Hành vi lạng lách đánh võng luôn luôn là nỗi bức xúc, lo lắng cho người đi đường, uy hiếp đến an toàn trật tự giao thông. Vậy hành vi đi xe máy lạng lách đánh võng sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Mục lục bài viết
1. Đi xe máy lạng lách đánh võng bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về các hành vi nghiêm cấm đối với người điều khiển phương tiện là xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh xe gắn máy. Căn cứ theo quy định tại Điều 30 của Luật giao thông đường bộ năm 2019 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm đối với người điều khiển xe mô tô như sau:
– Đi xe gian hàng gây ảnh hưởng đến người xung quanh;
– Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ hoặc phần đường dành cho các phương tiện khác;
– Sử dụng điện thoại di động hoặc các thiết bị âm thanh trong quá trình lưu thông trên đường bộ, trừ các thiết bị trợ thính;
– Sử dụng xe để kéo hoặc đẩy xe khác, sử dụng xe để kéo hoặc đẩy vật khác, mang vác và chở vật công kềnh;
– Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng 01 bánh đối với các phương tiện được xác định là xe 02 bánh, đi xe bằng 02 bánh đối với phương tiện được xác định là xe 03 bánh;
– Các hành vi khác gây mất trật tự an toàn giao thông trên đường bộ.
Như vậy có thể nói, hành vi đi xe lạng lách đánh võng được xem là một trong những hành vi gây mất trật tự an toàn giao thông đường bộ. Đây được xem là hành vi vi phạm quy định của pháp luật và bị xử lý theo các điều luật có liên quan. Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của
Thứ nhất, phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với những đối tượng điều khiển phương tiện thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Điều khiển các phương tiện chạy quá tốc độ quy định trên 20km/h trái quy định của pháp luật;
– Không chú ý quan sát và có hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, có hành vi đi vào đường cao tốc hoặc dừng đỗ xe trái quy định của pháp luật, có hành vi quay đầu xe hoặc lùi xe trái quy định pháp luật, có hành vi tránh các phương tiện khác hoặc vượt xe, chuyển hướng hoặc chuyển làn đường không đúng quy định của pháp luật gây ra tai nạn giao thông, không đi đúng phần đường và làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe gây ra tai nạn giao thông hoặc có hành vi đi vào phần đường có biển báo nội dung cấm đi đối với các phương tiện đang điều khiển, có hành vi đi ngược chiều của đường một chiều hoặc hành vi đi ngược chiều trên đoạn đường có biển cấm đi ngược chiều gây ra tai nạn giao thông trái quy định pháp luật;
– Điều khiển xe trên đường nhưng trong máu hoặc trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50mg đến 80 miligam/100ml máu hoặc vượt quá 0,25mg đến 0,4mg/1l khí thở.
Thứ hai, phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với các đối tượng được xác định là người điều khiển phương tiện khi thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Buông cả hai tay trong quá trình điều khiển xe, dùng chân để điều khiển xe trái quy định của pháp luật gây thiếu an toàn trong quá trình lưu thông đường bộ, ngồi về một bên điều khiển xe, nằm trên yên xe để điều khiển phương tiện, thay đổi người điều khiển phương tiện trong quá trình đang chạy, quay người về phía sau để có thể điều khiển phương tiện hoặc bịt mắt trong quá trình điều khiển phương tiện;
– Điều khiển phương tiện bằng 01 bánh đối với xe 02 bánh hoặc bằng xe 02 bánh đối với các phương tiện là xe 03 bánh;
– Điều khiển xe lạng lách đánh võng trên đường bộ trong khu vực lưu thông;
– Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định của pháp luật;
– Gây ra tai nạn giao thông nhưng không dừng lại và không giữ nguyên hiện trường, Có hành vi bỏ trốn để không đến trình báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không tham gia cấp cứu đối với người gặp tai nạn;
– Điều khiển phương tiện trên đường trong quá trình lưu thông mà trong máu hoặc trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,4mg/1l khí thở;
– Không có thái độ chấp hành nghiêm chỉnh yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người đang thi hành công vụ;
– Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chứa chất ma túy hoặc có chứa các loại chất hướng thần;
– Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về ma túy của những người thi hành công vụ trên thực tế.
Như vậy có thể nói, hành vi đi xe máy lạng lách đánh võng có thể bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng theo như phân tích nêu trên.
2. Hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi đi xe máy lạng lách đánh võng:
Hành vi đi xe máy lạng lách đánh võng ngoài mức phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng theo như phân tích nêu trên, thì người điều khiển phương tiện đi xe máy lạng lách đánh võng còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung căn cứ theo quy định tại khoản 10 Điều 6 của
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm g khoản 2 Điều 6 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt, sử dụng trái quy định;
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều 6 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều 6 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều 6 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều 6 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm q khoản 1; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm l, điểm m khoản 2; điểm b, điểm c, điểm k, điểm m khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4 Điều 6 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP;
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 6; điểm đ khoản 8; khoản 9 Điều 6 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều 6 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 7 Điều 6 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8 Điều 6 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Như vậy hành vi đi xe máy lạng lách đánh võng sẽ có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, đó là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong khoảng thời gian từ 03 tháng đến 05 tháng và tịch thu phương tiện vi phạm.
3. Quy tắc về nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ:
Pháp luật hiện nay có quy định cụ thể về quy tắc trong quá trình hoạt động giao thông đường bộ. Căn cứ theo quy định tại Luật giao thông đường bộ năm 2019, theo đó thì nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ sẽ cần phải tuân thủ theo những yếu tố sau:
– Hoạt động giao thông đường bộ phải đảm bảo trật tự an toàn và hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước và đảm bảo an ninh quốc phòng, tham gia giao thông đường bộ phải đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật;
– Phát triển giao thông đường bộ phải phù hợp với quy hoạch được phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền, phải từng bước hiện đại và đồng bộ theo quy định pháp luật, gắn kết phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác để phát huy tính hiệu quả;
– Quản lý hoạt động giao thông đường bộ phải được thực hiện một cách thống nhất dựa trên cơ sở phân công và phân cấp trách nhiệm, dựa trên cơ sở nghĩa vụ và quyền hạn cụ thể, Và đồng thời phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ban ngành và chính quyền địa phương các cấp với nhau;
– Phải đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ vào đây cũng được xem là trách nhiệm của các cơ quan tổ chức và cá nhân trong xã hội;
– Người tham gia giao thông đường bộ, nâng cao ý thức và nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc an toàn giao thông đường bộ và giữ gìn an toàn cho mình cũng như an toàn cho người khác, những đối tượng được xác định là chủ công tiện và người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đảm bảo an toàn của phương tiện trong quá trình tham gia giao thông đường bộ;
– Mọi hành vi vi phạm pháp luật về an toàn giao thông đường bộ phải được phát hiện và xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Giao thông đường bộ năm 2019;
– Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
– Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.