Đi xe máy dàn hàng ngang là hành vi vi phạm pháp luật? Thuật ngữ tiếng Anh? Quy định xử phạt hành vi đi xe máy dàn hàng ngang? Đi xe máy dàn hàng hai có bị phạt không?
Người điều khiển xe máy cần tuân thủ các quy định, quy tắc khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Do đó việc dàn hàng ngang đi trên đường đang cản trở giao thông, không đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Đặc biệt, các vi phạm này đang xâm phạm đến trật tự chung được xây dựng và quản lý để đảm bảo an toàn giao thông. Nghị định 100 có các quy định trong xử phạt vi phạm hành chính đối với lĩnh vực Giao thông đường bộ. Cùng tìm hiểu tính chất của vi phạm và số tiền xử phạt cho hành vi vi phạm này.
Căn cứ pháp lý:
– Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật giao thông đường bộ.
–
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Đi xe máy dàn hàng ngang là hành vi vi phạm pháp luật:
Đi xe máy phải tuân thủ quy tắc khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Theo đó, có một số hành vi bị cấm đối với xe gắn máy nói riêng, các phương tiện xe mô tô hai bánh, mô tô ba bánh, xe gắn máy nói chung. Theo đó:
Quy định pháp luật:
Khoản 3 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ hiện hành quy định như sau:
“3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Đi xe dàn hàng ngang;
b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
d) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;
đ) Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
e) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.”
Phân tích quy định pháp luật:
Đi xe dàn hàng ngang là hành vi mà xe gắn máy không được thực hiện. Nói cách khác, các quy định pháp luật nghiêm cấm người điều khiển xe máy thực hiện các hành vi này.
Ở đây, quy định về dàn hàng ngang không mô tả đối với mấy phương tiện. Tuy nhiên để dàn được hàng ngang trên đường cần tối thiểu là hai xe.
Như vậy, đi xe dàn hàng ngang là một trong những hành vi không được thực hiện hay hành vi cấm đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy. Quy định này mới chỉ nghiêm cấn việc thực hiện hành vi. Còn trên thực tế, căn cứ yếu tố, mức độ vi phạm của hành vi mà quy định xử phạt hành chính mới được ban hành. Cùng tìm hiểu nội dung các quy định này trong Nghị định 100 của Chính Phủ.
2. Thuật ngữ tiếng Anh:
Đi xe máy dàn hàng ngang trên đường tiếng Anh là Ride a motorbike in a row on the road.
Xử phạt vi phạm hành chính tiếng tiếng Anh là Penalties for administrative violations.
3. Quy định xử phạt hành vi đi xe máy dàn hàng ngang:
Trường hợp có hành vi dàn hàng ngang, người điều khiển xe bị xử phạt theo điểm k khoản 1 Điều 6
Quy định pháp luật:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
[…] k) Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên;
[……]
Phân tích quy định pháp luật:
Như vậy, người đi xe máy dàn hàng ngang từ 3 xe trở lên bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Việc xác định vi phạm, hình phạt phải được căn cứ trên số lượng xe thực tế dàn hàng ngang trên đường. Số xe tối thiểu dàn hàng ngang là 03 xe thì người điều khiển được xác định là vi phạm.
Quy định xử phạt này ngoài áp dụng trên xe gắn máy còn áp dụng trên xe mô tô, xe máy điện và các loại xe tương tự.
Ngoài ra, nếu người đi xe máy dàn hàng ngang từ 3 xe trở lên mà gây tai nạn giao thông còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng. Việc dàn hàng ngang gây ra các hậu quả trên thực tế. Tức là các hành vi vi phạm giao thông này đang làm ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn giao thông, trật tự giao thông đường bộ.
Nhận xét:
Để căn cứ xác định người vi phạm, ta xác định đối với số lượng phương tiện dàn hàng ngang trên đường. Người điều khiển phương tiện là người vi phạm khi thực hiện hành vi này. Do đó nếu có 03 phương tiện dàn hàng ngang di chuyển, 03 người điều khiển đều được xác định là người vi phạm. Mỗi người đều phải chấp hành hình phạt cho số tiền phạt quy định bên trên.
Người có thẩm quyền xử phạt có thể căn cứ về tính chất, mức độ cũng như số lượng xe dàn hàng di chuyển. Càng nhiều phương tiện, chứng tỏ tính chất của vi phạm càng nghiêm trọng. Do đó, mức phạt cao nhất mà người vi phạm phải chấp hành là 200.000 đồng. Mức phạt thấp nhất là 100.000 đồng. Trong trường hợp không có tình tiết để tăng, giảm mức độ vi phạm thì quyết định mức phạt là giá trị trung bình, tức là 150.000 đồng.
4. Đi xe máy dàn hàng hai có bị phạt không?
Theo
Trong đó, hành vi dàn hàng 03 trở nên thể hiện sự nguy hiểm, mất an toàn và trật tự khi tham gia giao thông. Hành vi này cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn và chất lượng di chuyển của các phương tiện khác. Cho nên pháp luật hiện tại chỉ đang xử lý vi phạm đối với các hành vi đi xe máy dàn hàng 03 trở nên.
Căn cứ vào quy định pháp luật:
Cụ thể tại Điểm k, Khoản 1, Điều 6,
“Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 03 (ba) xe trở lên”.
Đây là căn cứ để xác định số lượng phương tiện, từ đó quyết định hình thức, số tiền xử lý vi phạm.
Theo các quy định chúng tôi trích dẫn trên đây, chỉ xe đạp, xe máy đi dàn hàng ngang từ 3 xe trở lên bị xử phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ Quy định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Giao thông đường bộ và đường sắt. Ngoài ra còn có một số phương tiện khác như xe máy điện, các xe tương tự.
Tuy nhiên, Quý vị cần lưu ý:
– Xe thô sơ khác xe đạp đi dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên vẫn bị xử phạt từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng; Các phương tiện này cũng cảm trở đến việc tham gia giao thông. Một số phương tiện còn trở cồng kềnh, không đảm bảo an toàn khi di chuyển trên đường cho chính họ và người tham gia giao thông khác.
– Việc đi xe dàn hàng ngang nói chung vẫn bị cấm theo Luật Giao thông đường bộ. Bởi hành vi này mang đến rất nhiều ảnh hưởng xấu trong trật tự an toàn khi tham gia giao thông. Bao gồm:
+ Gây cản trở việc tham gia giao thông cho các phương tiện khác.
+ Gây ùn tắc giao thông.
+ Tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn do không chú ý quan sát đường. Cũng như các phương tiện này lấn chiếm phần đường đi lớn, không đảm bảo an toàn khi trách xe, thực hiện các quy tắc tham gia giao thông khác.
Kết luận:
Như vậy, theo đó, đi xe gắn máy dàn hàng ngang 02 xe sẽ không bị xử phạt. Tuy nhiên, đó cũng là hành vi bị nghiêm cấm chung trong Luật Giao thông đường bộ. Bởi hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng phương tiện tham gia giao thông là:
Khoản 3 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ hiện hành quy định như sau:
“3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Đi xe dàn hàng ngang;”
Ở quy định trên không xác định số lượng phương tiện. Tuy nhiên ta hoàn toàn có thể xác định, từ hai xe trở lên là đã thực hiện việc đi xe dàn hàng ngang được. Do đó việc dàn hàng ngang khi di chuyển bằng xe máy là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định pháp luật khi tham gia giao thông.
Luật Giao thông đường bộ nghiêm cấm người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp và các loại xe thô sơ khác thực hiện hành vi trên.
Do vậy, không nên đi xe dàn hàng ngang, dù chỉ là dàn hàng ngang 02 xe. Vì điều đó có thể gây cản trở giao thông cho các phương tiện khác, mất an toàn cho các phương tiện và người tham gia giao thông. Nhất là ở những đoạn đường có đông phương tiện lưu thông hoặc các phương tiện được phép chạy với tốc độ lớn.