Đăng ký bản quyền tác giả là dịch vụ được nhiều người quan tâm. Luật Dương Gia với hơn 10 năm kinh nghiệm cùng 03 chi nhánh trên 3 miền Bắc – Trung – Nam là địa chỉ tin cậy hỗ trợ bạn giải quyết dịch vụ pháp lý nêu trên.
Mục lục bài viết
- 1 1. Đăng ký bản quyền tác giả là gì?
- 2 2. Đối tượng được bảo hộ bản quyền tác giả:
- 3 3. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả:
- 4 4. Ai có quyền đứng tên đăng ký bản quyền tác giả?
- 5 5. Đăng ký bản quyền tác giả có lợi ích gì?
- 6 6. Quy trình đăng ký bản quyền tác giả năm 2023 như thế nào?
- 7 7. Mức thu lệ phí cấp Giấy chứng nhận bản quyền tác giả
- 8 8. Tại sao nên sử dụng dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả tại Hà Nội của chúng tôi?
- 9 9. Thông tin liên hệ để sử dụng dịch vụ của Luật Dương Gia:
1. Đăng ký bản quyền tác giả là gì?
Đăng ký bản quyền tác giả là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nộp hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm nhằm ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm.
Tuy nhiên, cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Việc nộp hồ sơ để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định.
– Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.
Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả trọn gói tại TP Hà Nội: 19006568
2. Đối tượng được bảo hộ bản quyền tác giả:
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, đối tượng được bảo hộ dưới hình thức bản quyền tác giả sẽ bao gồm:
– Tác phẩm báo chí, âm nhạc, điện ảnh, sân khấu;
– Bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác;
– Bản họa đồ, bản đồ, sơ đồ, bản vẽ có liên quan đến địa hình, công trình khoa học;
– Tác phẩm tạo hình và ứng dụng mỹ thuật;
– Chương trình máy tính và bộ sưu tập dữ liệu;
– Tác phẩm văn học, khoa học, giáo trình, sách giáo khoa và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc các ký tự khác;
– Tác phẩm nhiếp ảnh, kĩ thuật kiến trúc;
– Nghệ thuật dân gian và tác phẩm văn học;
– Tác phẩm phái sinh (nếu không có gây phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm dùng làm tác phẩm phái sinh).
3. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả:
Ở Việt Nam quy định về thời hạn bảo hộ quyền tác giả như sau:
– Thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh, điện ảnh, tác phẩm khuyết danh là: 75 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu. Đối với trường hợp tác phẩm chưa được công bố trong thời hạn là 25 năm kể thừ khi tác phẩm được hình thành thì thời hạn bảo hộ trong trường hợp này là 100 năm.
– Thời hạn bảo hộ đối với các loại hình tác phẩm còn lại (văn học – nghệ thuật) là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả qua đời. Tại một số quốc gia Châu Âu thì thời hạn này là 70 năm sau khi tác giả qua đời.
– Năm tính trong thời hạn bảo hộ quyền tác giả được tính như sau: thời hạn bảo hộ sẽ chấm dứt vào 24h ngày 31 tháng 12 năm cuối cùng của thời hạn bảo hộ quyền tác giả theo quy định.
– Các tác phẩm không thuộc loại hình trên thì thời hạn bảo hộ suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.
4. Ai có quyền đứng tên đăng ký bản quyền tác giả?
– Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm có thể là cá nhân, pháp nhân trong nước hoặc cá nhân, pháp nhân nước ngoài đều có quyền nộp đơn đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm của mình tại Cục Bản quyền tác giả.
Khi tiến hành nộp đơn đăng ký cá nhân, pháp nhân trong nước có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức đại diện quyền tác giả thay mặt mình nộp đơn đăng ký tới cơ quan đăng ký.
– Đối với cá nhân, pháp nhân nước ngoài muốn đăng ký bản quyền tác giả tại Việt Nam sẽ không được trực tiếp nộp đơn mà bắt buộc phải ủy quyền cho tổ chức đại diện quyền tác giả nộp đơn đăng ký cho tác phẩm tại Việt Nam.
5. Đăng ký bản quyền tác giả có lợi ích gì?
Quyền tác giả gồm những quyền cụ thể mà pháp luật trao cho tác giả hay chủ sở hữu của một tác phầm về việc đặt tên tác phẩm, đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; quyền khai thác và sử dụng tác phẩm. Vì vậy, việc đăng ký bản quyền tác giả rất quan trọng để bảo vệ sản phẩm trí tuệ của mình, đặc biệt trong trường hợp có tranh chấp hoặc hành vi xâm phạm quyền của bên thứ ba
Việc đăng ký bản quyền tác giả sẽ mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho khách hàng:
– Tránh trường hợp sao chép, xuyên tạc, lạm dụng và xâm phạm tác phẩm;
– Ngăn chặn hành vi chiếm đoạt, sử dụng, khai thác tác phẩm vì mục đích thương mại một cách trái phép;
– Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả sẽ chứng minh quyền tác giả thuộc về chủ sở hữu đăng ký bản quyền tác giả khi có tranh chấp phát sinh;
– Giúp chủ sở hữu có quyền tự định đoạt tác phẩm của mình bao gồm quyền khai thác, sử dụng, chuyển nhượng và bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm;
– Các quyền lợi khác liên quan.
6. Quy trình đăng ký bản quyền tác giả năm 2023 như thế nào?
Quy trình đăng ký bản quyền tác giả năm 2023 sẽ được thực hiện theo 5 bước dưới đây:
Bước 1: Phân loại và lựa chọn tác phẩm đăng ký
Việc làm này sẽ giúp khách hàng lựa chọn được hình thức bảo hộ cho tác phẩm đăng ký đúng quy định của pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
Ví dụ: Bài hát sẽ được đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền
Theo quy định tại Điều 50 Luật sở hữu trí tuệ, “Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan”.
Như vậy, sau khi xác định được loại hình tác phẩm sẽ đăng ký, chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu ủy quyền tiến hành chuẩn bị các tài liệu, thông tin cần thiết để đăng ký, bao gồm:
– Tờ khai đăng ký bảo hộ quyền tác giả và các quyền liên quan. (tờ khai phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, ghi đầy đủ thông tin và có chữ ký của tác giả, chủ sở hữu hoặc cá nhân được ủy quyền, có hướng dẫn chi tiết ở mặt sau tờ khai).
– Bản sao của tác phẩm muốn đăng ký quyền tác giả hoặc bản sao của định hình tác phẩm (2 bản), một bản được giữ bởi Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật, một bản giao đối tượng đăng ký giữ sau khi giấy chứng nhận được cấp.
Riêng những tác phẩm như tượng, tranh, phù điêu, tác phẩm kích thước lớn hoặc cồng kềnh thì thay thế bản sao bằng ảnh chụp có không gian ba chiều.
– Nếu người nộp là người được ủy quyền thì kèm theo
– Nếu đối tượng nộp đơn là người được thừa kế hay được chuyển giao cần cung cấp giấy tờ để chứng minh.
– Văn bản đồng ý, chấp thuận của các tác giả khác nếu tác phẩm là của đồng tác giả.
– Văn bản chấp thuận của đồng chủ sở hữu nếu có các quyền liên quan, quyền tác giả thuộc sở hữu chung.
Lưu ý: Các giấy tờ trong hồ sơ đều phải sử dụng ngôn ngữ Việt Nam, nếu được viết bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch sang tiếng Việt.
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký tới Cục bản quyền tác giả
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ đăng ký, chủ sở hữu/tác giả sẽ nộp đơn đăng ký quyền tác giả tới Cục bản quyền.
Bước 4: Thẩm định hồ sơ đăng ký
Cục bản quyền tác giả sẽ thẩm định hồ sơ đăng ký đã được nộp tới Cục để xem xét tính pháp lý của hồ sơ.
Bước 5: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả
Trường hợp hồ sơ đăng ký đáp ứng được quy định của Luật sở hữu trí tuệ, Cục bản quyền tác giả sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký cho chủ sở hữu/tác giả.
Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu bảo hộ, Cục bản quyền sẽ tư chối và sẽ nêu rõ lý do tư chối để người nộp đơn tham khảo.
7. Mức thu lệ phí cấp Giấy chứng nhận bản quyền tác giả
Lệ phí đăng ký là khoản phí mà tác giả, chủ sở hữu tác phẩm sẽ phải trả cho cơ quan đăng ký ( cụ thể là Cục bản quyền tác giả). Mức lệ phí tùy vào từng loại hình tác phẩm sẽ có cách tính phí khác nhau.
Thông tư 211/216/TT-BTC đã quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả như sau:
– Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác (gọi chung là loại hình tác phẩm viết): 100.000 đồng.
– Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác: 100.000 đồng
– Tác phẩm báo chí: 100.000 đồng
– Tác phẩm âm nhạc: 100.000 đồng
– Tác phẩm nhiếp ảnh: 100.000 đồng
– Tác phẩm kiến trúc: 300.000 đồng
– Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học: 300.000 đồng
– Tác phẩm tạo hình: 400.000 đồng
– Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng: 400.000 đồng
– Tác phẩm điện ảnh: 500.000 đồng
– Tác phẩm sân khấu được định hình trên băng, đĩa: 500.000 đồng
– Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu hoặc các chương trình chạy trên máy tính: 600.000 đồng
8. Tại sao nên sử dụng dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả tại Hà Nội của chúng tôi?
- Đội ngũ Luật sư chuyên nghiệp:
Với đội ngũ Luật sư nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, Luật Dương Gia tin tưởng sẽ cung cấp được đến quý khách hàng những dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả uy tín nhất, bảo mật nhất, tiết kiệm chi phí và trong thời gian nhanh nhất.
- Luật Dương Gia có chi nhánh ở cả 3 miền, giải quyết được mọi yêu cầu dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả tại Hà Nội nói riêng và trên toàn quốc nói chung:
Luật Dương Gia hiện có chi nhánh trên cả 03 miền Bắc – Trung – Nam với 03 hội sở tại Hà Nội – Đà Nẵng – TPHCM. Luật Dương Gia có đủ Luật sư, contact được với tất cả các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết mọi nhu cầu sử dụng dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả của mọi quý khách hàng trên toàn quốc.
- Dịch vụ chuyên nghiệp, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí:
Khi sử dụng dịch vụ của Luật Dương Gia, chúng tôi cam kết chi phí trọn gói, thời gian rõ ràng và chính xác, tác phong Luật sư chuyên nghiệp (tuân thủ đầy đủ Bộ quy tắc đạo đức hành nghề Luật sư).
- Bảo mật thông tin khách hàng 100%:
Mọi thông tin của khách hàng, thông tin vụ việc, thông tin hợp đồng dịch vụ pháp lý được Luật Dương Gia cam kết bảo mật 100%. Luật Dương Gia sẽ không cung cấp bất cứ thông tin nào cho bên thứ 3 nào khác nếu không có được sự đồng ý của khách hàng.
- Phương thức cung cấp dịch vụ đa dạng:
Hiện Luật Dương Gia cung cấp
+ Luật Dương Gia cung cấp dịch vụ tư vấn đăng ký bản quyền tác giả trực tuyến qua Tổng đài Luật sư: 1900.6568
+ Luật Dương Gia cung cấp dịch vụ tư vấn đăng ký bản quyền tác giả trực tuyến qua Email, thư qua đường bưu điện
+ Luật Dương Gia cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền tác giả theo yêu cầu của khách hàng
+ Luật Dương Gia cung cấp các dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả trọn gói như đã giới thiệu phía trên…
Với tôn chỉ nhu cầu của khách hàng đến đâu, Luật Dương Gia phục vụ đến đấy! Với phương thức cung cấp dịch vụ đa dạng, ở các giai đoạn khác nhau phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng, Luật Dương Gia mong muốn được đưa dịch vụ Luật sư đến với mọi người.
9. Thông tin liên hệ để sử dụng dịch vụ của Luật Dương Gia:
Để sử dụng dịch vụ, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin liên hệ chi tiết như sau:
- Địa chỉ Hội sở Miền Bắc: Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội
- Địa chỉ Hội sở Miền Trung: 141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng
- Địa chỉ Hội sở Miền Nam: 227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
- Số tổng đài Luật sư tư vấn đăng ký bản quyền tác giả trực tuyến: 1900.6568
- Số điện thoại yêu cầu dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả: 037.6999996
- Email tiếp nhận yêu cầu dịch vụ: [email protected]
Luật Dương Gia rất mong nhận được sự hợp tác từ phía quý khách hàng! Hy vọng và chắc chắn rằng, quý khách hàng sẽ có những trải nghiệm dịch vụ Luật sư tuyệt vời với Luật Dương Gia. Trân trọng cám ơn!