Mượn xe có bị phạt không? Quy định về lỗi lỗi không sang tên chính chủ? Đi xe không chính chủ cần giấy tờ gì?
Trong giai đoạn hiện nay, việc các chủ thể thực hiện điều khiển các phương tiện xe không chính chủ đã trở nên rất phổ biến. Bởi vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà việc đi xe không chính chủ đã rất quen thuộc. Bất cứ ai trong chúng ta chắc hẳn đều đã từng ít nhất một lần mượn phương tiện của người khác để di chuyển hay mua xe những chưa thực hiện việc sang tên. Đi xe không chính chủ cần giấy tờ gì hay việc mượn xe có bị phạt không chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người.
Căn cứ pháp lý:
– Nghị định số 123/2021/NĐ-CP.
Mục lục bài viết
1. Mượn xe đi có bị phạt không?
Tìm hiểu về xe không chính chủ:
Trong giai đoạn hiện nay, pháp luật nước ta vẫn chưa có một quy định cụ thể nào nêu ra khái niệm thế nào là xe không chính chủ. Tuy nhiên, chúng ta cũng sẽ có thể hiểu một cách đúng luật căn cứ tại điểm a khoản 4 điểm l khoản 7 Điều 30
Như vậy, ta có thể hiểu, với hành vi khi không làm thủ tục đăng ký xe để nhằm mục đích chuyển tên chủ xe trong giấy đăng ký xe khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế thì đây thực chất chính là một hành vi vi phạm.
Mượn xe có bị phạt không?
Như đã nói ở trên thì theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, không có lỗi nào gọi là lỗi đi xe không chính chủ mà chỉ có quy định về xử phạt đối với hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe để chuyển tên chủ xe trong giấy đăng ký xe sang tên của mình theo quy định của pháp luật.
Cụ thể, ta thấy rằng, các cá nhân, tổ chức sẽ bị xử phạt khi có các hành vi sau: Chủ thể đó đã hông làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để nhằm mục đích thực hiện việc chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) trong vòng 30 ngày kể từ khi chủ thể đó được chuyển giao xe khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản cụ thể là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô; xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô.
Như vậy, căn cứ theo những phân tích được nêu trên, chỉ những trường hợp mua, được cho, được tặng mà các chủ thể không làm thủ tục sang tên theo quy định mới bị xử phạt. Cho nên, ta thấy rằng, người dân di chuyển trên đường bằng xe đi mượn từ bạn bè, người thân hay các chủ thể khác thì sẽ không bị phạt về lỗi không sang tên xe.
2. Quy định về lỗi không sang tên chính chủ:
Người đang sử dụng xe sẽ cần phải có phải cam kết về nguồn gốc của xe:
Khi các chủ thể thực hiện thủ tục sang tên xe qua nhiều đời chủ, khoản 1 Điều 19
“Điều 19. Giải quyết đăng ký sang tên xe đối với trường hợp xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người
1. Thủ tục, hồ sơ sang tên: Người đang sử dụng xe đến cơ quan quản lý hồ sơ đăng ký xe để làm thủ tục sang tên, xuất trình giấy tờ theo quy định tại Điều 9 Thông tư này, ghi rõ quá trình mua bán, giao nhận xe hợp pháp, cam kết về nguồn gốc xuất xứ của xe và nộp giấy tờ sau:[…]”
Như vậy, ta nhận thấy rằng, khi các chủ thể thực hiện thủ tục sang tên xe qua nhiều đời chủ thì người đang sử dụng xe sẽ cần phải có phải cam kết về nguồn gốc của xe với cơ quan chức năng.
Thời điểm cần làm thủ tục sang tên chính chủ:
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 Thông tư 58/2020/TT-BCA của Bộ Công an, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe thì các chủ thể là những tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng, được phân bổ, thừa kế xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục cấp đăng ký, biển số.
Nếu như các chủ thể đó không thực hiện sang tên trong thời hạn 30 ngày, người sử dụng xe sẽ bị phạt vi phạm theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính Phủ. Xử phạt xe không chính chủ trên thực tế đã có một quãng thời gian khá dài gây xôn xao dư luận. Xử phạt xe không chính chủ không phải là một quy định mới. Tuy nhiên, nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính Phủ vừa mới ban hành đã cho thấy mức xử phạt với hành vi vi phạm này cũng đã tăng lên một cách đáng kể.
Thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông, qua công tác đăng ký xe của cơ quan có thẩm quyền mà các cơ quan có thẩm quyền đó phát hiện thấy các chủ thể là tổ chức, cá nhân không sang tên xe theo đúng quy định thì các chủ thể đó sẽ bị xử phạt như sau:
– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với các chủ thể là các cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là các chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô khi các chủ thể không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi các chủ thể thực hiện việc mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô.
– Xử phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với các chủ thể là cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để nhằm mục đích thực hiện việc chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi các chủ thể thực hiện việc mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô.
Như vậy, ta nhận thấy, theo quy định tại nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính Phủ, cụ thể, xe máy sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng đối với chủ sở hữu là cá nhân, từ 800.000 đồng – 1,2 triệu đồng đối với chủ sở hữu là tổ chức. Xe ô tô thì sẽ bị phạt tiền 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng với cá nhân, và 4.000.000 đồng đến 8.000.000 với tổ chức.
Bên cạnh đó thì ta thấy rằng, Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính Phủ sửa đổi bổ sung một số điều
3. Đi xe không chính chủ cần giấy tờ gì?
Theo quy định cụ thể tại Khoản 10 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, việc xác minh để nhằm mục đích có thể phát hiện vi phạm về lỗi không sang tên xe chỉ được thực hiện qua 2 cách cụ thể như sau:
– Việc xác minh để nhằm mục đích có thể phát hiện vi phạm về lỗi không sang tên xe sẽ được thực hiện qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông.
– Việc xác minh để nhằm mục đích có thể phát hiện vi phạm về lỗi không sang tên xe sẽ được thực hiện qua công tác đăng ký xe.
Ta có thể hiểu cơ bản chính là, nếu các chủ thể muốn mượn xe người khác đi ra đường mà có hành vi vi phạm những quy định về an toàn giao thông đơn thuần thì các chủ thể đó cũng sẽ không bị xử phạt với lỗi này. Tuy nhiên thì việc đó cũng sẽ khác, nếu như các chủ thể đó gây ra tai nạn mà qua công tác điều tra, cơ quan có thẩm quyền xác minh được rằng các chủ thể đó đã có hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe máy, ô tô thì người vi phạm sẽ bị xử phạt với lỗi này.
Cũng giống như việc, khi các chủ thể thực hiện thủ tục đăng ký xe tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu các chủ thể bị phát hiện ra có hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe máy, ô tô thì chủ thể đó sẽ bị xử phạt.
Quy định này cũng đã được cụ thể hóa tại Khoản 10 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP với nội dung như sau:
Điều 80. Thủ tục xử phạt đối với chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ, đường sắt
“10. Việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 điểm 1 khoản 7 Điều 30 Nghị định này chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông; qua công tác đăng ký xe.”
Như vậy, ta nhận thấy rằng, nếu người dân đang lưu thông trên đường mà các chủ thể là những cảnh sát giao thông lại thực hiện kiểm tra thì các chủ thể đó sẽ cần xuất trình đủ các loại giấy tờ sau là các chủ thể đó sẽ không bị xử phạt về lỗi không sang tên xe dù tên trên cà vẹt và chứng minh nhân dân hay căn cước công dân của người điều khiển khác nhau:
– Chứng minh nhân dân hay căn cước công dân của người điều khiển phương tiện.
– Giấy đăng ký xe.
– Bằng lái xe của người điều khiển phương tiện.
– Bảo hiểm bắt buộc xe máy hoặc xe ô tô.
– Giấy đăng kiểm xe (chỉ áp dụng đối với ô tô).