Tồn tại song song với sự phát triển của nền khoa học kỹ thuật thì tội phạm công nghệ cao trở thành một trong những hành vi gây nguy hiểm cho cá nhân, cơ quan tổ chức. Vậy địa điểm để người dân có thể tố giác tội phạm có sử dụng công nghệ cao là ở đâu?
Mục lục bài viết
1. Các cách thực hiện việc tố giác tội phạm có sử dụng công nghệ cao:
1.1. Địa điểm tố giác tội phạm có sử dụng công nghệ cao:
Tội phạm sử dụng công nghệ cao đang trở thành một vấn đề đặc biệt quan tâm của cá nhân, cơ quan tổ chức pháp luật bởi mức độ nghiêm trọng ảnh hưởng đến quyền lợi ích hợp pháp của các nhân, tổ chức và đồng thời gây khó khăn cho các cơ quan có thẩm quyền quản lý, kịp thời xử lý, khắc phục được hâu quả do hành vi vi phạm pháp luật của những đối tượng này. Theo khoản 1 Điều 3
Tội phạm sử dụng công nghệ cao mặ dù không được ghi nhận là một tội danh độc lập trong Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 mà đó là tổ hợp của những tội phạm sử dụng tri thức về công nghệ cao để xâm phạm các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.
Cá nhân, tổ chức nếu nhận thấy có hành vi lừa đảo qua mạng thì được trao quyền tố cáo bởi theo khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo năm 2018. Đặc biệt là theo khoản 1 Điều 41 Luật Tố cáo năm 2018 thì khi tiến hành tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết. Nhưng vấn đề đặt ra là khi lựa chọn hình thức tố cáo thì cần đảm bảo được nội dung người bị tố cáo, có thể là tên tuổi, số căn cước công dân, địa chỉ nơi thường trú, tạm trú,…mà trong trường hợp lừa đảo qua mạng không xác định được danh tính của đối tượng thực hiện hành vi là cá nhân, nhóm cá nhân nào, do đó, thay vì tố cáo, bạn có thể thực hiện trình báo, tố giác tội phạm.
Theo đó, về trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác về tội phạm, khoản 2 và khoản 3 Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021 quy định:
– Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:
+ Cá nhân, tổ chức có thể đến địa điểm của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đối với hành vi vi phạm;
+ Đồng thời, Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
– Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:
+ Theo quy định pháp luật thì Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;
+ Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;
+ Khi tiếp nhận trình đơn tố giác của cá nhân thì Viện kiểm sát có trách nhiệm giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.
– Đồng thời, địa điểm tố giác, tin báo tội phạm có sử dụng công nghệ cao theo Điều 12 Nghị định 25/2014/NĐ-CP như sau:
+ Cá nhân có trách nhiệm tố giác về tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao với cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc với bất kỳ cơ quan, tổ chức nào.
+ Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác, tin báo về tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao có trách nhiệm xử lý theo thẩm quyền hoặc thông báo ngay với Cơ quan điều tra, Cơ quan chuyên trách theo quy định của pháp luật.
Như vậy, cá nhân thực hiện việc tố giác tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao với cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc với bất kỳ cơ quan, tổ chức nào.
1.2. Trình báo qua đường dây nóng:
Như đã trình bày, trong Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:
– Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
– Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
Cá nhân ngoài việc lựa chọn đến tại địa điểm trên để tố giác thì có thể lựa chọn hình thức gọi điện đường dây nóng để trình báo và người bị hại còn có thể thông tin để được cơ quan Công an hỗ trợ kịp thời:
– Đầu tiên, cá nhân có thể gọi vào đường dây nóng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: 069.219.4053 – Cục Cảnh sát hình sự;
– Còn trong trường hợp, người dân đang sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh thì có thể gọi đến số điện thoại đường dây nóng 08.3864.0508 để thông tin, trình báo về chiếm đoạt tài sản, lừa đảo qua mạng.
2. Quy trình tố giác tội phạm có sử dụng công nghệ cao được thực hiện thế nào?
Bước 1: Xác định cơ quan tiếp nhận tố giác tội phạm
Cá nhân có thể đến bất kỳ cơ quan tổ chức đã được trình bày trong mục 1.1 của bài viết để có thể tiến hành việc tố giác tội phạm.
Còn trong trường hợp cá nhân thực hiện tố giác, báo tin về tội phạm kiến nghị khởi tố với cơ quan Công an thì cơ quan này có trách nhiệm xác định sơ bộ về tính chất, mức độ vụ việc, trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết của cơ quan Công an các cấp có thẩm quyền để có thể nhanh chonhs tiếp nhận, điều tra tội phạm;
Hiện nay quá trình xác định cơ quan Công an các cấp có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được quy định tại Điều 9 và Điều 268 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021;
Theo đó, chỉ có cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp quận, huyện, thị xã; cơ quan An ninh điều tra, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cơ quan An ninh điều tra, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an có chức năng giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
Lưu ý: Các cơ quan Công an được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quy định tại Khoản 6, Điều 9 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015; Công an xã, phường, thị trấn; đồn Công an, trạm Công an không có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết kiến nghị khởi tố.
Bước 2. Lựa chọn hình thức tố giác tội phạm công nghệ cao:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân tố giác, báo tin về tội phạm và kiến nghị khởi tố có thể bằng các hình thức sau:
Cách 1: Có thể trực tiếp đến các địa điểm tố giác và trình bày bằng lời nói;
Cách 2: Thực hiện bằng văn bản (gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính (bưu điện) tới cơ quan có thẩm quyền.
Khi đi thực hiện việc tố giác, báo tin về tội phạm tới cơ quan có thẩm quyền, cá nhân, cơ quan, tổ chức tiếp nhận và xử lý vụ việc thì cần chuẩn bị những chứng cứ, tài liệu có liên quan đến tội phạm mà mình tố giác, báo tin.
Bước 3: Theo dõi kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm
Hiện nay, thời hạn để cơ quan có thẩm quyền thông báo về tiếp nhận tố giác tội phạm phải được thực hiện trong vòng 03 ngày làm việc. Khi hết thời hạn này kể từ ngày tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố mà chưa nhận được thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
Còn trong trường hợp nếu hết thời gian giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2021 mà chưa nhận được văn bản thông báo kết quả giải quyết thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền đề nghị cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
Văn bản được sử dụng trong bài viết:
– Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017;
– Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;
–