Đi sai làn đường do vượt xe có bị phạt không? Xử phạt hành chính hành vi đi không đúng làn đường quy định.
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi: Anh (chị)
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật giao thông đường bộ 2008
– Luật xử lý vi phạm hành chính 2012;
2. Giải quyết vấn đề:
Theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn có vượt qua hai xe máy đi trước do bị hai xe máy che khuất và sau đó đi vào lại đúng làn đường của mình. Ở đây bạn đã có hành vi đi sai làn đường vi phạm quy tắc giao thông đường bộ theo khoản 1 Điều 9 Luật giao thông đường bộ 2008:
“1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.”
Do đó cảnh sát giao thông hoàn toàn có quyền yêu cầu bạn dừng xe lại để kiểm tra giấy tờ và xử phạt hành vi vi phạm
Sau khi cảnh sát giao thông yêu cầu bạn dừng xe, có yêu cầu bạn xuất trình giấy tờ xe và bằng lái xe, tuy nhiên bằng lái xe của bạn đã bị tạm giữ từ một năm trước đó do có hành vi vi phạm giao thông là điều khiển phương tiện giao thông khi trong người có nồng độ cồn vượt mức cho phép. Mặc dù bạn có đưa biên bản tạm giữa giấy phép lái xe cho cảnh sát giao thông, tuy nhiên trong trường hợp này thì biên bản tạm giữ giấy phép lái xe của bạn không còn giá trị thay thế giấy phép lái xe. Do đó bạn sẽ bị coi là không có giấy phép lái xe theo quy định tại khoản 2 Điều 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP:
“2. Để bảo đảm thi hành
quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại Khoản 6, Khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại Khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trongbiên bản vi phạm hành chính , người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.”
>>> Luật sư tư vấn xử phạt hành vi đi sai làn đường qua tổng đài: 1900.6568
Giấy phép lái xe của bạn đã bị tạm giữ từ năm ngoái tức là đã quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc ghi trong biên bản vi phạm hành chính, thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe là 7 ngày kể từ ngày tạm giữ, trường hợp cần thêm thời gian để xác minh thì thời hạn không quá 30 ngày được quy định tại khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012:
“8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.”
Như vậy biên bản tạm giữ giấy phép lái xe của bạn đã không còn giá trị trong việc thay thế giấy phép lái xe trong trường hợp này.
Có thể thấy bạn đã có hai hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ trong trường hợp này. Ngoài ra với hành vi vượt lên hai xe bị che khuất, tầm nhìn hạn chế bạn có thể sẽ bị xử phạt về hành vi vượt xe không đúng quy định.
Với hai hành vi đi sai làn đường và không có giấy phép lái xe bạn sẽ bị xử phạt như sau:
Hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ (đi sai làn đường): Bạn sẽ bị phạt từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP đối với hành vi không chấp hành vạch kẻ đường, đi sai làn đường.
Hành vi điểu khiển phương tiện giao thông không có giấy phép lái xe: Bạn sẽ bị phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP
Theo điểm i khoản 1 Điều 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì cảnh sát sao thông hoàn toàn có quyền tạm giữ phương tiện (xe) của bạn trong thời hạn 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt để ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính. Ngoài ra pháp luật không quy định bắt buộc người điều khiển phương tiện giao thông phải đi xe chính chủ, do đó cảnh sát giao thông sẽ không thể căn cứ vào việc bạn đi xe không chính chủ để làm khó dễ cho bạn. Đồng thời trong trường hợp này bạn có hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ và cảnh sát giao thông làm đúng theo quy định của pháp luật nên bạn không thể kiện.