Khác với nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ Công an là không bắt buộc phải tham gia. Vậy người tham gia nghĩa vụ Công an được hưởng những quyền lợi gì và họ có được trả lương hay không là một vấn đề được nhiều người quan tâm.
Mục lục bài viết
1. Đi nghĩa vụ Công an được trả bao nhiêu tiền?
Chế độ trợ cấp xuất ngũ một lần, cấp tiền tàu xe, trợ cấp tạo việc làm, phụ cấp đi đường đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ được quy định tại Điều 7
– Khi xuất ngũ, hạ sĩ quan, binh sĩ sẽ được trợ cấp xuất ngũ một lần. Mỗi năm phục vụ trong Quân đội, hạ sĩ quan, binh sĩ sẽ nhận được một khoản tiền trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời điểm xuất ngũ. Ngoài ra, theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, hạ sĩ quan, binh sĩ còn được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần. Trường hợp có tháng lẻ thì trợ cấp sẽ được tính như sau: (i) không được hưởng trợ cấp xuất ngũ: dưới 01 tháng; (ii) được hưởng trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương cơ sở: từ đủ 01 tháng đến đủ 06 tháng; (iii) được hưởng trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở: từ trên 06 tháng trở lên đến 12 tháng.
– Khi xuất ngũ, binh sĩ, hạ sĩ quan hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì sẽ nhận được trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời điểm xuất ngũ.
– Nếu có thời gian phục vụ tại ngũ thời hạn đủ 30 tháng thì binh sĩ, hạ sĩ quan khi xuất ngũ được trợ cấp thêm 02 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng. Nếu hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ trước thời hạn 30 tháng thì thời gian phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 25 đến dưới 30 tháng được trợ cấp thêm 01 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.
– Khi xuất ngũ binh sĩ, hạ sĩ quan được đơn vị trực tiếp quản lý tổ chức buổi gặp mặt chia tay với mức chi 50.000 đồng/người; được phụ cấp đi đường từ đơn vị về nơi cư trú và được đơn vị tiễn và đưa về địa phương nơi cư trú theo quy định hoặc cấp tiền tàu, xe (loại phổ thông).
Theo quy định trên, công an nghĩa vụ khi ra quân thì được hưởng các khoản trợ cấp sau:
– Trợ cấp xuất ngũ một lần
+ Theo đó, mỗi năm phục vụ, hạ sĩ quan, binh sĩ sẽ được hưởng trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời điểm xuất ngũ. Theo quy định tại Nghị định 24/2023/NĐ-CP thì mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng. Thường thì thời gian công dân đi nghĩa vụ công an sẽ là 02 năm. Như vậy, đối với trường hợp đi nghĩa vụ công an 02 năm, tại thời điểm xuất ngũ, tiền trợ cấp mà hạ sĩ quan, binh sĩ nhận được sẽ là 7.200.000 đồng.
+ Đối với trường hợp có tháng lẻ được tính như sau:
- Không được hưởng trợ cấp xuất ngũ: dưới 01 tháng.
- Được hưởng trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương cơ sở: từ đủ 01 tháng đến đủ 06 tháng.
- Được hưởng trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở: từ trên 06 tháng trở lên đến 12 tháng.
– 2 Tháng trợ cấp quân hàm hiện hưởng
+ Khi xuất ngũ, nếu công an nghĩa vụ phục vụ tại ngũ thời hạn đủ 30 tháng thì được hưởng thêm khoản trợ cấp bằng 02 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.
+ Trường hợp nếu xuất ngũ trước thời hạn 30 tháng thì thời gian phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 25 đến dưới 30 tháng được trợ cấp thêm 01 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.
– Trợ cấp tạo việc làm
+ Khi hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ theo quy định thì công an nghĩa vụ được trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời điểm xuất ngũ.
– Cấp tiền tàu, xe (loại phổ thông) và phụ cấp đi đường từ đơn vị về nơi cư trú
+ Khi xuất ngũ, công an nghĩa vụ được đơn vị trực tiếp quản lý tổ chức buổi gặp mặt chia tay trước khi xuất ngũ. Mức chi là 50.000 đồng/người.
+ Công an nghĩa vụ được đơn vị tiễn và đưa về địa phương nơi cư trú theo quy định hoặc cấp tiền tàu, xe (loại phổ thông) và phụ cấp đi đường từ đơn vị về nơi cư trú.
2. Công an tham gia nghĩa vụ Công an nhân dân phải đảm bảo những tiêu chuẩn nào?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 70/2019/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn tuyển chọn nghĩa vụ công an: Công dân được tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân khi có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
– Có lý lịch rõ ràng.
– Có phẩm chất, đạo đức tư cách tốt, được quần chúng nhân dân nơi cư trú hoặc nơi học tập, công tác tín nhiệm;
– Nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, đường lối, chủ trương của Đảng;
– Không có tiền án, tiền sự, không trong thời gian bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, quản chế hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
– Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên. Đối với các xã hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì công dân có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở sẽ đủ điều kiện được tuyển.
– Thể hình cân đối, không dị hình, dị dạng và đáp ứng các tiêu chuẩn sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
– Bảo đảm tiêu chuẩn chính trị của hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ theo chế độ nghĩa vụ trong Công an nhân dân.
Như vậy, đối tượng được tuyển chọn tham gia nghĩa vụ Công an nhân dân phải đảm bảo đáp ứng được những điều kiện như trên.
3. Công dân đi nghĩa vụ Công an nhân dân năm 2024 trong thời gian bao lâu?
Nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được quy định tại Điều 8 Luật Công an nhân dân 2018 như sau:
– Công dân tham gia nghĩa vụ Công an nhân dân là đang góp phần thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc trong lực lượng vũ trang nhân dân. Mỗi năm, Công an nhân dân được tuyển chọn công dân để phục vụ trong lực lượng này với thời hạn là 02 năm, những người được tuyển chọn đang trong độ tuổi gọi nhập ngũ. Bộ trưởng Bộ Công an có quyền quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan và chiến sĩ nghĩa vụ, nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp sau đây:
+ Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;
+ Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.
– Thủ tục tuyển chọn công dân tham gia thực hiện nghĩa vụ Công an nhân dân được áp dụng như tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.
Như vậy, theo quy định trên, công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ sẽ được Công an nhân dân tuyển chọn để vào phục vụ trong lực lượng này với thời hạn là 02 năm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp được đề cập đến ở quy định trên thì theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ có thể được kéo dài nhưng không quá 06 tháng.
4. Thời gian khám sức khỏe nghĩa vụ công an là vào thời điểm nào?
Khám sức khỏe cho công dân gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được quy định tại Điều 40 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 như sau:
…
– Từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm được quy định là thời gian khám sức khoẻ. Thời gian khám sức khỏe gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai thực hiện theo quy định tại Điều 33 của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
– Trong thời hạn 20 ngày, kết quả phân loại sức khỏe phải được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức.
Như vậy, theo quy định trên, thời gian khám sức khỏe công an nhân dân năm 2024 như sau:
– Thời gian khám sức khỏe cho công dân tham gia nghĩa vụ công an nhân dân sẽ bắt đầu từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023. Thời gian khám sức khỏe gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 33 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
– 15 ngày trước thời điểm khám sức khỏe, lệnh gọi khám sức khỏe phải được giao cho công dân.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Công an nhân dân năm 2018;
– Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015;
– Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định một số chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ;
– Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
– Nghị định 70/2019/NĐ-CP quy định về thực hiện nghĩa vụ tham gia công an nhân dân.