Dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, có điều kiện? Thẩm quyền quy định về dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, có điều kiện?
Ngành nghề đầu tư kinh doanh do nhà đầu tư quyết định lựa chọn khi thành lập doanh nghiệp hoặc khi đăng kí kinh doanh với những loại hình tổ chức kinh doanh khác nhau. Tuỳ thuộc khả năng, nhu cầu kinh doanh, nhà đầu tư có thể lựa chọn lại, lựa chọn bổ sung ngành nghề kinh doanh thông qua việc thay đổi nội dung kinh doanh trong quá trình hoạt động. Tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh là một nội dung quan trọng của quyền tự do kinh doanh. Tuy nhiên có những ngành nghề, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, những ngành nghề kinh doanh cần phải có những điều kiện khác mà pháp luật đã quy định. Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến: ” Dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, có điều kiện”
Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
– Cơ sở pháp lý:
+ Luật đầu tư 2020.
+ Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư.
1. Dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, có điều kiện
1.1 Dịch vụ cấm kinh doanh
– Do lựa chọn ngành nghề kinh doanh của nhà đầu tư được xác lập và đảm bảo thực hiện, ngay cả khi ngành nghề đó chưa được liệt kê trong danh mục hệ thống ngành kinh tế quốc dân. Mặt khác, doanh nghiệp cũng sẽ không gặp rắc rối khi sáng tạo ra những ngành nghề kinh doanh mới, những cách tìm kiếm lợi nhuận đa dạng, phong phú không có trong hướng dẫn thực hiện thủ tục đăng kí kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Để kiểm soát ngành nghề kinh doanh thuộc phạm vi được phép hay vượt ra ngoài giới hạn, việc kê khai thông tin về ngành nghề kinh doanh khi đăng kí kinh doanh là tất yếu, cho dù giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp khi được cấp không ghi thông tin này. Như vậy, có thể khẳng định: Tổ chức, cá nhân có quyền quyết định lựa chọn ngành nghề kinh doanh còn Nhà nước giữ quyền kiểm soát sự lựa chọn đó thông qua các quy định thủ tục hành chính cần thực hiện khi gia nhập thị trường.
Tại Điều 76
+ Việc quy định về dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, có điều kiện được căn cứ vào điều kiện kinh tế – xã hội của từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể danh mục dịch vụ cấm kinh doanh, dịch vụ hạn chế kinh doanh, dịch vụ kinh doanh có điều kiện và điều kiện để được kinh doanh dịch vụ đó.
+ Đối với dịch vụ hạn chế kinh doanh, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, việc cung ứng dịch vụ chỉ được thực hiện khi dịch vụ và các bên tham gia hoạt động cung ứng dịch vụ đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
1.2 Ngành, nghề cấm kinh doanh, kinh doanh có điều kiện.
– Quy định mới về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh và ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo
Trước khi
– Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh Ngành, nghề cắm đầu tư kinh doanh được quy định lại Điều 6 Luật đầu tư năm 2020, cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:
– Cấm kinh doanh các chất ma túy theo quy định tại Phụ lục 1 của Luật đầu tư năm 2020
– Cẩm kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục 2 của Luật đầu tư năm 2020
– Cấm kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tại Phụ lục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3 của Luật đầu tư năm 2020;
– Cấm kinh doanh mại dâm;
– Cẩm mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người;
Cấm hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.
Việc sản xuất, sử dụng một số sản phẩm bị cấm kinh doanh trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ.
So với 51 ngành hoặc nhóm ngành hàng bị cấm kinh doanh (tính đến thời điểm 19/8/2014) được quy định tại
– Có ngành hoặc nhóm ngành hàng tiếp tục bị cấm đầu tư kinh doanh theo quy định hiện hành trong Luật đầu tư năm 2020 là những ngành, nhóm ngành đã bị cấm kinh doanh từ trước đó, tức là không có ngành, nghề mới nào bị đưa vào danh mục bị cẩm đầu tư kinh doanh.
– Có 45 ngành hoặc nhóm ngành được đưa ra khỏi danh mục bị cấm đầu tư kinh doanh là sự thể hiện phạm vi tự do kinh doanh của tổ chức, cá nhân ngày càng được mở rộng. Nhiều ngành, nghề trước đây thuộc danh mục cấm kinh doanh, đến nay được chuyển sang danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, có nghĩa là nhà đầu tư được phép kinh doanh khi đảm bảo những điều kiện kinh doanh cần thiết, ví dụ như: kinh doanh pháo; kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kĩ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chứng; kinh doanh giống vật nuôi, giống cây trồng; kinh doanh thuốc chữa bệnh, thú y, thiết bị y tế, khoảng sản, thuốc bảo vệ thực vật, phế liệu nhập khẩu, phụ gia thực phẩm, tổ chức đánh bạc (nay được gọi là kinh doanh casino, là ngành nghề kinh doanh có điều kiện).
– Đối với hoạt động kinh doanh đồ chơi nguy hiểm, đồ chơi có hại tới giáo dục nhân cách và sức khỏe của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội (bao gồm cả các chương trình trò chơi điện tử) hiện tại không bị cấm. Riêng kinh doanh trò chơi trên mạng được Luật đầu tư năm 2020 quy định là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 chỉ quy định trách nhiệm đảm bảo điều kiện an toàn vui chơi, giải trí, văn hoá, nghệ thuật lành mạnh của gia đình, nhà trường, xã hội đối với trẻ em.
– Một số ngành nghề, hàng hoá, dịch vụ đã bị loại khỏi danh mục ngành, nghề bị cấm đầu tư kinh doanh do đã được quy định là hành vi vi phạm pháp luật bị cấm thực hiện tại các văn bản pháp luật có liên quan. Việc loại những ngành, nghề, hàng hoá, dịch vụ này ra khỏi danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh là để tránh sự trùng lặp.
2. Thẩm quyền quy định về dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, có điều kiện
– Luật đầu tư năm 2014 quy định rõ thẩm quyền quy định về các điều kiện kinh doanh và hình thức văn bản pháp luật ghi nhận chúng, theo đó, điều kiện đầu tư kinh doanh được quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Tương ứng với các văn bản này, Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền ban hành quy định về điều kiện kinh doanh. Bộ, cơ quan ngang bộ, hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không có thẩm quyền này. Quy định trên đây có ý nghĩa kiểm soát hiệu quả vấn đề ban hành điều kiện kinh doanh trong mọi ngành nghề, khắc phục tình trạng “lạm phát điều kiện kinh doanh.
– Luật đầu tư năm 2020 quy định mục tiêu bảo đảm phù hợp, công khai, minh bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian, chi phí của nhà đầu tư khi quy định về điều kiện kinh doanh, Hướng tới mục tiêu này, Bộ kế hoạch và đầu tư có trách nhiệm đăng tải trên công thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia thông tin về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đó. Hiện tại, cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia đã đăng tải công khai điều kiện kinh doanh đối với 267 ngành nghề, tuy rằng còn có một số ngành nghề chưa có nội dung đăng tải do chưa có văn bản quy định về điều kiện kinh doanh. Bên cạnh đó, Chính phủ có trách nhiệm quy định chi tiết việc công bố và kiểm soát điều kiện đầu tư kinh doanh.