Đi dân công bị trật cột sống thì có được hưởng chế độ gì không? Chế độ, thủ tục hưởng chế độ cho dân công bị tai nạn trong khi thực hiện nhiệm vụ.
Đi dân công bị trật cột sống thì có được hưởng chế độ gì không? Chế độ, thủ tục hưởng chế độ cho dân công bị tai nạn trong khi thực hiện nhiệm vụ.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi muốn hỏi về chế độ cho bố tôi: bố tôi đi bộ đội năm 1979, ra quân năm 1982 và đi dân công vách bắc vác đất bị trượt chân, đất đè lên người làm trật cột sống và phải đi còng từ năm 1982 tới giờ. Tôi muốn hỏi : Bố tôi có được chế độ trợ cấp không, muốn làm thủ tục thì cần làm như thế nào, mong luật sư tư vấn. Cảm ơn luật sư.?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thứ nhất, vì thông tin bạn trình bày không đầy đủ nên căn cứ Quyết định 62/2011/QĐ-TTg về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Cam-Pu-Chia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc quy định như sau:
“1. Quyết định này áp dụng đối với các đối tượng sau đây:
a) Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân, nhập ngũ, tuyển dụng sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế, có dưới 20 năm phục vụ trong quân đội, công an, cơ yếu đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc (bao gồm cả số đi lao động hợp tác quốc tế về phục viên, xuất ngũ, thôi việc) trước ngày 01 tháng 4 năm 2000 hoặc chuyển ngành sau đó thôi việc trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 hoặc thương binh nặng đang điều dưỡng tại các đoàn điều dưỡng thương binh, hiện không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động, chế độ bệnh binh hàng tháng;
b) Công nhân viên chức quốc phòng, công nhân viên chức công an, công nhân viên chức nhà nước, chuyên gia các ngành (gọi chung là cán bộ, công nhân viên chức) trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế đã thôi việc trước ngày 01 tháng 01 năm 1995, hiện không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động hàng tháng;
c) Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cán bộ xã) trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc đã thôi việc, hiện không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động hàng tháng;
d) Dân quân tự vệ, công an xã do chính quyền cấp xã tổ chức và quản lý (bao gồm cả thôn, ấp thuộc các xã biên giới) trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc đã về gia đình, hiện không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động hàng tháng;
đ) Thanh niên xung phong tập trung sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế đã về gia đình, hiện không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động hàng tháng.
2. Quyết định này không áp dụng đối với các đối tượng sau đây:
a) Đối tượng không đủ điều kiện quy định tại điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này;
b) Đối tượng đang hưởng chế độ hưu trí hoặc đang công tác hưởng lương từ ngân sách nhà nước có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (trừ cán bộ xã đã nghỉ hưu hoặc đang công tác nhưng không được tính nối thời gian phục vụ trong quân đội, công an, cơ yếu để tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi thôi công tác ở xã) hoặc đang hưởng chế độ mất sức lao động, chế độ bệnh binh hàng tháng;
c) Đào ngũ, đầu hàng, phản bội, chiêu hồi;
d) Vi phạm pháp luật đang chấp hành án tù giam, tù chung thân hoặc đã bị kết án về một trong các tội về xâm phạm an ninh quốc gia mà chưa được xóa án tích; bị tước danh hiệu quân nhân, danh hiệu công an nhân dân, danh hiệu dân quân tự vệ; bị buộc thôi việc;
đ) Xuất cảnh trái phép, đang định cư ở nước ngoài bất hợp pháp hoặc bị tòa án tuyên bố là mất tích;
e) Quân nhân, công an nhân dân, thanh niên xung phong, nhập ngũ, tuyển dụng hoặc tham gia lực lượng thanh niên xung phong trước ngày 30 tháng 4 năm 1975;
g) Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này đã từ trần nhưng không còn vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi; bố đẻ, mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp.”
Như vậy, nếu bố bạn là thuộc đối tượng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và không thuộc đối tượng theo quy định tại khoản 2 Điều này thì bố bạn thuộc đối tượng hưởng chế độ ưu đãi theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg.
Tuy nhiên, để được hưởng chế độ trợ cấp thì cần phải đáp ứng điều kiện sau:
Theo Điều 3 Quyết định 62/2011/QĐ-TTg quy định như sau:
“1. Trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là trực tiếp làm nhiệm vụ chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu ở biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, làm nhiệm vụ truy quét Ful rô ở Tây Nguyên trong địa bàn và thời gian quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
2. Địa bàn xảy ra chiến sự trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là các huyện thuộc biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, gồm cả các huyện đảo biên giới và khu vực Hoàng Sa, Trường Sa, DK1; các tỉnh Tây Nguyên và các địa bàn phụ cận có xảy ra chiến sự. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định các địa bàn phụ cận có xảy ra chiến sự.
3. Thời gian xảy ra chiến sự trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế được xác định như sau:
a) Ở biên giới Tây Nam từ tháng 5 năm 1975 đến ngày 07 tháng 01 năm 1979;
b) Ở biên giới phía Bắc từ tháng 02 năm 1979 đến ngày 31 tháng 12 năm 1988;
c) Truy quét Ful rô từ tháng 5 năm 1975 đến tháng 12 năm 1992;
d) Làm nhiệm vụ giúp bạn Lào từ tháng 5 năm 1975 đến ngày 31 tháng 12 năm 1988;
đ) Làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a từ tháng 01 năm 1979 đến ngày 31 tháng 8 năm 1989.
Thời gian làm nhiệm vụ quốc tế đối với một số đơn vị làm nhiệm vụ đặc biệt của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định"
Vì bạn không trình bày rõ bố bạn trực tiếp tham gia làm nhiệm vụ ở đâu, địa bàn xảy ra? Do đó cần phải đối chiếu trường hợp của bố bạn có đáp ứng các điều kiện như trên để được hưởng trợ cấp hay không. Vì bố bạn có thời gian công tác từ năm 1979 đến năm 1982 nên bố bạn sẽ được hưởng trợ cấp một lần theo khoản 2 Điều 5 Quyết định 62/2011/QĐ-TTg như sau:
“2. Chế độ trợ cấp một lần được quy định như sau:
a) Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Quyết định này có dưới 15 năm công tác được tính hưởng theo quy định tại Điều 4 Quyết định này (bao gồm cả đối tượng đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc hiện đang công tác ở xã có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đối tượng có dưới 20 năm công tác trong quân đội, công an, cơ yếu sau đó tham gia công tác ở xã đã nghỉ việc hiện đang hưởng chế độ hưu trí nhưng khi thôi công tác ở xã, thời gian phục vụ trong quân đội, công an, cơ yếu không được cộng nối với thời gian công tác ở xã để tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội) được hưởng chế độ trợ cấp một lần tính theo thời gian công tác.
Mức trợ cấp bằng 2.500.000 đồng, nếu có từ đủ 2 năm công tác thực tế trở xuống; từ năm thứ 3 trở đi cứ mỗi năm được cộng thêm 800.000 đồng.”
Hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC như sau:
"Điều 6. Hồ sơ xét hưởng chế độ
Hồ sơ xét hưởng chế độ quy định tại khoản 1 Điều 7 Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg, được hướng dẫn thực hiện như sau:
1. Giấy tờ làm căn cứ xét duyệt hưởng chế độ
a) Giấy tờ gốc hoặc được coi như giấy tờ gốc, gồm:
– Quyết định phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, thôi việc hoặc hết nhiệm vụ hoặc chuyển sang công nhân viên chức quốc phòng rồi thôi việc, quyết định của cơ quan có thẩm quyền cử đi lao động hợp tác quốc tế;
– Phiếu lập sổ trợ cấp phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành;
– Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp thương tật hoặc bản trích lục hồ sơ thương tật;
– Lý lịch quân nhân, lý lịch cán bộ công chức, viên chức, lý lịch cán bộ hoặc bản trích yếu 63 đối với sĩ quan, phiếu quân nhân; lý lịch đi lao động ở nước ngoài; lý lịch đảng viên; sổ bảo hiểm xã hội (nếu có);
Các giấy tờ gốc nêu trên bao gồm bản chính hoặc bản sao của cấp có thẩm quyền.
– Giấy xác nhận quá trình công tác của cơ quan, đơn vị cũ trước khi đối tượng phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, thôi việc (mẫu 7, bản chính), do thủ trưởng cơ quan, đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên trực tiếp quản lý đối tượng trước khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc, thôi công tác hoặc cử đi lao động hợp tác quốc tế, chuyển ngành hoặc chuyển sang công nhân viên quốc phòng rồi thôi việc cấp, ký, đóng dấu, kèm theo bản photocopy hồ sơ của đối tượng hoặc danh sách đăng ký, quản lý đối tượng mà cơ quan, đơn vị đang lưu trữ để làm căn cứ xác nhận. Trường hợp cơ quan, đơn vị cũ đã sáp nhập hoặc giải thể thì do cơ quan, đơn vị mới được thành lập sau sáp nhập hoặc cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị đã giải thể xác nhận.
b) Giấy tờ liên quan, gồm:
– Quyết định nhập ngũ, tuyển dụng; phong, thăng quân hàm, nâng lương; điều động công tác, bổ nhiệm chức vụ; giao nhiệm vụ;
– Giấy chứng nhận tham gia Thanh niên xung phong; giấy đăng ký quân nhân dự bị; phiếu khám sức khỏe, chuyển thương, chuyển viện;
– Huân, huy chương tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và các hình thức khen thưởng khác;
– Hồ sơ hưởng chính sách người có công, hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
– Giấy chứng tử; giấy báo tử tử sĩ;
– Các giấy tờ liên quan khác, nếu có.
2. Hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp đối với từng đối tượng
a) Hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng được lập thành 03 bộ (gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội 01 bộ; lưu tại Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh 01 bộ, tại Bộ Tư lệnh quân khu 01 bộ; hoặc lưu tại Cục Chính sách 01 bộ, đối với đối tượng do Cục Chính sách ra Quyết định), mỗi bộ gồm:
– 01 bản khai cá nhân của đối tượng (mẫu 1A), bản chính;
– Mỗi hoặc một số giấy tờ làm căn cứ xét duyệt hướng dẫn tại khoản 1 Điều này (bản chính hoặc bản sao của cấp có thẩm quyền) đủ yếu tố chứng minh đúng đối tượng, điều kiện hưởng chế độ và thời gian công tác của đối tượng theo hướng dẫn tại Điều 1, 2 và khoản 1 Điều 3 Thông tư này;
– 01 Biên bản xét duyệt của Hội đồng chính sách xã, phường, thị trấn (mẫu 2), bản chính.
– 01 Công văn xét duyệt và đề nghị của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố (mẫu 4), bản chính.
Từng đợt báo cáo, các cấp kèm theo Công văn đề nghị (mẫu 3A); danh sách đối tượng (mẫu 3B), bản chính.
Hồ sơ bàn giao cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để chi trả chế độ gồm:
– Bản khai cá nhân của đối tượng;
– Bản xét duyệt và đề nghị của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh hoặc Cục Chính trị Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội;
– Quyết định và
b) Hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp một lần được lập thành 02 bộ (đối tượng thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh: Lưu UBND huyện 01 bộ, UBND tỉnh 01 bộ; đối tượng thuộc Bộ Quốc phòng giải quyết: Lưu Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh 01 bộ; BTL quân khu hoặc BTL Thủ đô Hà Nội 01 bộ), mỗi bộ gồm:
– 01 bản khai cá nhân của đối tượng hoặc thân nhân đối tượng (đối với đối tượng đã từ trần), mẫu 1B hoặc 1C, bản chính;
– 01 giấy chứng tử hoặc giấy báo tử tử sĩ (đối với đối tượng đã từ trần), bản chính hoặc bản sao;
– Một hoặc một số giấy tờ làm căn cứ xét duyệt hướng dẫn tại khoản 1 Điều này (nếu có);
– 01 Biên bản xét duyệt của Hội đồng chính sách xã, phường, thị trấn (mẫu 2), bản chính.
Từng đợt báo cáo, các cấp kèm theo Công văn đề nghị (mẫu 3A); danh sách đối tượng (mẫu 3C), bản chính."
Sau khi bố bạn chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như trên sẽ nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thứ hai, về việc bố bạn bị tai nạn lao động và trật cột sống đi còng lưng từ năm 1982.
Khoản 1, Điều 2, Luật Người khuyết tật 2010 có quy định: “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”. Vì vậy, việc bố bạn bị thương do tai nạn gây khó khăn trong việc đi lại có thể được coi là người khuyết tật.
Tuy nhiên để xác định chính xác bố bạn có bị khuyết tật hay không cũng như mức độ khuyết tật cần có kết luật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật hoặc Hội đồng giám định Y khoa. Cụ thể, Điều 4 Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định:
“Điều 4. Xác định mức độ khuyết tật
1. Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ vào quy định tại Điều 2, Điều 3 Nghị định này và quan sát trực tiếp người khuyết tật thông qua thực hiện hoạt động đơn giản phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày, sử dụng bộ câu hỏi theo tiêu chí về y tế, xã hội và phương pháp khác theo quy định để xác định mức độ khuyết tật, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
2. Hội đồng giám định y khoa xác định, kết luận về dạng tật và mức độ khuyết tật đối với trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 15 Luật người khuyết tật.
3. Người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ kết luận của Hội đồng giám định y khoa để xác định mức độ khuyết tật như sau:
a) Người khuyết tật đặc biệt nặng khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận không còn khả năng tự phục vụ hoặc suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
b) Người khuyết tật nặng khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt nếu có người, phương tiện trợ giúp một phần hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
c) Người khuyết tật nhẹ khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt hoặc suy giảm khả năng lao động dưới 61%”
Hồ sơ đề nghị xác định, mức độ khuyết tật.
Người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật cần thực hiện theo thủ tục quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch 37/2012/TT-BLĐTBXH thì cần chuẩn bị hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn đề nghị theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
+ Bản sao các giấy tờ y tế chứng minh về khuyết tật: bệnh án, giấy tờ khám, điều trị, phẫu thuật hoặc các giấy tờ liên quan khác (nếu có)
+ Bản sao kết luận của Hội đồng Giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động đối với trường hợp người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa trước ngày Nghị định số 28/2012/NĐ-CP có hiệu lực.
Trình tự, thủ tục thực hiện xác định mức độ khuyết tật.
Theo Điều 5, Thông tư liên tịch 37/2012/TT/BLĐTBXH, bạn cần thực hiện các trình tự thủ tục sau:
"a) Khi có nhu cầu xác định mức độ khuyết tật, người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch này đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người khuyết tật cư trú (khi nộp hồ sơ xuất trình sổ hộ khẩu hoặc chứng minh nhân dân để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu các thông tin kê khai trong đơn).
b)Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn đề nghị xác định mức độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
+ Triệu tập các thành viên, gửi thông báo về thời gian và địa điểm xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của họ;
+Tổ chức đánh giá dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật đối với người khuyết tật theo phương pháp và nội dung quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch này; lập hồ sơ, biên bản kết luận xác định mức độ khuyết tật của người được đánh giá theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
Riêng đối với trường hợp người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động trước ngày Nghị định số 28/2012/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực, Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ kết luận của Hội đồng giám định y khoa để xác định mức độ khuyết tật theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP.
c)Việc thực hiện xác định mức độ khuyết tật được tiến hành tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trạm y tế. Trường hợp người khuyết tật không thể đến được địa điểm quy định trên đây thì Hội đồng tiến hành xác định mức độ khuyết tật tại nơi cư trú của người khuyết tật.
d) Đối với những trường hợp theo quy định tại khoản 2, Điều 15 Luật người khuyết tật thì Hội đồng cấp giấy giới thiệu và lập danh sách chuyển Hội đồng giám định y khoa thực hiện (qua Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội)."
Bạn có thể tham khảo các quy định trên để làm thủ tục cho bố bạn. Sau khi có kết luận giám định mức độ khuyết tật nếu bố bạn thuộc trường hợp khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng thì sẽ được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, nếu bố bạn thuộc đối tượng khuyết tật đặc biệt nặng thì gia đình bạn còn được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng theo Điều 44 Luật người khuyết tật 2010 như sau:
“Điều 44. Trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng.
1. Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:
a) Người khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật này;
b) Người khuyết tật nặng.
2. Đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng bao gồm:
a) Gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người đó;
b) Người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng;
c) Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
3. Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này là trẻ em, người cao tuổi được hưởng mức trợ cấp cao hơn đối tượng khác cùng mức độ khuyết tật.
4. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng đối với từng loại đối tượng theo quy định tại Điều này do Chính phủ quy định.”
Hồ sơ đề nghỉ trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng theo Điều 20 Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 20. Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng
1. Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội bao gồm:
a) Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
b) Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật;
c) Bản sao Sổ hộ khẩu;
d) Bản sao Giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân;
đ) Bản sao Quyết định của cơ sở chăm sóc người khuyết tật về việc chuyển người khuyết tật về gia đình đối với trường hợp đang sống trong cơ sở bảo trợ xã hội;
e) Giấy xác nhận đang mang thai của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế, bản sao Giấy khai sinh của con đang nuôi dưới 36 tháng tuổi đối với trường hợp đang mang thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
2. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc đối với gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng bao gồm:
a) Tờ khai thông tin hộ gia đình theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
b) Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật;
c) Bản sao Sổ hộ khẩu;
d) Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đối với trường hợp người khuyết tật chưa được hưởng trợ cấp xã hội hoặc bản sao Quyết định hưởng trợ cấp xã hội của người khuyết tật đối với trường hợp người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội.
3. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc đối với người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng bao gồm:
a) Đơn của người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) về đủ điều kiện nhận nuôi dưỡng, chăm sóc theo quy định tại Điều 19 Nghị định này;
b) Tờ khai thông tin người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
c) Bản sao Sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân của người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc;
d) Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
đ) Bản sao Sổ hộ khẩu của hộ gia đình người khuyết tật, nếu có;
e) Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật;
g) Bản sao Quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng của người khuyết tật đối với trường hợp người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội.
4. Hồ sơ hỗ trợ kinh phí chăm sóc đối với người khuyết tật đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi theo quy định như sau:
a) Trường hợp người khuyết tật chưa được hưởng trợ cấp xã hội, hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Trường hợp người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hồ sơ bao gồm: Bản sao Quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; Giấy xác nhận đang mang thai của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế, bản sao Giấy khai sinh của con dưới 36 tháng tuổi.”
Sau khi có chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu thì nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã để giải quyết.