thứ hai: Không có tranh chấp giữa chồng trên đăng ký kết hôn và cha đẻ của bé. Vụ việc này sẽ làm đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Toà án nhân dân có thẩm quyền.
4.4. Cha trên giấy khai sinh không phải cha đẻ của con, có làm lại giấy khai sinh được không?
Trường hợp con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân sẽ đương nhiên xác định đó là con chung của 2 vợ chồng, tuy nhiên vì nhiều lý do có thể thông tin cha trên giấy khai sinh không chính xác là cha đẻ của bé. Trường hợp này phải giám định ADN và bắt buộc phải khởi kiện tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu xác định lại cha cho con.
4.5. Đã ly hôn với chồng cũ, toà phán quyết cho mẹ được quyền trực tiếp nuôi con, thì cha đẻ của bé phải làm thế nào để nhận con?
Đây là một trường hợp xảy ra rất nhiều hiện nay. 2 vợ chồng thuận tình ly hôn, tự thoả thuận về quyền nuôi con khi ly hôn, nhưng con chung trên giấy tờ lại không phải con đẻ của người chồng, mà là con ngoài giá thú của người vợ. Vậy trường hợp này có khởi kiện được không? Trường hợp này Toà án xác định đây là tình tiết mới làm thay đổi nội dung vụ án, nên sẽ xem xét giải quyết việc ly hôn, giải quyết quyền nuôi con và xác nhận cha cho con theo thủ tục tái thẩm. Huỷ quyết định thuận tình ly hôn và giải quyết lại từ đầu.
4.6. Có bắt buộc phải giám định ADN khi làm xác nhận cha cho con không?
– Trường hợp thực hiện xác nhận cha cho con tại UBND thì công dân có thể lựa chọn 1 trong 2 văn bản là: Văn bản giám định ADN hoặc Văn bản cam đoan về quan hệ cha con.
– Trường hợp thực hiện xác nhận cha cho con tại TAND thì việc giám định ADN là một chứng cứ bắt buộc rõ ràng nhất, xác đáng nhất để xác định mối quan hệ cha con trong vụ án dân sự.
4.7. Khi cha đẻ kiện đòi con thì cha đứng trên giấy khai sinh có quyền yêu cầu bồi thường không?
Đây là vấn đề phức tạp, trên thực tế, việc nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy dỗ một đứa trẻ không đong đếm được giá trị là bao nhiêu, cũng không thể quy đổi giá trị về tình yêu thương mà cha dành cho con mặc dù không biết đó là con đẻ của mình. Nên khi giải quyết, Toà án cũng xem xét đến mức độ tổn thất về tinh thần mà người cha trên giấy tờ phải chịu để đưa ra phán quyết phù hợp.
5. Dịch vụ xin xác nhận cha cho con của Luật Dương Gia:
5.1. Quy trình cung cấp dịch vụ xin xác nhận cha cho con:
- Bước 1: Tiếp nhận thông tin, tư vấn sơ bộ, đánh giá vụ việc và báo giá cho khách hàng.
- Bước 2: Nếu khách hàng đồng ý với báo giá và tư vấn, Luật Dương Gia sẽ tiến hành ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý.
- Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ bản cứng, tiến hành soạn thảo hồ sơ nhận cha cho con, cho khách hàng ký hồ sơ và nộp hồ sơ xin xác nhận cha cho con.
- Bước 4: Sửa đổi bổ sung hồ sơ nhận cha cho con (nếu có yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền).
- Bước 5: Trong trường hợp có tranh chấp, Luật Dương Gia sẽ cử Luật sư trực tiếp tham gia giải quyết tranh chấp xác định cha cho con tại TAND có thẩm quyền.
- Bước 6: Nhận kết quả và bàn giao kết quả cho khách hàng, kết thúc dịch vụ.
Nghệ sĩ nhân dân Trần Nhượng nhận xét về Luật sư của Luật Dương Gia!
- Để được tư vấn luật về nhận cha cho con, vui lòng liên hệ Tổng đài: 1900.6568.
- Liên hệ sử dụng dịch vụ xác nhận cha cho con : 037.6999996.
5.2. Tại sao nên sử dụng dịch vụ xác nhận cha cho con của Luật Dương Gia?
- Đội ngũ Luật sư chuyên nghiệp:
Với đội ngũ Luật sư nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, Luật Dương Gia tin tưởng sẽ cung cấp được đến quý khách hàng những dịch vụ xác nhận cha cho con uy tín nhất, bảo mật nhất, tiết kiệm chi phí và trong thời gian nhanh nhất.
- Luật Dương Gia có chi nhánh ở cả 3 miền, giải quyết được mọi yêu cầu dịch vụ xác nhận cha cho con nói riêng và trên toàn quốc nói chung:
Luật Dương Gia hiện có chi nhánh trên cả 03 miền với 03 hội sở tại Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM. Luật Dương Gia có đủ Luật sư, contact được với tất cả các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết mọi nhu cầu sử dụng dịch vụ xác nhận cha cho con của mọi quý khách hàng trên toàn quốc.
- Dịch vụ chuyên nghiệp, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí:
Khi sử dụng dịch vụ của Luật Dương Gia, chúng tôi cam kết chi phí trọn gói, thời gian rõ ràng và chính xác, tác phong Luật sư chuyên nghiệp (tuân thủ đầy đủ Bộ quy tắc đạo đức hành nghề Luật sư).
- Bảo mật thông tin khách hàng 100%:
Mọi thông tin của khách hàng, thông tin vụ việc, thông tin hợp đồng dịch vụ pháp lý được Luật Dương Gia cam kết bảo mật 100%. Luật Dương Gia sẽ không cung cấp bất cứ thông tin nào cho bên thứ 3 nào khác nếu không có được sự đồng ý của khách hàng.
6. Thông tin liên hệ sử dụng dịch vụ xác nhận cha cho con:
Luật Dương Gia là công ty Luật có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật tại Việt Nam. Chuyên cung cấp các dịch vụ Luật sư uy tín cho các quý khách hàng nói riêng và trên toàn quốc nói chung.
Đội ngũ Luật sư, Trợ lý Luật sư, Chuyên gia đông đảo có nhiều năm kinh nghiệm của Luật Dương Gia:
Luật Dương Gia có các Luật sư từng là các Kiểm sát viên của các Viện kiểm sát nhân dân. Có nhiều kinh nghiệm tham gia hoạt động tố tụng, tư vấn pháp luật. Tiêu biểu có thể kể đến:
Luật sư Đỗ Xuân Tựu
Trình độ học vấn: Cử nhân luật học. Nguyên Kiểm sát viên cao cấp Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự, Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Hiện Luật sư giữ vai trò cố vấn cao cấp của Công ty Luật TNHH Dương Gia.
Luật sư Đoàn Văn Ba
Trình độ học vấn: Cử nhân luật học. Nguyên Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân Đà Nẵng. Hiện Luật sư giữ vai trò cố vấn cao cấp của Công ty Luật TNHH Dương Gia.
Luật sư Vũ Văn Huân
Trình độ học vấn: Cử nhân Luật học, Đại học Luật Hà Nội. Nguyên Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân Phú Yên. Luật sư Vũ Văn Huân đã có hơn 20 năm công tác làm việc trong lĩnh vực pháp luật.
Luật sư Nguyễn Văn Dương
Trình độ học vấn: Thạc sĩ Luật học, Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA). Luật sư Nguyễn Văn Dương là Giám đốc công ty Luật TNHH Dương Gia và đã có hơn 10 năm kinh nghiệm hành nghề, tư vấn pháp luật.
Luật sư Nguyễn Đức Thắng
Trình độ học vấn: Thạc sĩ Luật học. Nguyên Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân Đà Nẵng. Luật sư Nguyễn Đức Thắng đã có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc, công tác trong lĩnh vực pháp luật.
Luật sư Nguyễn Hoài Bão
Trình độ học vấn: Thạc sĩ Luật học. Nguyên Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân Đà Nẵng. Luật sư Nguyễn Hoài Bão đã có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc, công tác trong lĩnh vực pháp luật.
Luật sư Đinh Thùy Dung
Trình độ học vấn: Thạc sĩ Luật học. Luật sư Đinh Thùy Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc, công tác trong lĩnh vực pháp luật.
Luật sư Nguyễn Thị Yến
Trình độ học vấn: Thạc sĩ Luật học. Luật sư Nguyễn Thị Yến đã có gần 10 năm kinh nghiệm làm việc, công tác trong lĩnh vực pháp luật.
Luật sư Phạm Thị Ngọc Ánh
Trình độ học vấn: Cử nhân Luật học. Luật sư Phạm Thị Ngọc Ánh đã có hơn 5 năm kinh nghiệm làm việc, công tác trong lĩnh vực pháp luật.
Để sử dụng dịch vụ, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin liên hệ chi tiết như sau:
- Địa chỉ Hội sở Miền Bắc: Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
- Địa chỉ Hội sở Miền Trung: 141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
- Địa chỉ Hội sở Miền Nam: 227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.
- Số tổng đài
: 1900.6568tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình - Số điện thoại yêu cầu dịch vụ Luật sư: 037.6999996 (có thể liên hệ qua Zalo)
- Email tiếp nhận yêu cầu dịch vụ: [email protected]
Giới thiệu về Công ty Luật TNHH Dương Gia – Dịch vụ Luật sư uy tín!
Luật Dương Gia rất mong nhận được sự hợp tác từ phía quý khách hàng! Hy vọng và chắc chắn rằng, quý khách hàng sẽ có những trải nghiệm dịch vụ Luật sư tuyệt vời với Luật Dương Gia. Trân trọng cảm ơn!