Người chưa thành niên khi thực hiện một số giao dịch dân sự vẫn bị giới hạn một số quyền nhất định. Vậy khi có người để lại di chúc tài sản cho người chưa thành niên thì người này có được nhận không?
Mục lục bài viết
1. Di chúc tài sản cho người chưa thành niên được không?
1.1. Con chưa thành niên được hiểu như thế nào?
Hiện nay, Tài sản mà người đã chết để lại được pháp luật thừa nhận thực hiện theo di chúc hoặc phân chia theo pháp luật. Nếu người chết để lại di chúc sẽ ưu tiên thực hiện hình thức này, các cá nhân cần tôn trọng ý nguyện và mong muốn của người để lại di chúc. Trước khi trả lời câu hỏi liệu di chúc tài sản cho người chưa thành niên có được chấp nhận hay không bạn đọc cần có cách hiểu đúng về con chưa thành niên. Theo quy định tại Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 thì người chưa thành niên được hiểu là người chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hành vi trên mọi lĩnh vực, các cá nhân chưa đủ 18 tuổi. Người chưa đủ 18 tuổi sẽ được chia thành các giai đoạn độ tuổi khác nhau và trong mỗi giai đoạn này được xác lập hoặc thực hiện các giao dịch dân sự cũng sẽ có những giới hạn nhất định.
Theo đó, các giao dịch dân sự phát sinh từ những chủ thể này nếu chưa đủ 6 tuổi thì cần có người đại diện theo pháp luật xác lập và thực hiện thay;
Đối với cá nhân từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi thực hiện các giao dịch dân sự thì chưa thể thực hiện độc lập giao dịch này mà cần người đại diện theo pháp luật chấp thuận, ngoại trừ các cá nhân này thực hiện giao dịch dân sự để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với độ tuổi;
Với những người đang trong độ tuổi từ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi hoàn toàn có quyền tự mình xác lập thực hiện các giao dịch dân sự ngoại trừ các giao dịch liên quan đến bất động sản động sản phải đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền, cùng với đó là một số giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải có người đại diện theo pháp luật chấp thuận.
1.2. Con chưa thành niên có được nhận di chúc hay không?
Bộ luật Dân sự không hề có điều khoản nào ghi nhận nội dung con chưa thành niên có được nhận di chúc nhưng những điều khoản xoay quanh quyền của người để lại di sản, quyền thừa kế của các cá nhân thì hoàn toàn có thể khẳng định người dưới 18 tuổi không hề bị giới hạn quyền được nhận di chúc.
Theo đó, Pháp luật dân sự ghi nhận di chúc là văn bản thể hiện rõ nhất ý chí, nguyện vọng của cá nhân nhằm chuyển giao quyền sở hữu tài sản của mình trong một người khác một cách hợp pháp sau khi chết đi.
+ Cá nhân để lại di sản có toàn quyền chỉ định người thừa kế, phân định phần di sản cho từng người thừa kế trong chúc của mình. Cá nhân này cũng có thể chỉ định di sản cho người dưới 18 tuổi;
+ Đồng thời, trong Bộ luật Dân sự 2015 cũng đã thừa nhận người con vẫn được phép hưởng di sản thừa kế khi người chết không để lại di chúc nên có thể hiểu đối tượng này cũng có thể được hưởng di sản theo di chúc mà không để cập đến vấn đề độ tuổi. Minh chứng thông qua quy định về hàng thừa kế theo pháp luật như sau:
Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Theo đó, người con nằm trong hàng thừa kế thứ nhất nếu chia theo pháp luật được hưởng di sản thì người con cũng hoàn toàn có thể hưởng di sản theo di chúc mà không phụ thuộc vào độ tuổi. Người để lại di chúc hoàn toàn có quyền chỉ định người thừa kế của mình là người chưa thành niên. Pháp luật không hề cấm việc người dưới 18 tuổi được nhận di sản theo di nguyện của người đã chết. Bất kỳ ai cũng không thể căn cứ vào việc người hưởng di sản chưa đủ 18 tuổi để ngăn cản hoặc gây khó khăn với cá nhân này trong việc hưởng quyền của mình.
2. Di sản cho người dưới 18 tuổi do ai quản lý?
Hiện nay, Cá nhân chưa đủ 18 tuổi được coi là người chưa thành niên dẫn đến trong một số giao dịch dân sự sẽ bị hạn chế. Pháp luật vẫn thừa nhận cá nhân này có quyền được có tài sản riêng và trong một số trường hợp vẫn được định đoạt tài sản này đã phục vụ cho đời sống nhu cầu thường nhật. Theo ghi nhận tại Điều 75
– Cá nhân này mặc dù chưa đủ 18 tuổi nhưng đã tham gia lao động và có nguồn thu nhập riêng. Đương nhiên những công việc mà người này tham gia lao động phải đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật, các ngành nghề hoặc thời gian tham gia cũng phải tuân thủ đúng quy định. Những khoản hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của người dưới 18 tuổi cũng nằm trong nhóm tài sản riêng của họ;
– Ngoài ra, còn kể đến các khoản thu nhập hợp pháp khác mà người này tự thực hiện được;
– Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của con cũng được coi là tài sản riêng của người này.
Mặc dù pháp luật thừa nhận người dưới 18 tuổi có thể tạo, nhận tặng cho tài sản để tạo tài sản riêng cho mình nhưng vì độ tuổi chưa được coi là đã thành niên nên việc quản lý tài sản riêng của con có thể chịu sự giám sát hoặc quản lý từ người đại diện hoặc người giám hộ.
2.1. Quy định về việc quản lý tài sản riêng của con :
Việc quản lý tài sản riêng của con được quy định tại Điều 76 của
– Đối với cá nhân từ đủ 15 tuổi trở lên thì có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhà cha mẹ quản lý hộ;
– Trong trường hợp người con chưa đủ 15 tuổi mà người này còn mất năng lực hành vi dân sự thì tất cả tài sản riêng của người con này sẽ do cha mẹ quản lý. Hiện nay, không có văn bản pháp luật nào giới hạn việc quản lý tài sản riêng của người dưới 18 tuổi, cụ thể là cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con.
Người quản lý tài sản riêng phải có trách nhiệm giao lại cho con khi con từ đủ 15 tuổi trở lên hoặc khi con đã khôi phục lại năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp cha mẹ và con có thỏa thuận khác với nhau;
– Trong trường hợp nếu con đang được người khác giám hộ hoặc người tặng cho tài sản người để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó thì cha mẹ sẽ không có trách nhiệm quản lý tài sản riêng của con;
– Trong trường hợp cha mẹ là người đang trực tiếp quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên hoặc người con này đã thành niên nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự nhưng đến hiện tại con được giao trong một người khác thực hiện về giám hộ thì tài sản riêng sẽ được chuyển giao sang người giám hộ quản lý.
2.2. Liên quan đến vấn đề định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên con đã thành niên nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự:
Trường hợp con chưa thành niên con đã thành viên nhưng mất năng lực hành vi dân sự có tài sản riêng thì được điều chỉnh theo quy định tại điều 77 luật hôn nhân gia đình như sau:
– Để phục vụ đời sống và lợi ích cơ bản của con thì cha mẹ hoặc người giám hộ đang quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi có toàn quyền định đoạt tài sản đó. Đáng lưu ý khi con đã từ đủ 9 tuổi trở lên thì việc định luật tài sản phải có sự xem xét và hỏi ý kiến, nguyện vọng của con;
– Xét đến độ tuổi, con đạt từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi thì hoàn toàn được định đoạt tài sản riêng trừ khi tài sản làm bất động sản, động sản phải đăng ký quyền sở hữu thì cha mẹ hoặc người giám hộ thể hiện sự đồng ý bằng văn bản đối với quyết định này thì giao dịch dân sự của con sẽ được chấp nhận;
– Con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì giám hộ chính là cá nhân đứng ra định đoạt tài sản riêng của con. Định đoạt tài sản này phải liên quan trực tiếp đến lợi ích của người được giám hộ.
3. Bố mẹ không để lại di chúc cho con dưới 18 tuổi thì con có được hưởng di sản không?
Xét trên thực tiễn, để đảm bảo quyền lợi cho những người có mối quan hệ huyết thống với người đã lại di chúc nên pháp luật đã quy định cả những điều khoản ghi nhận việc người thừa kế sẽ không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Cụ thể, được ghi nhận tại Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Cá nhân được xác định là con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng của người để lại di sản hoặc con chưa thành niên mà không có khả năng lao động thì người để lại di sản nếu không ghi nhận những người này trong chúc của họ thì những người này vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật.
Phần hưởng di sản này áp dụng cả trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc được ghi nhận trong di chúc nhưng phần thưởng di sản ít hơn 2/3 suất đó.
Ngoài ra, nếu các cá nhân nêu trên từ chối nhận di sản hoặc thuộc trong các trường hợp không có quyền hưởng di sản được ghi nhận tại Khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này thì sẽ không áp dụng quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.
Như vậy, người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi, mặc dù không có tên trong di chúc của cha mẹ để lại vẫn có thể được hưởng phần di sản bằng hai phần ba của một suất di sản như một người được thừa kế theo pháp luật nếu di sản này được phân chia theo pháp luật.
Văn bản pháp luật được sử dụng: Bộ luật Dân sự 2015.