Trại giáo dưỡng (hay còn gọi trường giáo dưỡng) là cơ sở giáo dục bắt buộc, có chức năng dạy văn hóa, dạy nghề cho những đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vậy nếu như đi trại giáo dưỡng thì có được sử dụng điện thoại không?
Mục lục bài viết
1. Đi trại giáo dưỡng, có được sử dụng điện thoại không?
Trại giáo dưỡng (hay còn gọi trường giáo dưỡng) là cơ sở giáo dục bắt buộc, có chức năng dạy văn hóa, dạy nghề cho những đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đưa vào trường giáo dưỡng, đây chính là một biện pháp xử lý vi phạm hành chính, áp dụng đối với những người có độ tuổi từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, có vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tại khoản 2 Điều 24 Nghị định số 140/2021/NĐ-CP về chế độ áp dụng xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc đã có quy định về chế độ thăm gặp thân nhân, liên lạc, nhận tiền, quà của học sinh khi ở trường giáo dưỡng, Điều này quy định về chế độ liên lạc của học sinh khi ở trường giáo dưỡng như sau:
- Học sinh được gửi thư và nhận thư; thư được kiểm duyệt trước khi nhận, gửi; học sinh không được gửi, nhận thư nếu như mà nội dung không phù hợp, không đúng với thuần phong mỹ tục, không mang tính chất giáo dục;
- Học sinh được liên lạc với thân nhân bằng điện thoại, mỗi tháng 02 lần, mỗi lần không quá 05 phút. Trường hợp học sinh mà có nhu cầu thực hiện trao đổi với thân nhân để giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng của học sinh hoặc là vì công tác giáo dục thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng cho tăng thêm số lần, thời gian để liên lạc với thân nhân. Trước khi liên lạc với thân nhân học sinh phải đăng ký theo quy định của trường giáo dưỡng; trong trường hợp cán bộ trường giáo dưỡng phát hiện ra nội dung liên lạc không đúng với nội dung đã đăng ký sẽ bị chấm dứt liên lạc;
- Học sinh vi phạm Nội quy trường giáo dưỡng đang bị giáo dục tại phòng riêng hoặc học sinh đang ở trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử hoặc có liên quan đến vụ án hình sự khác đang được xem xét, xử lý thì khi đó không được liên lạc điện thoại với thân nhân.
Theo quy định trên, học sinh được liên lạc với thân nhân bằng điện thoại, mỗi tháng 02 lần, mỗi lần không quá 05 phút. Thêm nữa, tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 41/2022/TT-BCA thăm gặp gửi thư liên lạc với học sinh trường giáo dưỡng quy định hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc sẽ phải phối hợp với cơ quan bưu chính viễn thông địa phương thực hiện lắp đặt buồng đàm thoại cho học sinh, trại viên liên lạc với thân nhân.
Như vậy, qua các quy định trên có thể khẳng định được rằng khi đi trại giáo dưỡng thì học sinh vẫn được sử dụng điện thoại, nhưng điện thoại mà học sinh được sử dụng ở trường giáo dưỡng đó là điện thoại được lắp đặt bởi cơ quan bưu chính viễn thông và sẽ chỉ được dùng để liên lạc với thân nhân mỗi tháng 02 lần, mỗi lần không quá 05 phút.
Những quy định mà học sinh tại trường giáo dưỡng khi sử dụng điện thoại như sau:
- Trường hợp học sinh có nhu cầu trao đổi với thân nhân để giải quyết những vấn đề mà có liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng của học sinh hoặc vì công tác giáo dục thì khi đó Hiệu trưởng trường giáo dưỡng cho tăng thêm số lần, thời gian liên lạc với thân nhân.
- Trước khi liên lạc với thân nhân học sinh phải đăng ký theo quy định của trường giáo dưỡng (đăng ký về số điện thoại liên lạc và nội dung cuộc gọi); trong trường hợp cán bộ trường giáo dưỡng phát hiện nội dung liên lạc không đúng với nội dung đã đăng ký sẽ bị chấm dứt liên lạc.
- Học sinh vi phạm Nội quy trường giáo dưỡng đang bị giáo dục tại phòng riêng hoặc học sinh đang ở trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử hoặc có liên quan đến vụ án hình sự khác đang được xem xét, xử lý thì khi đó không được liên lạc điện thoại với thân nhân.
- Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc phối hợp với cơ quan bưu chính viễn thông địa phương để thực hiện lắp đặt buồng đàm thoại cho học sinh, trại viên liên lạc với thân nhân.
- Buồng đàm thoại phải có cán bộ theo dõi, giám sát việc liên lạc điện thoại của học sinh, trại viên. Nếu phát hiện nội dung đang trao đổi không đúng với nội dung đăng ký, trái với yêu cầu giáo dục, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự thì sẽ phải lập biên bản, đề xuất xử lý kỷ luật học sinh, trại viên theo quy định. Cước phí của gọi điện thoại được tính theo giá của cơ quan bưu chính viễn thông và do học sinh, trại viên trả (chỉ trừ trường hợp gọi điện thoại qua đường dây miễn phí).
2. Quy định về chế độ thăm gặp thân nhân, nhận tiền, quà của học sinh khi đi trại giáo dưỡng:
2.1. Quy định về chế độ thăm gặp thân nhân:
Căn cứ khoản 1 Điều 24 Nghị định số 140/2021/NĐ-CP về chế độ áp dụng xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc thì chế độ thăm gặp thân nhân của học sinh khi đi trại giáo dưỡng được quy định như sau:
- Học sinh được thăm gặp thân nhân tại nhà thăm gặp của trường giáo dưỡng, thời gian mỗi lần không quá thời gian 03 giờ theo thời gian làm việc của nhà trường, trường hợp ngoài giờ do Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định.
- Thời gian thăm gặp vào tất cả các ngày trong tuần, ngày nghỉ, ngày lễ, Tết. Trong trường hợp học sinh chấp hành tốt những nội quy trường giáo dưỡng, tích cực rèn luyện, học tập, học nghề và lao động hoặc để phục vụ công tác giáo dục thì khi đó Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định cho kéo dài thời gian thăm gặp nhưng không quá 48 giờ;
- Trường giáo dưỡng cấp sổ thăm gặp theo mẫu thống nhất có danh sách của thân nhân học sinh. Hiệu trưởng trường giáo dưỡng sẽ phải ký tên, đóng dấu vào Sổ thăm gặp. Sổ thăm gặp phải được xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc là Công an cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập.
- Thân nhân đến thăm gặp phải là người có tên trong sổ thăm gặp và xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc là Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu. Trường hợp mà thân nhân đến thăm gặp học sinh không có các giấy tờ nêu trên thì phải có đơn đề nghị có dán ảnh đã đóng dấu giáp lai được Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc là Công an cấp xã nơi cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập xác nhận. Thân nhân mà đến thăm gặp học sinh phải chấp hành đúng với những quy định của pháp luật, nội quy nhà thăm gặp và theo sự hướng dẫn của cán bộ trường giáo dưỡng.
- Khi thăm gặp phải sử dụng Tiếng Việt, trường hợp là người dân tộc thiểu số phải có cán bộ biết tiếng dân tộc đó hoặc là người không biết Tiếng Việt phải thông qua người phiên dịch để giám sát.
2.2. Chế độ nhận tiền, quà:
Căn cứ khoản 3 Điều 24 Nghị định số 140/2021/NĐ-CP về chế độ áp dụng xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc thì chế độ nhận tiền, quà của học sinh khi đi trại giáo dưỡng được quy định như sau:
- Học sinh được nhận tiền mặt (Việt Nam đồng) do thân nhân đến thăm gặp gửi thì khi đó cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp tiếp nhận, chuyển vào Sổ lưu ký học sinh; đối với tiền gửi qua bưu điện thì khi đó Hiệu trưởng trường giáo dưỡng có trách nhiệm cử cán bộ đến bưu điện nhận tiền và làm thủ tục lưu ký theo đúng quy định, vào sổ theo dõi, quản lý, đồng thời thông báo cho các học sinh được nhận tiền biết. Số tiền lưu ký của học sinh được sử dụng mua lương thực, thực phẩm, hàng hóa và cả các đồ dùng thiết yếu khác tại căng tin trường giáo dưỡng; thanh toán về tiền gửi thư, liên lạc điện thoại; gửi về cho thân nhân hoặc nhận lại (nếu còn) khi chấp hành xong quyết định.
- Học sinh được nhận quà khi thăm gặp thân nhân theo quy định của pháp luật. Đối với quà là những hàng tươi sống, thực phẩm chế biến mà không đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm thì yêu cầu thân nhân nhận lại; mỗi tháng học sinh được nhận bưu phẩm, bưu kiện 02 lần thông qua đường bưu điện, mỗi lần không quá 07 kg, nếu gửi 01 lần thì không quá 14 kg; trường hợp bưu phẩm, bưu kiện mà không có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì lập biên bản tiêu hủy có sự chứng kiến, chữ ký hoặc là có điểm chỉ xác nhận của học sinh.
- Học sinh được nhận thuốc chữa bệnh, thuốc bổ, thực phẩm chức năng khi thăm gặp thân nhân, các loại thuốc, các loại thực phẩm chức năng thì phải có nhãn mác, hàm lượng, công dụng, nơi sản xuất và còn thời hạn sử dụng. Trong trường giáo dưỡng bố trí tủ riêng để bảo quản, cán bộ y tế phải có trách nhiệm quản lý tủ thuốc, kiểm tra, hướng dẫn học sinh sử dụng khi có nhu cầu. Khi mà học sinh ốm, đau có nhu cầu sử dụng thuốc cán bộ y tế căn cứ vào bệnh lý, phác đồ điều trị để cấp thuốc và hướng dẫn các học sinh sử dụng và ghi rõ trong bệnh án: “Thuốc do thân nhân gửi” hoặc ghi vào trong sổ theo dõi, học sinh nhận, sử dụng thuốc phải ký tên hoặc điểm chỉ vào trong bệnh án hoặc sổ theo dõi. Thuốc chữa bệnh, thuốc bổ, các thực phẩm chức năng hết hạn phải lập biên bản tiêu hủy phải có sự chứng kiến, chữ ký hoặc điểm chỉ xác nhận của học sinh. Khi mà học sinh chấp hành xong quyết định hoặc điều chuyển nơi khác cán bộ y tế phải kiểm tra, đối chiếu, trả lại cho học sinh số thuốc, thực phẩm chức năng chưa sử dụng hết hoặc bàn giao thuốc kèm theo hồ sơ sức khỏe của học sinh.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
- Nghị định 140/2021/NĐ-CP chế độ áp dụng xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc.
THAM KHẢO THÊM: