Trong thời đại kinh tế số, bản quyền tác giả trở thành tài sản vô hình có giá trị to lớn. Việc đăng ký bản quyền tác giả giúp chủ sở hữu khẳng định quyền sở hữu tác phẩm, phòng ngừa rủi ro và khai thác tác phẩm hợp pháp. Vì vậy, dịch vụ đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả ra đời để đồng hành, giúp tác giả yên tâm tập trung phát triển sản phẩm sáng tạo.
Mục lục bài viết
- 1 1. Đối tượng và thời hạn bảo hộ bản quyền tác giả:
- 2 2. Những lợi ích khi đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả:
- 3 3. Quy trình đăng ký bản quyền tác giả như thế nào?
- 4 4. Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả của Luật Dương Gia:
- 5 5. Thông tin liên hệ sử dụng dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả:
- 6 6. Các câu hỏi thường gặp về dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả:
1. Đối tượng và thời hạn bảo hộ bản quyền tác giả:
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, đối tượng được bảo hộ dưới hình thức bản quyền tác giả sẽ bao gồm:
- Tác phẩm báo chí, âm nhạc, điện ảnh, sân khấu;
- Bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác;
- Bản họa đồ, bản đồ, sơ đồ, bản vẽ có liên quan đến địa hình, công trình khoa học;
- Tác phẩm tạo hình và ứng dụng mỹ thuật;
- Chương trình máy tính và bộ sưu tập dữ liệu;
- Tác phẩm văn học, khoa học, giáo trình, sách giáo khoa và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc các ký tự khác;
- Tác phẩm nhiếp ảnh, kĩ thuật kiến trúc;
- Nghệ thuật dân gian và tác phẩm văn học;
- Tác phẩm phái sinh (nếu không có gây phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm dùng làm tác phẩm phái sinh).
Ở Việt Nam quy định về thời hạn bảo hộ quyền tác giả như sau:
- Thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh, điện ảnh, tác phẩm khuyết danh là: 75 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu. Đối với trường hợp tác phẩm chưa được công bố trong thời hạn là 25 năm kể thừ khi tác phẩm được hình thành thì thời hạn bảo hộ trong trường hợp này là 100 năm.
- Thời hạn bảo hộ đối với các loại hình tác phẩm còn lại (văn học nghệ thuật) là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả qua đời. Tại một số quốc gia Châu Âu thì thời hạn này là 70 năm sau khi tác giả qua đời.
- Năm tính trong thời hạn bảo hộ quyền tác giả được tính như sau: Thời hạn bảo hộ sẽ chấm dứt vào 24h ngày 31 tháng 12 năm cuối cùng của thời hạn bảo hộ quyền tác giả theo quy định.
- Các tác phẩm không thuộc loại hình trên thì thời hạn bảo hộ suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.
Gọi ngay Hotline 058.7999997 để được đăng ký bảo hộ quyền tác giả!
2. Những lợi ích khi đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả:
Việc đăng ký bản quyền tác giả sẽ mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho khách hàng:
- Tránh trường hợp sao chép, xuyên tạc, lạm dụng và xâm phạm tác phẩm. Dù pháp luật công nhận quyền tự động từ khi tác phẩm ra đời, nhưng giấy chứng nhận bản quyền là chứng cứ quan trọng nhất khi xảy ra tranh chấp.
- Ngăn chặn hành vi chiếm đoạt, sử dụng, khai thác tác phẩm vì mục đích thương mại một cách trái phép. Khi đã có chứng nhận bản quyền, bạn có quyền yêu cầu bên vi phạm chấm dứt hành vi, bồi thường thiệt hại, thậm chí khởi kiện hoặc nhờ cơ quan chức năng can thiệp.
- Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả sẽ chứng minh quyền tác giả thuộc về chủ sở hữu đăng ký bản quyền tác giả khi có tranh chấp phát sinh;
- Giúp chủ sở hữu có quyền tự định đoạt tác phẩm của mình bao gồm quyền khai thác, sử dụng, chuyển nhượng và bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm;
- Sở hữu bản quyền giúp bạn tự tin khai thác, nhượng quyền, chuyển nhượng, bán bản quyền… tăng lợi nhuận từ tài sản trí tuệ.
- Việc bảo hộ bản quyền cho thấy bạn là cá nhân/doanh nghiệp chuyên nghiệp, tôn trọng pháp luật, gia tăng niềm tin từ khách hàng, đối tác.
- Các quyền lợi khác liên quan.
3. Quy trình đăng ký bản quyền tác giả như thế nào?
Các bước thủ tục đăng ký bản quyền tác giả:
- Bước 1: Phân loại và lựa chọn tác phẩm đăng ký
- Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền
- Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký tới Cục bản quyền tác giả
- Bước 4: Cục bản quyền tác giả sẽ thẩm định hồ sơ đăng ký đã được nộp tới Cục để xem xét tính pháp lý của hồ sơ.
- Bước 5: Cục bản quyền tác giả sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký cho chủ sở hữu/tác giả. Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu bảo hộ, Cục bản quyền sẽ từ chối và nêu rõ lý do.
Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả bao gồm:
- Tờ khai đăng ký bảo hộ quyền tác giả và các quyền liên quan. (tờ khai phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, ghi đầy đủ thông tin và có chữ ký của tác giả, chủ sở hữu hoặc cá nhân được ủy quyền, có hướng dẫn chi tiết ở mặt sau tờ khai).
- Bản sao của tác phẩm muốn đăng ký quyền tác giả hoặc bản sao của định hình tác phẩm (2 bản), một bản được giữ bởi Cục Bản quyền tác giả Văn học nghệ thuật, một bản giao đối tượng đăng ký giữ sau khi giấy chứng nhận được cấp.
- Riêng những tác phẩm như tượng, tranh, phù điêu, tác phẩm kích thước lớn hoặc cồng kềnh thì thay thế bản sao bằng ảnh chụp có không gian ba chiều.
- Nếu người nộp là người được ủy quyền thì kèm theo
giấy ủy quyền có chữ ký, con dấu của tác giả, chủ sở hữu. - Nếu đối tượng nộp đơn là người được thừa kế hay được chuyển giao cần cung cấp giấy tờ để chứng minh.
- Văn bản đồng ý, chấp thuận của các tác giả khác nếu tác phẩm là của đồng tác giả.
- Văn bản chấp thuận của đồng chủ sở hữu nếu có các quyền liên quan, quyền tác giả thuộc sở hữu chung.
Lưu ý: Các giấy tờ trong hồ sơ đều phải sử dụng ngôn ngữ Việt Nam, nếu được viết bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch sang tiếng Việt.
Mức lệ phí Nhà nước khi đăng ký quyền tác giả:
- Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác (gọi chung là loại hình tác phẩm viết): 100.000 đồng;
- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác: 100.000 đồng;
- Tác phẩm báo chí: 100.000 đồng;
- Tác phẩm âm nhạc: 100.000 đồng;
- Tác phẩm nhiếp ảnh: 100.000 đồng;
- Tác phẩm kiến trúc: 300.000 đồng;
- Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học: 300.000 đồng;
- Tác phẩm tạo hình: 400.000 đồng;
- Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng: 400.000 đồng;
- Tác phẩm điện ảnh: 500.000 đồng;
- Tác phẩm sân khấu được định hình trên băng, đĩa: 500.000 đồng;
- Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu hoặc các chương trình chạy trên máy tính: 600.000 đồng.
4. Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả của Luật Dương Gia:
Các bước quy trình dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả:
- Bước 1: Tư vấn ban đầu về khả năng bảo hộ, phân loại và lựa chọn tác phẩm đăng ký.
- Bước 2: Sau khi khách hàng đồng ý, hai bên tiến hành ký kết Hợp đồng dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả.
- Bước 3: Soạn thảo hồ sơ, gửi khách hàng ký ủy quyền, sau đó đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại Cục bản quyền tác giả.
- Bước 4: Theo dõi, giám sát toàn bộ quá trình xử lý hồ sơ tại Cục, chủ động cập nhật tình hình hồ sơ cho khách hàng.
- Bước 5: Đại diện khách hàng tiếp nhận, xử lý các công văn, yêu cầu bổ sung, phản hồi từ Cục (nếu có).
- Bước 6: Nhận Giấy chứng nhận bản quyền tác giả, bàn giao kết quả đầy đủ cho khách hàng, kết thúc dịch vụ.
Vì sao nên chọn dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả tại Luật Dương Gia?
- Luật Dương Gia đã đồng hành cùng nhiều khách hàng cá nhân, doanh nghiệp trên cả nước, xử lý nhiều hồ sơ phức tạp.
- Đội ngũ luật sư, chuyên viên am hiểu pháp luật sở hữu trí tuệ, sẵn sàng tư vấn tận tâm, cảnh báo rủi ro trước khi nộp đơn.
- Thay mặt khách hàng soạn thảo, rà soát, chỉnh sửa hồ sơ, nộp và theo dõi tiến trình, đảm bảo hồ sơ hợp lệ ngay từ đầu.
- Dịch vụ trọn gói giúp khách hàng giảm thiểu phát sinh chi phí, không lo mất thời gian đi lại, không lo thiếu giấy tờ.
- Tư vấn khai thác, nhượng quyền, xử lý vi phạm, bảo vệ quyền lợi lâu dài, không chỉ dừng lại ở việc lấy giấy chứng nhận.
5. Thông tin liên hệ sử dụng dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả:
Cục Bản quyền tác giả chính thức ban hành Quyết định số 88/QĐ-SHTT, ghi nhận Công ty Luật TNHH Dương Gia là tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam. Đây là một dấu mốc quan trọng, khẳng định uy tín của Luật Dương Gia trong lĩnh vực tư vấn về bản quyền tác giả tại Việt Nam.
Luật Dương Gia hiện đặt trụ sở, chi nhánh tại Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM. Với đội ngũ Luật sư nhiều kinh nghiệm, chúng tôi có đủ năng lực cung cấp dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả cho mọi quý khách hàng trên toàn quốc.
Đội ngũ Luật sư, chuyên viên, chuyên gia đông đảo của Luật Dương Gia.
Chúng tôi đã tư vấn, đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả cho rất nhiều quý khách hàng trên toàn quốc. Đặc biệt, chúng tôi còn có được sự tin yêu sử dụng dịch vụ của những người uy tín, nổi tiếng.
Nghệ sĩ nhân dân Mạnh Cường nhận xét về dịch vụ của Luật Dương Gia!
Nghệ sĩ nhân dân Trần Nhượng nhận xét về Luật sư của Luật Dương Gia!
Nếu bạn đang tìm kiếm một tổ chức tư vấn quyền tác giả uy tín, tận tâm, chuyên nghiệp, hãy để Luật Dương Gia được cùng đồng hành xây dựng và bảo vệ các tác phẩm sáng tạo cho bạn!
Để sử dụng dịch vụ, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin liên hệ chi tiết như sau:
- Địa chỉ Hội sở Miền Bắc: Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
- Địa chỉ Hội sở Miền Trung: 141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
- Địa chỉ Hội sở Miền Nam: 227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.
- Số
tổng đài sở hữu trí tuệ trực tuyến: 1900.6568tư vấn luật - Hotline dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả: 058.7999997
- Email tiếp nhận yêu cầu dịch vụ: [email protected]
Giới thiệu về Công ty Luật TNHH Dương Gia – Dịch vụ Luật sư uy tín!
Luật Dương Gia rất mong nhận được sự hợp tác từ phía quý khách hàng! Hy vọng và chắc chắn rằng, quý khách hàng sẽ có những trải nghiệm dịch vụ Luật sư tuyệt vời với Luật Dương Gia. Trân trọng cảm ơn!
6. Các câu hỏi thường gặp về dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả:
1️⃣ Đăng ký bản quyền tác giả có bắt buộc không?
Không bắt buộc. Theo luật Việt Nam, quyền tác giả phát sinh tự động khi tác phẩm được hình thành dưới hình thức vật chất nhất định. Tuy nhiên, việc đăng ký giúp chủ sở hữu có chứng cứ pháp lý quan trọng khi xảy ra tranh chấp, thuận tiện bảo vệ và khai thác quyền.
2️⃣ Ai có thể đăng ký bản quyền tác giả?
Cá nhân, tổ chức là tác giả hoặc chủ sở hữu hợp pháp của tác phẩm đều có thể đăng ký. Trường hợp tác phẩm có đồng tác giả hoặc do giao kết hợp đồng, cần có giấy tờ chứng minh rõ ràng quyền sở hữu.
3️⃣ Đăng ký bản quyền mất bao lâu?
Thông thường, từ 15–30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Trong thực tế, nếu hồ sơ thiếu, sai sót hoặc cần bổ sung, thời gian có thể kéo dài. Dùng dịch vụ trọn gói giúp tiết kiệm đáng kể thời gian.
4️⃣ Phạm vi bảo hộ bản quyền tác giả ra sao?
Giấy chứng nhận bản quyền có giá trị pháp lý tại Việt Nam. Nếu muốn được công nhận ở nước ngoài, chủ sở hữu cần thực hiện thủ tục đăng ký riêng hoặc sử dụng cơ chế bảo hộ quốc tế phù hợp (tùy quốc gia, hiệp ước tham gia).
5️⃣ Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả ở đâu?
Để đăng ký bản quyền tác giả, bạn cần phải nộp hồ sơ xin đăng ký bảo hộ quyền tác giả tại Cục bản quyền tác giả. Hiện tại Cục bản quyền tác giả có trụ sở chính tại Hà Nội và 02 văn phòng đại diện tại TPHCM và Đà Nẵng:
- Tại Hà Nội: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội.
- Tại TPHCM: 170 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TPHCM.
- Tại Đà Nẵng: 01 đường An Nhơn 7, quận Sơn Trà, Đà Nẵng.