Hộ chiếu được sử dụng trong khi hoàn tất thủ tục di chuyển thông qua đường hàng không, nhưng không phải trường hợp nào giấy tờ này cũng bắt buộc phải có. Trong phạm vi bài viết này thì Luật Dương Gia sẽ cung cấp các thông tin lý giải vì sao khi đi máy bay trong nước không cần hộ chiếu.
Mục lục bài viết
1. Đi máy bay trong nước có cần hộ chiếu không?
Hộ chiếu là một loại giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, chỉ được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam khi công dân Việt Nam có đủ điều kiện để sử dụng giấy tờ này xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân. Thông thường, khi di chuyển bằng đường hàng không thì hộ chiếu là giấy tờ không thể thiếu, nó là giấy tờ phổ thông mà hầu hết đều phải sử dụng kể cả nội địa hay ngoại địa. Tại tiểu mục 1 Mục 1 Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư 13/2019/TT-BGTVT được sửa đổi bởi Thông tư 42/2023/TT-BGTVT có quy định giấy tờ nhân thân khi làm thủ tục đi máy bay nội địa như sau:
– Công dân cần phải có hộ chiếu hoặc giấy thông hành; thị thực rời, thẻ thường trú, thẻ tạm trú;
– Nếu không có giấy tờ trên thì có thể sử dụng CMND, thẻ CCCD thay thế;
– Ngoài ra, công dân đang công tác trong lực lượng công an nhân dân hay quân đội nhân dân thì có thể sử dụng giấy chứng minh, chứng nhận của công an nhân dân, quân đội nhân dân;
– Thẻ Đại biểu Quốc hội; thẻ Đảng viên; thẻ Nhà báo cũng có thể dùng trong trường hợp di chuyển nội địa;
– GPLX ô tô, mô tô cũng là loại giấy tờ có thể dùng thay thế hộ chiếu;
– Hoặc Thẻ của Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia; thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay loại có giá trị sử dụng dài hạn;
– Đồng thời, cá nhân nếu sở hữu thẻ nhận dạng của các hãng hàng không Việt Nam cũng có thể dùng loại thẻ này;
– Giấy xác nhận nhân thân do công an phường, xã nơi thường trú hoặc tạm trú xác nhận. Cần lưu ý về nội dung được thể hiện trong giấy xác nhận như sau:
+ Cơ quan xác nhận, người xác nhận; ghi rõ được ngày, tháng, năm xác nhận;
+ Thể hiện được đầy đủ thông tin về họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quê quán, nơi thường trú của người được xác nhận; lý do xác nhận.
Lưu ý: Giấy xác nhận chỉ đảm bảo về mặt hình thức nếu có dán ảnh, đóng dấu giáp lai và chỉ có giá trị trong vòng 30 ngày kể từ ngày xác nhận); giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền chứng nhận hành khách là người vừa chấp hành xong bản án;
Khi sử dụng giấy tờ nhân thân thì hành khách cung cấp bản chính và còn giá trị sử dụng;
+ Đối với trường hợp dùng giấy khai sinh, giấy chứng sinh thì cung cấp bản chính hoặc bản sao có chứng thực nếu nhận được yêu cầu xuất trình;
+ Cơ quan kiểm tra về thủ tục di chuyển nội địa bằng hàng không sẽ có quyền từ chối cho lưu thông khi giấy tờ không có ảnh hoặc ảnh không theo quy định của pháp luật, trừ giấy khai sinh, giấy chứng sinh, giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền chứng minh việc áp giải;
Với những quy định trên thì hành khách không có hộ chiếu thì vẫn có thể di chuyển máy bay được nhưng chỉ áp dụng đối với các chuyến bay nội địa. Nếu không có hộ chiếu thì hành khách có thể sử dụng các giấy tờ tùy thân khác như CCCD, GPLX, thẻ nhà báo, thẻ Đảng viên,… để hoàn tất thủ tục di chuyển. Còn đối với các chuyến bay quốc tế, hộ chiếu là giấy tờ bắt buộc nên hành khách không có hộ chiếu sẽ không được phép lên máy bay.
2. Hộ chiếu có phải giấy tờ bắt buộc khi người nước ngoài bay trong nước Việt Nam?
– Hành khách mang quốc tịch nước ngoài đi các chuyến bay nội địa của Việt Nam bắt buộc phải có giấy thông hành. Trong đó, phải kể đến giấy thông hành của Liên hợp quốc (Laissez Passer); giấy thông hành do cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam cấp cho người nước ngoài trong trường hợp khẩn cấp; giấy tờ nước ngoài cấp cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài (thẻ xanh Hoa Kỳ, thẻ định cư dài hạn …) và các giấy thông hành khác đã được chấp thuận nhập cảnh, đi lại trên phạm vi toàn quốc;
Các loại giấy thông hành chỉ có hiệu lực pháp lý nếu đã được Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh chấp thuận cho nhập cảnh Việt Nam; Trường hợp người mang quốc tịch nước ngoài thất lạc hộ chiếu được Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam cấp giấy thông hành, cơ quan Quản lý xuất, nhập cảnh- Bộ Công an sẽ cấp gia hạn tạm trú vào giấy thông hành hoặc thị thực rời kèm theo;
Việc người dân di chuyển ở các vùng biên giới thì các loại giấy thông hành biên giới sẽ chỉ được thực hiện trong vùng biên giới – đối với tuyến biên giới Trung Quốc; phạm vi tỉnh biên giới đối với tuyến biên giới Lào, Campuachia; khu kinh tế cửa khẩu – đối với tỉnh giáp biên giới;
Để có thể kiểm soát chặt chẽ, kịp thời phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm thì cần có sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành khác nhau. Thông thường nếu nhận thấy hành khách mang quốc tịch nước ngoài sử dụng giấy thông hành có dấu nhập cảnh cửa khẩu biên giới đất liền nhưng dùng để đi các chuyến bay nội địa thì các đơn vị phục vụ mặt đất, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không nhanh chóng tiến hành thông báo và phối hợp với Công an cửa khẩu kiểm tra, xác định rõ phạm vi được đi lại của hành khách sử dụng giấy thông hành theo đúng quy định;
– Hành khách mang quốc tịch nước ngoài nếu không có hộ chiếu có thể dùng thẻ /chứng nhận tạm trú của hành khách mang quốc tịch nước ngoài cho các chuyến bay nội địa của Việt Nam. Tuy nhiên, ngành chức năng chỉ chấp nhận thẻ/chứng nhận tạm trú của hành khách mang quốc tịch nước ngoài sử dụng đi tàu bay trên các chuyến bay nội địa trong các trường hợp: Thẻ/chứng nhận tạm trú cấp vào hộ chiếu hoặc giấy thông hành dạng quyển; thẻ/chứng nhận tạm trú, gia hạn tạm trú cấp vào mặt sau thị thực rời có ảnh và số giấy thông hành của hành khách mang quốc tịch nước ngoài sử dụng.
Với quy định trên thì người có quốc tịch nước ngoài khi di chuyển nội địa Việt Nam thì bắt buộc phải có hộ chiếu để làm thủ tục. Trong trường hợp người nước ngoài bị mất hoặc thất lạc hộ chiếu thì có thể thay thế bằng giấy thông hành, thị thực rời được chấp nhận sử dụng tại Việt Nam, có xác nhận của các cơ quan chức năng. Cụ thể:
– Sử dụng giấy thông hành được Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh cho phép nhập cảnh vào Việt Nam như Giấy thông hành của Liên hợp quốc (Laissez Passer); Ngoài ra có thể sử dụng giấy thông hành do Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam cấp trong trường hợp khẩn cấp; Các giấy thông hành khác đã được chấp thuận nhập cảnh, đi lại trên phạm vi toàn quốc.
– Thị thực rời cũng là loại giấy tờ có thể được dùng để thay thế Hộ chiếu;
– Thẻ tạm trú: Thẻ tạm trú cấp vào hộ chiếu hoặc giấy thông hành dạng quyển; Thẻ tạm trú, gia hạn tạm trú cấp vào mặt sau thị thực rời có ảnh và số giấy thông hành của hành khách nước ngoài.
3. Cấp hộ chiếu phổ thông trong nước ở cơ quan nào?
Theo quy định tại Điều 15 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định về làm hộ chiếu lần đầu cụ thể như sau:
– Công dân có thể đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thường trú hoặc nơi tạm trú; trường hợp có Thẻ căn cước công dân thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi;
– Trong một sô trường hợp thì người đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu có thể lựa chọn thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Công dân nếu có
+ Bên cạnh đó, trường hợp có căn cứ xác định thân nhân ở nước ngoài bị tai nạn, bệnh tật, bị chết;
+ Có văn bản đề nghị của cơ quan trực tiếp quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong lực lượng vũ trang, người làm việc trong tổ chức cơ yếu;
+ Vì lý do nhân đạo, khẩn cấp khác do người đứng đầu Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an quyết định.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019;
– Thông tư số 42/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2019/TT-BGTVT ngày 29 tháng 3 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam và Thông tư số 41/2020/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2019/TT-BGTVT ngày 29 tháng 3 năm 2019 quy định chi tiết Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam.
THAM KHẢO THÊM: