Địa chỉ Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ở đâu? Số điện thoại của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc như thế nào? Bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ giới thiệu đến bạn đọc thông tin liên hệ của VKSND tỉnh Vĩnh Phúc mới nhất.
Mục lục bài viết
1. Thông tin liên hệ Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc:
- Địa chỉ: Số 6, Đường Lý Thái Tổ, phường Đống Đa, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam.
- Điện thoại: 0211.3728722
- Fax: 0211.3862381
- Email: [email protected]
- Mã số thuế: 2500330539
Nếu bạn cần hỗ trợ giải quyết vụ việc tại VKSND tỉnh Vĩnh Phúc hoặc có nhu cầu thuê Luật sư tranh tụng/bào chữa/bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong các vụ việc, vui lòng liên hệ với Luật Dương Gia qua Hotline: 1900.6568.
Gọi ngay 1900.6568 để được các Luật sư tư vấn hỗ trợ ngay lập tức!
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc là Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương. Có cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân.
2. Các Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trực thuộc:
Viện kiểm sát nhân dân huyện Tam Dương:
- Địa chỉ: Long trì, thị trấn Hợp Hòa, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam.
- Số điện thoại: 0211.3895665
- Mã số thuế: 2500663464
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND tỉnh Vĩnh Phúc:
Khi thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Yêu cầu khởi tố, hủy bỏ quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án trái pháp luật, phê chuẩn, không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; trực tiếp khởi tố vụ án, khởi tố bị can trong những trường hợp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định;
- Quyết định, phê chuẩn việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra, truy tố theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;
- Hủy bỏ các quyết định tố tụng trái pháp luật khác trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
- Khi cần thiết đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan cung cấp tài liệu để làm rõ tội phạm, người phạm tội;
- Trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; tiến hành một số hoạt động điều tra để làm rõ căn cứ quyết định việc buộc tội đối với người phạm tội;
- Điều tra các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, các tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp theo quy định của luật
- Quyết định việc áp dụng thủ tục rút gọn trong giai đoạn điều tra, truy tố;
- Quyết định việc truy tố, buộc tội bị cáo tại phiên tòa;
- Kháng nghị bản án, quyết định của
Tòa án trong trường hợp Viện kiểm sát nhân dân phát hiện oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội; - Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc buộc tội đối với người phạm tội theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
4. Các công tác của Viện kiểm sát nhân dân:
Căn cứ theo tại Điều 6
Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng thực hành quyền công tố bằng các công tác sau đây:
- Thực hành quyền công tố trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố;
- Thực hành quyền công tố trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự;
- Thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố tội phạm;
- Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự;
- Điều tra một số loại tội phạm;
- Thực hành quyền công tố trong hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự.
Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp bằng các công tác sau đây:
- Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố;
- Kiểm sát việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự;
- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng trong giai đoạn truy tố;
- Kiểm sát việc xét xử vụ án hình sự;
- Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự;
- Kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật;
- Kiểm sát việc thi hành án dân sự, thi hành án hành chính;
- Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền;
- Kiểm sát hoạt động tương trợ tư pháp.
Các công tác khác của Viện kiểm sát nhân dân gồm có:
- Thống kê tội phạm;
- Xây dựng pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Đào tạo, bồi dưỡng; nghiên cứu khoa học; hợp tác quốc tế và các công tác khác để xây dựng Viện kiểm sát nhân dân.
5. Dịch vụ Luật sư tham gia tranh tụng, bào chữa tại Vĩnh Phúc:
Trong các vụ án hình sự, vai trò của luật sư là không thể thiếu để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bị can, bị cáo. Cụ thể:
- Luật sư tư vấn chi tiết các vấn đề pháp luật liên quan đến vụ án, giúp bị can, bị cáo hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình tố tụng.
- Thu thập, nghiên cứu và đánh giá các tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ án, từ đó chuẩn bị các văn bản pháp lý cần thiết cho việc bào chữa.
- Đại diện bị can, bị cáo tham gia vào các giai đoạn của vụ án như phiên tòa, phiên họp, phiên hỏi cung… Luật sư sẽ trình bày các lập luận, luận cứ sắc bén để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của thân chủ.
- Hỗ trợ thực hiện các thủ tục pháp lý như xin tại ngoại, xin miễn truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc các quyền lợi khác trong phạm vi pháp luật cho phép.
- Giúp thân chủ thương lượng, hòa giải với người bị hại nhằm giải quyết các tranh chấp một cách hiệu quả.
- Thực hiện các thủ tục xin hoãn, tạm hoãn hoặc đình chỉ, hủy bỏ phiên tòa khi có cơ sở pháp lý phù hợp.
- Đại diện thân chủ kháng cáo, kháng nghị đối với bản án hoặc quyết định của
tòa án nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc bất lợi cho thân chủ.
Luật sư khởi kiện, tranh tụng trong các vụ án dân sự:
Đối với các vụ án dân sự, luật sư không chỉ đóng vai trò tư vấn mà còn đại diện thân chủ tham gia tố tụng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Các công việc chính bao gồm:
- Tư vấn chi tiết các vấn đề pháp luật liên quan đến tranh chấp dân sự, giúp thân chủ hiểu rõ quyền và nghĩa vụ pháp lý, từ đó đưa ra quyết định phù hợp.
- Nghiên cứu kỹ lưỡng hồ sơ vụ án, thu thập và đánh giá các chứng cứ cần thiết, xây dựng chiến lược pháp lý để hỗ trợ quá trình tranh tụng.
- Đại diện thân chủ tham gia các phiên họp, phiên tòa, trình bày các lập luận, luận cứ chặt chẽ nhằm bảo vệ lợi ích tối đa cho khách hàng.
- Thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết như nộp đơn khởi kiện, đơn kháng cáo, kháng nghị hoặc các tài liệu liên quan.
- Hỗ trợ thương lượng, hòa giải với các bên liên quan trong vụ án, giúp giảm thiểu thời gian, chi phí và xung đột.
- Xin hoãn, tạm hoãn, đình chỉ hoặc hủy bỏ phiên tòa khi cần thiết, nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của khách hàng.
- Đại diện khách hàng kháng cáo hoặc đề nghị thi hành án theo đúng quy định pháp luật, đảm bảo kết quả cuối cùng được thực thi một cách công bằng.
Luật sư khởi kiện, tranh tụng trong các vụ án hành chính:
Trong các vụ án hành chính, sự tham gia của luật sư giúp đương sự đảm bảo quyền lợi và tiến hành các thủ tục pháp lý một cách hiệu quả. Vai trò của luật sư bao gồm:
Tư vấn pháp luật liên quan đến vụ án hành chính, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của đương sự trong các giai đoạn tố tụng.- Thu thập, nghiên cứu, phân tích các tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ án hành chính, từ đó xây dựng chiến lược tranh tụng phù hợp.
- Đại diện đương sự tham gia các phiên họp, phiên tòa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp thông qua các lập luận, luận cứ sắc bén, chặt chẽ.
- Nộp các loại đơn khởi kiện, kháng cáo, kháng nghị hoặc các văn bản pháp lý cần thiết trong quá trình tố tụng hành chính.
- Hỗ trợ đương sự thương lượng, hòa giải với cơ quan hành chính hoặc các bên liên quan, giảm thiểu căng thẳng và tăng hiệu quả giải quyết vụ việc.
- Thực hiện các thủ tục pháp lý như xin hoãn, tạm hoãn hoặc đình chỉ phiên tòa hành chính khi có lý do pháp lý thỏa đáng.
- Kháng cáo, kháng nghị bản án hoặc quyết định hành chính nếu có căn cứ pháp lý hoặc dấu hiệu bất lợi cho đương sự, đảm bảo quyền lợi hợp pháp được bảo vệ tối đa.
Để sử dụng dịch vụ Luật sư khởi kiện/tranh tụng/bào chữa tại Vĩnh Phúc, vui lòng liên hệ với Luật Dương Gia qua số Hotline: 1900.6568 hoặc tham khảo thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của chúng tôi qua bài viết sau: Dịch vụ Luật sư khởi kiện, tranh tụng uy tín tại Vĩnh Phúc.