Việc công bố hợp chuẩn, hợp quy sản phẩm là một hoạt động hết sức quan trọng. Khi sản phẩm được chứng nhận có nghĩa là sản phẩm đó có các chỉ tiêu chất lượng, vệ sinh an toàn phù hợp với quy định trong tiêu chuẩn (hoặc quy chuẩn kỹ thuật) có liên quan.
Việc công bố hợp chuẩn, hợp quy sản phẩm là một hoạt động hết sức quan trọng. Khi sản phẩm được chứng nhận có nghĩa là sản phẩm đó có các chỉ tiêu chất lượng, vệ sinh an toàn phù hợp với quy định trong tiêu chuẩn (hoặc quy chuẩn kỹ thuật) có liên quan. Điều này đã tạo lòng tin của khách hàng đối với nhà sản xuất, góp phần nâng cao uy tín của nhà sản xuất, vì thế giúp cho nhà sản xuất dễ dàng trong việc mở rộng thị trường và thuyết phục khách hàng chấp nhận sản phẩm. Những sản phẩm được chứng nhận sẽ có ưu thế cạnh tranh đối với những sản phẩm cùng loại khi chưa được chứng nhận, chính vì vậy mà hoạt động chứng nhận sản phẩm đã trở thành công cụ tiếp thị hữu hiệu cho nhà sản xuất. Nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động công bố hợp chuẩn, hợp quy, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng như sau:
1. Căn cứ về các vấn đề pháp lý của công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy
• Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006.
• Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
• Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy.
•
Phân biệt Công bố hợp chuẩn và Công bố hợp quy:
Công bố hợp chuẩn là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.
Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn của tổ chức, doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh gửi tới Chi cục Tiêu Chuẩn Đo lường Chất lượng. Còn bản đăng ký công bố hợp quy tại cơ quan chuyên ngành do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định.
Thủ tục, thành phần, số lượng hồ sơ:
Công bố hợp chuẩn:
* Thủ tục công bố hợp chuẩn:
Bước 1: Đánh giá sự phù hợp đối tượng của công bố hợp chuẩn với tiêu chuẩn tương ứng (sau đây viết tắt là đánh giá hợp chuẩn).
Bước 2: Đăng ký hồ sơ công bố hợp chuẩn tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức, cá nhân sản xuất đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng ký hộ kinh doanh (sau đây viết tắt là Chi cục).
* Hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn
– Trường hợp công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả chứng nhận hợp chuẩn của tổ chức chứng nhận đã đăng ký (bên thứ ba), hồ sơ công bố hợp chuẩn gồm: Bản công bố hợp chuẩn; Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật); Bản sao y bản chính tiêu chuẩn sử dụng làm căn cứ để công bố; Bản sao y bản chính Giấy chứng nhận hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp kèm theo mẫu dấu hợp chuẩn.
Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần thiết sẽ xem xét, đối chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản sao có chứng thực.
– Trường hợp công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (bên thứ nhất), hồ sơ công bố hợp chuẩn gồm: Bản công bố hợp chuẩn; Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật); Bản sao y bản chính tiêu chuẩn sử dụng làm căn cứ để công bố; Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn chưa được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP…), thì hồ sơ công bố hợp của tổ chức, cá nhân phải có quy trình sản xuất kèm theo kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng, áp dụng (theo Mẫu 1. KHKSCL quy định tại Phụ lục III Thông tư này) và kế hoạch giám sát hệ thống quản lý; Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP…), thì hồ sơ công bố hợp của tổ chức, cá nhân phải có bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý còn hiệu lực; Báo cáo đánh giá hợp chuẩn kèm theo bản sao y bản chính Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ công bố hợp chuẩn của tổ chức thử nghiệm đã đăng ký.
Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần thiết sẽ xem xét, đối chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản sao có chứng thực.
* Số lượng: Tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn lập 02 (hai) bộ hồ sơ công bố hợp chuẩn, trong đó 01 (một) bộ hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện tới Chi cục và 01 (một) bộ hồ sơ lưu giữ tại tổ chức, cá nhân.
Công bố hợp quy:
* Trình tự công bố hợp quy:
Bước 1: Đánh giá sự phù hợp đối tượng của công bố hợp quy với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan chuyên ngành do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định.
* Hồ sơ đăng ký công bố hợp quy
– Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định (bên thứ ba), hồ sơ công bố hợp quy bao gồm: Bản công bố hợp quy; Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật); Bản sao y bản chính giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp kèm theo mẫu dấu hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân.
Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần thiết sẽ xem xét, đối chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản sao có công chứng;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
– Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (bên thứ nhất), hồ sơ công bố hợp quy bao gồm: Bản công bố hợp quy; Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật); Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy chưa được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP…), thì hồ sơ công bố hợp quy của tổ chức, cá nhân phải có quy trình sản xuất kèm theo kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng, áp dụng và kế hoạch giám sát hệ thống quản lý; Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP…), thì hồ sơ công bố hợp quy của tổ chức, cá nhân phải có bản sao y bản chính giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý còn hiệu lực; Bản sao y bản chính Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ công bố hợp quy của tổ chức thử nghiệm đã đăng ký; Báo cáo đánh giá hợp quy kèm theo mẫu dấu hợp quy và các tài liệu có liên quan;
Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần thiết sẽ xem xét, đối chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản sao có công chứng.
• + Bản công bố hợp quy (theo mẫu)
• + Quy chuẩn sử dụng làm căn cứ để công bố hợp quy ( bản sao quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN, quy chuẩn kỹ thụât địa phương QCĐP );
• + Bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường ( đặc điểm tính năng, công dụng );
• + Kết quả thử nghiệm, hiệu chuẩn ( nếu có);
• + Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng theo mẫu qui định tại phụ lục XIII của quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ( hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 trường hợp tổ chức đã được chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000);
• + Kế hoạch giám sát định kỳ.
• + Báo cáo đánh giá hợp quy kèm theo các tài liệu có liên quan.
Số lượng hồ sơ bao gồm: 3 bộ
Những hoạt động LUẬT DƯƠNG GIA thực hiện:
– DƯƠNG GIA LAW sẽ tiến hành soạn Hồ sơ xin Công bố hợp chuẩn hợp quy cho khách hàng;
– Đại diện cho khách hàng dịch thuật, công chứng các giấy tờ có liên quan.
– Đại diện lên Sở Khoa học và Công nghệ để nộp Hồ sơ xin Công bố hợp chuẩn hợp quy cho khách hàng;
– Đại diện theo dõi hồ sơ và trả lời của Sở Khoa học và Công nghệ, thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng;
– Nhận giấy chứng nhận Công bố hợp chuẩn hợp quy tại Sở Khoa học và Công nghệ cho khách hàng.
Phương thức tiếp cận dịch vụ của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA
– Gọi điện đến Tổng đài
– Gửi yêu cầu dịch vụ qua Email: [email protected]
– Liên hệ với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh của công ty: Mr. Trí Dũng – 0926.886.936
Lý do bạn nên chọn dịch vụ của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA
– Chúng tôi không lớn nhất, nhưng chất lượng dịch vụ của chúng tôi là tốt nhất
– Chúng tôi luôn đem đến quý khách hàng những dịch vụ chất lượng với chi phí rẻ nhất
– Chúng tôi luôn tiết kiệm tối đa thời gian cho khách hàng
– Lợi ích của bạn – lợi ích của chúng tôi! Đến với Công ty LUẬT DƯƠNG GIA – Đến với sự chuyên nghiệp!
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến miễn phí