Công dân tham gia thực hiện nghĩa vụ công an sẽ được hưởng đầy đủ chế độ quyền lợi khi kiểm tra sức khỏe theo lệnh gọi nhập ngũ, trong thời gian tại ngũ và ngay cả khi xuất ngũ. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì đi nghĩa vụ công an có được về thăm nhà hay không?
Mục lục bài viết
1. Đi nghĩa vụ công an có được về thăm nhà hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Nghị định 70/2019/NĐ-CP, có quy định cụ thể về chế độ, chính sách khi tham gia công an nhân dân. Theo đó:
-
Trong thời gian công dân thực hiện hoạt động khám sức khỏe theo lệnh gọi nhập ngũ của Trưởng công an cấp quận/huyện, công dân tham gia hoạt động dự tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia công an nhân dân sẽ được hưởng đầy đủ các quyền lợi, chế độ và chính sách theo quy định của pháp luật đối với công dân trong thời gian thực hiện hoạt động khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự;
-
Trong thời gian công dân phục vụ tại ngũ và khi công dân xuất ngũ hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ sẽ được hưởng đầy đủ các chế độ, chính sách và quyền lợi theo quy định của pháp luật đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân căn cứ theo quy định tại Điều 50 của Văn bản hợp nhất Luật nghĩa vụ quân sự 2019 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 50 của Văn bản hợp nhất Luật nghĩa vụ quân sự 2019 có quy định về chế độ và chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân. Theo đó, đối với hạ sĩ quan và binh sĩ trong thời gian phục vụ tại ngũ sẽ được hưởng một số chế độ, chính sách như sau:
-
Được cung cấp kịp thời, đầy đủ về số lượng, chất lượng về lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, quân trang, được đảm bảo chỗ ở, phụ cấp hàng tháng theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm về nhu yếu phẩm và nhu cầu về văn hóa, tinh thần phù hợp với tính chất nhiệm vụ trong quân đội, được bảo đảm chế độ trong các ngày nghỉ lễ và các ngày tết, được bảo đảm trong sóc sức khỏe khi bị thương hoặc khi bị ốm đau hoặc khi bị tai nạn theo quy định của pháp luật trong quá trình phục vụ tại ngũ;
-
Từ tháng thứ 13 trở đi thì công dân sẽ được hưởng chế độ nghỉ phép theo quy định của pháp luật, đối với các trường hợp nghỉ vì lý do đột xuất khác thì sẽ do Bộ trưởng Bộ quốc phòng quy định cụ thể;
-
Từ tháng thứ 15 trở đi thì công dân sẽ được hưởng thêm 250% chế độ phụ cấp quân hàm hiện hưởng hàng tháng;
-
Được tính nhân khẩu trong gia đình khi gia đình được giao đất hoặc điều chỉnh diện tích nhà ở, đất xây dựng nhà ở và các loại đất canh tác;
-
Được tính thời gian phục vụ tại ngũ vào thời gian công tác, được hưởng đầy đủ chế độ yêu đãi về bưu phí;
-
Có thành tích trong chiến đấu, công tác, huấn luyện sẽ được khen thưởng theo quy định của pháp luật, trong trường hợp bị thương hoặc bị bệnh khi làm nhiệm vụ thì sẽ được hưởng đầy đủ chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật;
-
Được nhà nước bảo đảm đầy đủ chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật, được tạm hoãn và tính lãi suất đối với các khoản vay từ ngân hàng chính sách xã hội mà trước khi nhập ngũ công dân đó được xác định là thành viên trong hộ nghèo, học sinh và sinh viên; đồng thời được hưởng đầy đủ chế độ ưu tiên trong quá trình tuyển sinh quân sự.
Như vậy, cá nhân đi nghĩa vụ công an nhân dân vẫn sẽ được hưởng chế độ về thăm nhà, cụ thể là từ tháng thứ 13 trở đi thì sẽ được nghỉ phép theo chế độ, và thời gian nghỉ phép là 10 ngày (trong đó không bao gồm ngày đi và ngày về). Ngoài ra, còn được thanh toán đầy đủ tiền tàu xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định của pháp luật, đối với các trường hợp nghỉ vì lý do đột xuất khác thì sẽ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định.
2. Khi nào công dân được gọi đi nghĩa vụ công an nhân dân?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Nghị định 70/2019/NĐ-CP, có quy định về đối tượng tuyển chọn và thời gian phục vụ. Theo đó, công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ đã thực hiện thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự. Công dân nữ trong độ tuổi gọi nhập ngũ đã thực hiện thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự, có đầy đủ trình độ học vấn chuyên môn phù hợp với yêu cầu của lực lượng công an nhân dân, nếu tự nguyện và lực lượng công an nhân dân có nhu cầu thì cũng sẽ được xem xét và tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia lực lượng công an nhân dân.
Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 30 của Văn bản hợp nhất Luật nghĩa vụ quân sự năm 2019 có quy định về độ tuổi gọi nhập ngũ. Theo đó, công dân trong độ tuổi từ đủ 18 tuổi sẽ được gọi nhập ngũ, độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi, công dân được đào tạo trình độ cao đẳng hoặc đào tạo trình độ đại học trước đó đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ sẽ được kéo dài đến hết năm 27 tuổi.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 31 của Văn bản hợp nhất Luật nghĩa vụ quân sự năm 2019 cũng có quy định về tiêu chuẩn công dân được gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia công an nhân dân. Bao gồm:
-
Công dân cần phải có lý lịch rõ ràng;
-
Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối và chủ trương của đảng, chính sách của nhà nước và pháp luật của nước Việt Nam;
-
Đáp ứng đầy đủ điều kiện và sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định của pháp luật;
-
Có trình độ văn hóa phù hợp;
-
Công dân đáp ứng đầy đủ điều kiện tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ và sức khỏe, độ tuổi và năng khiếu phù hợp với công tác công an, công dân có nguyện vọng và công an nhân dân có nhu cầu thì cũng có thể được xem xét, tuyển chọn vào lực lượng công an nhân dân;
-
Công an nhân dân sẽ được quyền ưu tiên tuyển chọn các sinh viên, học sinh xuất sắc tốt nghiệp ở các cơ sở giáo dục đại học, tốt nghiệp ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đáp ứng đầy đủ điều kiện về tiêu chuẩn để có thể đào tạo và bổ sung vào lực lượng công an nhân dân.
3. Chiến sĩ công an nhân dân có những nghĩa vụ gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Nghị định 70/2019/NĐ-CP, nghĩa vụ của chiến sĩ công an nhân dân bao gồm:
-
Có nghĩa vụ tuyệt đối trung thành với tổ quốc, với nhân dân, với Đảng và với nhà nước Việt Nam;
-
Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, chấp hành đầy đủ đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước, chấp hành đầy đủ điều lệnh của Công an nhân dân, chỉ thị và mệnh lệnh của cấp trên;
-
Thường xuyên học tập và nâng cao trình độ chính trị, trình độ pháp luật, khoa học và kỹ thuật, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ phải luôn luôn phấn đấu để rèn luyện phẩm chất cách mạng, ý thức tổ chức kỷ luật và thể lực;
-
Tôn trọng và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, có thái độ kính trọng và lễ phép với nhân dân;
-
Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chịu trách nhiệm trước cấp trên về mệnh lệnh của mình, về việc chấp hành mệnh lệnh của cấp trên và việc thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của cấp dưới thuộc quyền. Khi nhận mệnh lệnh của người chỉ huy, nếu có đầy đủ căn cứ cho rằng mệnh lệnh đó trái với quy định của pháp luật thì cần phải có động thái báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh, trong trường hợp vẫn phải chấp hành mệnh lệnh đó thì không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh và cũng cần phải báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh.
THAM KHẢO THÊM: