Skip to content
 19006568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Công nghệ
  • Giải trí
  • Là gì?
  • Ngày Lễ Tết
  • Phong tục
  • Sức khoẻ
  • Tôn giáo
  • Kinh tế
  • Danh bạ
  • Tâm lý
  • Pháp luật
  • Giáo dục

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc
Trang chủ Bạn cần biết Tôn giáo

Đi Phủ Tây Hồ cầu gì? Lịch mở cửa, đóng cửa Phủ Tây Hồ?

  • 20/03/202520/03/2025
  • bởi Cao Thị Thanh Thảo
  • Cao Thị Thanh Thảo
    20/03/2025
    Theo dõi chúng tôi trên Google News

    Đi lễ Phủ đầu năm là một trong những hoạt động du xuân quen thuộc đối với người Việt Nam. Và Phủ Tây Hồ có lẽ là một địa điểm quen thuộc và được nhiều người dân Hà Nội lựa chọn để du xuân đầu năm. Bài viết dưới đây sẽ trả lời những thắc mắc: Đi Phủ Tây Hồ cầu gì? Lịch mở cửa, đóng cửa Phủ Tây Hồ?

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Đi Phủ Tây Hồ cầu gì?
      • 2 2. Lịch mở cửa và đóng cửa ở Phủ Tây Hồ:
      • 3 3. Phủ Tây Hồ ở đâu?
      • 4 4. Truyền thuyết về Phủ Tây Hồ: 
      • 5 5. Văn khấn ở Phủ Tây Hồ: 
        • 5.1 5.1. Văn khấn thánh mẫu ở Phủ Tây Hồ: 
        • 5.2 5.2. Văn khấn tế lễ ở Phủ Tây Hồ: 
      • 6 6. Kiến trúc Phủ Tây Hồ: 

      1. Đi Phủ Tây Hồ cầu gì?

      Phủ Tây Hồ là một trong những điểm đến du xuân quen thuộc với nhiều người dân khu vực xung quanh cũng như du khách thập phương. Mọi người thường đến đây để hái lộc đầu năm, một hình thức để cầu chúc một năm mới bình an, may mắn, an khang thịnh vượng, phát tài phát lộc. 

      Ngoài ra đây còn là một điểm đến với nhiều cảnh đẹp nên thơ vì vậy ngoài mục đích để cầu may nhiều người thường đến để thưởng cảnh. 

      Đặc biệt, hàng năm khi đến ngày ba tháng ba âm lịch và ngày mười ba tháng tám âm lịch, Phủ Tây Hồ lại là điểm đến tấp nập, náo nhiệt.  

      2. Lịch mở cửa và đóng cửa ở Phủ Tây Hồ:

      Phủ Tây Hồ mở cửa vào hai ngày lễ lớn là mồng 3 tháng 3 và ngày 13 tháng 8 âm lịch. Tuy nhiên, ngoài hai lễ hội lớn này, đền vẫn thường xuyên mở cửa hàng ngày để chào đón du khách gần xa. Cụ thể, lịch mở cửa Phủ Tây Hồ và giờ mở cửa của Phủ Tây Hồ như sau:

      – Thông thường, Phủ Tây Hồ mở cửa từ 5 giờ sáng đến 7 giờ tối để đảm bảo thời gian cho du khách đến chiêm bái và tham quan.

      – Trong hai ngày lễ lớn 3/3 và 13/8 âm lịch, do lượng người đến lễ và viếng tăng đột biến nên chính quyền sẽ lùi thời gian đóng cửa.

      Phủ Tây Hồ mở cửa từ 5h sáng đến khoảng 7h tối. Vào các ngày mùng một hàng tháng; ngày rằm; dịp Tết Nguyên đán; chính quyền thường trì hoãn việc đóng cửa do lượng khách du lịch đổ về các điểm tham quan đông; cầu may gấp nhiều lần ngày thường. Đặc biệt đề phòng trong các ngày 13/8 và mùng 3/3 âm lịch cần cẩn trọng nạn móc túi, xô đẩy trong những ngày lễ tết, vì thời điểm này rất đông người dân đến dâng hương cầu bình an, cầu may mắn. 

      3. Phủ Tây Hồ ở đâu?

      Đền thờ Công chúa Liễu Hạnh ở thủ đô Hà Nội được mang tên là Phủ Tây Hồ. Dân gian truyền miệng rằng phủ được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVII.  Đây là một địa điểm tôn giáo linh thiêng nổi tiếng với người dân Hà Nội. 

      Phủ Tây Hồ có vị trí rất đặc biệt, nằm trên một bán đảo rộng thuộc làng Nghi Tàm, ở giữa Hồ Tây, số 52 phố Đặng Thai Mai, Quảng An, Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Theo những gì được kể lại, ngôi đền này được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVII, nhưng có lẽ muộn hơn nhiều bởi trong các cuốn sách viết về di tích Thăng Long – Hà Nội xưa ra đời đầu thế kỷ XX như Thăng Long cổ tích, Long Biên Bách Nhị vịnh, Tây Hồ chí, Di tích cố đô Hà Thành… đều không thấy viết của di tích này. Phủ Tây Hồ trước đây đã được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) trao bằng di tích lịch sử văn hóa ngày 13/02/1996 và đây được xem là di tích quốc gia. Thêm vào đó, trong sân còn có một cây Si cổ thụ được công nhận là “Cây di sản Việt Nam”, bên cạnh Phủ Tây Hồ là ngôi đền Kim Ngưu huyền thoại thờ con trâu vàng. Ngày nay, đền tổ chức hai ngày lễ hội lớn là ngày mồng ba tháng ba âm lịch và ngày mười ba tháng tám âm lịch.

      4. Truyền thuyết về Phủ Tây Hồ: 

      Theo truyền thuyết, Liễu Hạnh vốn là Quỳnh Hoa, con gái thứ hai của Ngọc Hoàng, bị giáng xuống trần gian vì lỡ tay làm vỡ một chiếc ly ngọc quý giá. Khi đặt chân đến hạ giới, nàng không ngừng chu du, khám phá khắp các miền đất. Trong một lần qua đảo Tây Hồ, nàng bị cuốn hút bởi vẻ đẹp sơn thủy hữu tình nơi đây. Cảm nhận được sự hài hòa giữa trời đất, Liễu Hạnh quyết định dừng chân và mở một quán nước nhỏ, nơi nàng có thể vui thú với văn chương, hòa mình cùng thiên nhiên.

      Người tiên nữ ấy không chỉ chu du mà còn dùng phép thuật để giúp đỡ nhân dân, bảo vệ họ khỏi những thế lực tà ác, trừng trị kẻ tham lam và giúp dân an cư lạc nghiệp. Với những công lao hiển hách, đến triều đại nhà Nguyễn, bà được vua phong tặng danh hiệu “Mẫu nghi thiên hạ”, trở thành một trong bốn vị thần Tứ bất tử của Việt Nam.

      Trạng nguyên Phùng Khắc Khoan, trong một lần dạo thuyền trên Tây Hồ, tình cờ ghé vào quán nước của Tiên Chúa. Cảnh đẹp làm say lòng người, và tâm hồn của hai người dường như đồng điệu với nhau trong từng vần thơ. Cả hai đã cùng nhau sáng tác bài thơ “Tây Hồ ngự quán”, một tác phẩm tuyệt đẹp còn lưu truyền đến ngày nay. Sau này, khi Phùng Khắc Khoan quay lại tìm Tiên Chúa, nàng đã biến mất, để lại ông với nỗi nhớ khôn nguôi. Chính vì vậy, ông đã cho lập đền thờ để tưởng nhớ người tri âm tri kỷ, và nơi đó ngày nay chính là Phủ Tây Hồ, một địa danh linh thiêng và huyền bí trên đất Thăng Long.

      5. Văn khấn ở Phủ Tây Hồ: 

      5.1. Văn khấn thánh mẫu ở Phủ Tây Hồ: 

      Nam mô A Di Đà Phật!

      Nam mô A Di Đà Phật!

      Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)

      Con kính lạy Đức Hiệu Thiên chí tôn kim quyết Ngọc Hoàng Huyền cung cao Thượng đế.

      Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

      Con xin kính Cửu trùng Thanh Vân lục cung công chúa.

      Con kính lạy Đức thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng Công chúa, sắc phong Chế Thắng Hoà Diệu đại vương, gia phong Tiên Hương Thánh Mẫu.

      Con kính lạy Đức đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương.

      Con kính lạy Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vị chầu bà, năm tòa quan lớn, mười dinh các quan, mười hai Tiên cô, mười hai Thánh cậu, ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch xà đại tướng.

      Hương tử (chúng) con là:…

      Ngụ tại:…

      Hôm nay là ngày… tháng… năm…

      Hương tử con đến nơi… chắp tay kính lễ khấu đầu vọng bái, lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha, kính dâng lễ vật, cúi xin các Ngài xót thương phù hộ độ trì cho gia chung chúng con sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.

      Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

      Nam mô A Di Đà Phật!

      Nam mô A Di Đà Phật!

      Nam mô A Di Đà Phật!

      5.2. Văn khấn tế lễ ở Phủ Tây Hồ: 

      Nam mô A Di Đà Phật!

      Nam mô A Di Đà Phật!

      Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)

      Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

      Con lạy đức Vua cha Ngọc Hoàng Thượng đế.

      Con lạy Tam Toà Thánh Mẫu.

      Con lạy Tam phủ Công Đồng, Tứ phủ Vạn linh.

      Con lạy Tứ phủ Khâm sai.

      Con lạy Chầu bà Thủ Mệnh.

      Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Hoàng.

      Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cô.

      Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cậu.

      Con lạy cộng đồng các Giá, các Quán, mười tám cửa rừng, mười hai cửa bể.

      Con lạy quan Chầu gia.

      Hương tử chúng con kính lạy:

      – Thánh mẫu Liễu Hạnh, Chế thắng Hòa Diệu, Đại vương “Tối linh chí linh”

      – Mẫu Đệ nhất thiên tiên!

      – Mẫu Đệ nhị thượng ngàn!

      – Mẫu Đệ tam thủy cung!

      Hương tử con là: …

      Ngụ tại: …

      Hôm nay là ngày: …

      Tại: Phủ Tây Hồ phường Quảng Bá, Quận Tây Hồ.

      Thành tâm kính dâng lễ vật: …

      Cung thỉnh Tam Tòa Thánh Mẫu, vua cha Ngọc Hoàng, Tam phủ công đồng, Tứ phủ vạn linh, Hội đồng các quan, Bát bộ sơn trang, Thập nhị quan Hoàng, Thập nhị chầu cô, Thập nhị quan cậu, Ngũ lôi thiên tướng, Ngũ hổ thần quan, Thanh bạch xà thần linh, chấp kỳ lễ bạc chứng giám cho con được hưởng: Gia quyến bình an, đắc lộc, đắc tài, đắc thọ, bách sự như ý….

      Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

      Cẩn tấu.

      6. Kiến trúc Phủ Tây Hồ: 

      Khi bước vào Phủ Tây Hồ, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cổng Tam Quan với những đường nét đắp đao lửa tinh xảo và mái ngói giả ống, dưới diềm cổng là bốn chữ Hán “Phong đài nguyệt các” (Đài gió gác trăng). Câu đối hai bên trụ cổng khắc họa sự tích nổi tiếng về cuộc gặp gỡ giữa Phùng Khắc Khoan và Liễu Hạnh. 

      Đi qua cổng Tam Quan, du khách sẽ bước vào một sân phủ rộng rãi, mở ra một cảnh quan tuyệt đẹp ven hồ. Ở phía bên trái sân là Lầu Cậu, và phía bên phải là Lầu Cô, thể hiện sự cân bằng âm dương trong bố cục kiến trúc. Phủ chính, với quy mô kiến trúc đồ sộ, được mở ra với cổng tam quan hai tầng. Mái của cổng có ghi dòng chữ “Tây Hồ hiển tích” (Dấu tích Tây Hồ). Phần trên của bốn cánh cửa được chạm khắc tứ quý, phần dưới chạm tứ linh, và giữa chạm hình đào thọ, biểu trưng cho sự trường thọ.

      Đi vào qua tam quan, du khách sẽ thấy phương đình hai tầng với tám mái cong, tạo nên một dáng vẻ kiêu hãnh cho phủ. Kế tiếp là nhà tiền tế và hậu viện, xây dựng ngay sau phương đình. Phía sau là Điện Sơn Trang ba tầng với tám mái cong, bên trong chia thành hai tầng: tầng trên thờ Quan Âm và tầng dưới có ba động Sơn Trang.

      Phía sau hiên tam quan là Tiền Đường, được xây dựng theo kiểu phúc ốc trùng thiềm với tám mái cao vút, giống như một vọng lâu của Đạo giáo, từ đây có thể quan sát tứ phương. Phía ngoài Tiền Đường, trên cao, là điện thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế. Sau Tiền Đường là Trung Đường, xây dựng ba gian đơn giản nhưng vững chãi, với tường hồi bít dốc.

      Chính giữa Trung Đường là ban thờ Tam Vị Thánh Mẫu. Bên trái treo một quả chuông lớn, bên phải treo một chiếc trống lớn, thể hiện sự cân bằng âm dương, tả chung hữu cổ. 

      Nơi trang nghiêm nhất của Phủ Tây Hồ là Mật Cung, được xây dựng theo kiểu phúc ốc trùng thềm với hai gian thờ dọc. Mật Cung có kiến trúc thấp hơn so với Trung Đường và Tiền Đường, tạo nên một không gian ấm cúng và thần bí. Phủ được xây dựng theo quy luật âm dương trongkiến trúc: tiền tôn hậu ty, tiền náo nhiệt hậu tĩnh túc.

       
       
       
       
       
       
       
       
       
       
       

      THAM KHẢO THÊM:

      • Thuyết minh về Phủ Tây Hồ ở Hà Nội chọn lọc hay nhất

      Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google
      Gọi luật sư
      TƯ VẤN LUẬT QUA EMAIL
      ĐẶT LỊCH HẸN LUẬT SƯ
      Dịch vụ luật sư toàn quốc
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc
      -
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Nhất tâm đảnh lễ là gì? Ý nghĩa của đảnh lễ trong Phật giáo?
      • Văn khấn cúng Quan thế Âm Bồ Tát đầy đủ cho Phật tử
      • Mẫu Thoải là ai? Đền thờ Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ ở đâu?
      • Ông Hoàng Báo Đông Cuông là ai? Sự tích và văn khấn?
      • Cô bé Lục Cung là ai? Sự tích và bản văn Cô Bé Lục Cung?
      • Cậu Bé Bản Đền là ai? Sự tích, văn thỉnh Cậu Bé Bản Đền?
      • Đền thờ Quan Lớn Điều Thất ở đâu? Kinh nghiệm lễ xin lộc?
      • Đạo Tin lành thờ ai? Phân biệt Đạo Tin lành và Công giáo?
      • Đền Đồng Bằng thờ Vua Cha Bát Hải Động Đình (Thái Bình)
      • Chầu Đệ Tứ là ai? Sự tích về Chầu Bà Đệ Tứ Khâm Sai?
      • Đền bà Chúa Then ở đâu? Thờ ai? Lễ bà Chúa Then xin gì?
      • Quan Đệ Lục là ai? Sự tích Quan Đệ Lục? Được thờ ở đâu?
      Thiên Dược 3 Bổ
      Thiên Dược 3 Bổ
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế uy tín trọn gói
      • Dịch vụ đăng ký thương hiệu, bảo hộ logo thương hiệu
      • Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ nhãn hiệu độc quyền
      • Luật sư bào chữa các tội liên quan đến hoạt động mại dâm
      • Luật sư bào chữa tội che giấu, không tố giác tội phạm
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội chống người thi hành công vụ
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội buôn lậu, mua bán hàng giả
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa trong các vụ án cho vay nặng lãi
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội gây rối trật tự nơi công cộng
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội trốn thuế, mua bán hóa đơn
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội dâm ô, hiếp dâm, cưỡng dâm
      • Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Tân Hiệp (Kiên Giang)
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc


      Tìm kiếm

      Duong Gia Logo

      Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

      ĐẶT CÂU HỎI TRỰC TUYẾN

      ĐẶT LỊCH HẸN LUẬT SƯ

      VĂN PHÒNG HÀ NỘI:

      Địa chỉ: 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: [email protected]

      VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG:

      Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: [email protected]

      VĂN PHÒNG MIỀN NAM:

      Địa chỉ: 227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

      Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Luật Dương Gia

      Gọi luật sưGọi luật sưYêu cầu dịch vụYêu cầu dịch vụ
      • Gọi ngay
      • Chỉ đường

        • HÀ NỘI
        • ĐÀ NẴNG
        • TP.HCM
      • Đặt câu hỏi
      • Trang chủ