Địa chỉ liên lạc là phần thông tin quan trọng được xuất hiện hiện trong nội dung của nhiều văn bản, hồ sơ quan trọng. Đây là phần thông tin giúp các chủ thể có thể dễ dàng liên hệ với nhau khi cần thiết. Vậy cùng tìm hiểu về địa chỉ liên lạc. Khác với địa chỉ thường trú ở điểm nào?
Mục lục bài viết
1. Địa chỉ liên lạc là gì?
Thông tin liên lạc bạn thấy xuất hiện nhiều nhất trong các CV xin việc, và một số giấy tờ bạn gửi đến một địa chỉ khác bằng email, bằng đường bưu điện… vậy thông tin liên lạc là gì?
Có thể hiểu một cách đơn giản về thông tin liên lạc là những thông tin cơ bản của bạn như họ tên, số điện thoại, địa chỉ, email đây được xem là những thông tin liên lạc cơ bản của một người.
Đối với địa chỉ liên lạc là địa chỉ nơi thường trú, tạm trú hoặc địa chỉ trụ sở cơ của cơ quan, tổ chức thì phải đảm bảo yếu tố như: Phải được ghi rõ ràng, cụ thể gồm số nhà, ngõ, tên đường, Quận/huyện, thị xã, tên thành phố, tỉnh.
2. Địa chỉ thường trú là gì?
Thường trú là một thuật ngữ chỉ hoạt động cư trú hợp pháp của một cá nhân tại một địa chỉ chính thức, thuộc phạm vi lãnh thổ, quốc gia nào đó. Hình thức thường trú này cần được công nhận và bảo vệ theo Pháp luật hiện hành của quốc gia đó. Thường trú có thể được ghi nhận dù công dân cư trú tại địa điểm đó trong khoảng thời gian không xác định (Pháp luật không kiểm soát khoảng thời gian này dài hay ngắn).
Nơi thường trú là khái niệm được pháp luật quy định Khoản 8 Điều 2 Luật cư trú 2006 Sửa đồi bổ sung 2013
“8. Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú;” Và kết quả của việc đăng ký thường trú là Sổ Hộ khẩu (hoặc ghi tên vào sổ hộ khẩu).
Địa chỉ thường trú được Luật Cư trú sửa đổi 2013 và
Địa chỉ thường trú là nơi công dân đã đăng ký với Công an hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý tại địa phương nơi họ đang thường trú. Địa chỉ thường trú có thể không bắt buộc phải là nơi bạn sinh sống, tuy nhiên nếu không phải là nơi bạn sinh sống thì phải là nơi bạn chính thức làm việc hoặc có đăng ký kinh doanh.
3. Các phương thức liên lạc mới hiện nay:
Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật là sự ra đời của nhiều phương thức liên lạc hiện đại như:
– Địa chỉ Email, Gmail
– Số điện thoại cá nhân/cơ quan, tổ chức; Số fax;
– Địa chỉ liên hệ qua các trang mạng xã hội như facebook, zalo và các trang mạng khác
– Địa chỉ website doanh nghiệp, đơn vị.
Hiện nay những phương thức này ngày càng phổ biến hơn vì đem lại nhiều tiện ích cho các chủ thể sử dụng trong quá trình giải quyết công việc của mình.
3. Sự khác nhau cơ bản giữa địa chỉ liên lạc với địa chỉ thường trú:
Khái niệm và bản chất:
Từ khái niệm ở trên ta thấy được sự khác giao giữa địa chỉ liên lạc và địa chỉ thường trú, có thể thấy khai niệm địa chỉ thường trú nằm trong địa chỉ liên lạc
Tuy nhiên về bản chất của thường trú và địa chỉ liên lạc đều có thể hiểu là nơi sinh sống của công dân. Tuy nhiên việc xác định nơi thường trú và nơi tạm trú là khác nhau. Cụ thể:
- Đối với nơi thường trú là nơi công dân thường xuyên sinh sống, ổn định và đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, thông thường là địa chỉ nơi đăng ký sổ hộ khẩu.
- Đối với địa chỉ liên lạc thì là chung về phần thông tin chung như tên, địa chỉ, … dùng cho phương thức liên lạc
Vị trí
vị trí của thông tin liên lạc ở trong hợp đồng, văn bản, hồ sơ…. yêu cầu thông tin của người đó để phục vụ công tác liên lạc
Thông tin địa chỉ thường trú được ghi nhận trong các loại giấy tờ được Cơ quan có thẩm quyền cấp
Điều kiện đăng ký, thời hạn đăng ký hộ khẩu thường trú
1. Có chỗ ở hợp pháp. Trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc TW thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên. Trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc TW thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên.
2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột;
c) Người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
đ) Người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột;
e) Ông, bà nội, ngoại về ở với cháu ruột;
3. Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ
4. Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc TW, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình;
5. Trường hợp quy định tại các khoản 1, 3 và 4 nêu trên đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân, tổ chức thì phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố;
b) Có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về điều kiện diện tích bình quân;
c) Được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.
Thời hạn đăng ký
– Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới, đủ điều kiện đăng ký thường trú thì người thay đổi chỗ ở có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú tại chỗ ở mới.
– Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của người có sổ hộ khẩu, người được cho phép có trách nhiệm làm thủ tục ĐKTT.
– Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày trẻ em được đăng ký khai sinh, cha, mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, người giám hộ, người nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú.
Địa chỉ liên lạc không phải là 1 thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính:
Đối với địa chỉ thường trú thì người dân phải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền về Cư trú để đăng ký thường trú, Người đó sẽ được nhận Sổ hộ khẩu hoặc được ghi tên vào sỏ hộ khẩu. còn Địa chỉ liên lạc bao gồm các thông tin đã được gi nhận trong các giấy tờ pháp lý như tên, địa chỉ trong Giấy khai sinh, Chứng minh thư, Sổ hộ khẩu
Mục đích – Kết quả của đăng ký thường trú và tạm trú
Kết quả của đăng ký thường trú là công dân được cấp sổ hộ khẩu hoặc được ghi tên vào sổ hộ khẩu. Kết quả của địa chỉ liên lạc là đem lại thông tin cá nhân, phương thức liên lạc cho các biên có thể thuận tiện trao đổi
4. Cách xác định địa chỉ thường trú:
Cách xác định địa chỉ thường trú cũng khá đơn giản, thường chỉ chia làm 2 trường hợp cơ bản. Vậy hai trường hợp xác định địa chỉ thường trú là gì, cách giải quyết như thế nào?
Trường hợp 1:
Công dân từ nhỏ đến lúc trưởng thành chỉ sinh sống, học tập và làm việc tại một địa chỉ hoặc một khu vực duy nhất thì khu vực đó chính là nơi đăng ký thường trú của công dân. Địa chỉ này cũng cần thỏa mãn điều kiện là nơi ở hợp pháp theo quy định hiện hành.
Trường hợp 2:
Công dân thường xuyên phải di chuyển nơi ở qua nhiều địa phương khác nhau, không chênh lệch quá nhiều về thời gian cư trú thì khó xác định hơn. Cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào sự ổn định và thường xuyên mà công dân sống tại các địa chỉ này, nguyện vọng cá nhân để quyết định nơi công dân thực hiện đăng ký thường trú. Lưu ý rằng kể từ khi quyết định đăng ký thường trú tại đâu thì công dân nên sinh sống thường xuyên ở đó.
5. Các bước đăng ký thường trú:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật
Một bộ hồ sơ đăng ký địa chỉ thường trú đầy đủ bao gồm:
a) Bản khai nhân khẩu;
b)
c) Giấy chuyển hộ khẩu (nếu có);
d) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp;
đ) Giấy tờ tài liệu chứng minh đáp ứng một trong các điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương;
e) Một số trường hợp cụ thể hồ sơ quy định tại khoản 2, Điều 6
g) Sổ hộ khẩu
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Công an cấp huyện để làm thủ tục đăng ký thường trú.
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người đăng ký địa chỉ thường trú nhận giấy biên nhận.
+ Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thành phần hồ sơ hoặc giấy tờ kê khai chưa đúng, người đăng ký sẽ được hướng dẫn.
+ Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện, công dân sẽ không được tiếp nhận hồ sơ.
Bước 3: Trả kết quả:
+ Trường hợp được giải quyết đăng ký thường trú: Nộp lệ phí và nhận hồ sơ; kiểm tra giấy tờ, tài liệu, đối chiếu các thông tin được ghi trong sổ hộ khẩu, giấy tờ khác và ký nhận vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu.
+ Trường hợp không giải quyết đăng ký thường trú: Nhận lại hồ sơ đã nộp; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ; nhận văn bản về việc không giải quyết đăng ký cư trú và ký nhận vào sổ theo dõi giải quyết hồ sơ.
6. Tầm quan trọng của địa chỉ liên lạc:
Địa chỉ liên lạc là phần thông tin quan trọng bắt buộc phải có trong nội dung của các văn bản quan trọng khi các loại hợp đồng, đơn xin việc,…
Địa chỉ liên lạc chính là cách thức mà đối phương có thể sử dụng để liên lạc trao đổi thông tin khi cần thiết
Ví dụ: trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp mà chủ thể nộp chơ cơ quan đăng ký kinh doanh thì trong hồ sơ phải có phần thông tin liên quan đến địa chỉ liên lạc của công ty như địa chỉ trụ sở công ty, số điện thoại, số fax, email…Đây là phần thông tin mà cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ liên hệ với công ty để thông báo về việc hồ sơ đăng ký hợp lệ hay không hợp lệ và thông báo sửa đổi bổ sung nội dung đăng ký doanh nghiệp
Với sự ra đời của các phương thức trong địa chỉ liên lạc mới đã giúp cho việc truyền tải thông tin được trở lên dễ dàng và thuận tiện hơn, nhanh chóng, kịp thời giải quyết các công việc quan trọng.