Luật sư tư vấn luật dân sự miễn phí trực tuyến. Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài 19001950. Dịch vụ tư vấn luật dân sự trực tuyến uy tín hàng đầu Việt Nam.
Di chúc miệng để tài sản cho người tình. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.
Tóm tắt câu hỏi:
Em có một tình huống và luật thừa kế như thế này nhưng em không hiểu nên xử lí như thế nào. Mong luật sư giải đáp giúp em ạ: Anh Đạt và chị Quyên kết hôn năm 2002 họ có 2 con là Dương(2003) và Oanh(2009). Do cuộc sống vợ chồng không hòa thuận, vợ chồng anh đã ly thân. Dương và Oanh sống với bố còn chị Quyên sống với người tình mới là Tùng. Ở quê chị quyên còn người cha là ông Bách và hai em ruột là Trung và Xuân. Nhân dịp nghỉ lễ 2/9 năm 2013 chị lái xe về quê đón cha đi du lịch không may bị tai nạn.Vài ngày trước khi chết trong viện, chị Quyên di chúc miệng (trước nhiều người làm chứng) là để lại toàn bộ tài sản của mình cho anh Tùng. Anh Đạt đã kiện tới Tòa án yêu cầu giải quyết việc phân chia di sản thừa kế.
Biết rằng:
-Tài sản chung của anh Đạt và chị Quyên có giá trị là 980 triệu đồng
-Tài sản của ông Bách ở quê có 430triệu dồng Khi chị Quyên và ông Bách chết cùng thời điểm trong bệnh viện
Mong được luật sư giải đáp sớm ạ! Xin cảm ơn luật sư.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thứ nhất Tài sản chung của anh Đạt và chị Quyên có giá trị là 980 triệu đồng chị Quyên để lại di chúc di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Di chúc này của chị Quyên để lại là một hình thức di chúc miệng và phải xem xét di chúc trong trường hợp này có là di chúc hợp pháp hay không. Theo quy định tại Điều 630 Bộ Luật Dân sự 2015 như sau:
Xem thêm: Đã lập di chúc, có được chia di sản thừa kế theo pháp luật không?
“Điều 630. Di chúc hợp pháp
1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.”
Xem thêm: Đất chưa có sổ đỏ có được lập di chúc thừa kế không?
Nếu di chúc của chị Quyên tuân thủ các quy định nêu trên thì di chúc của chị Quyên hợp pháp.
Thứ hai là chia thừa kế theo di chúc:
Theo quy định tại Điều 659 Bộ luật dân sự 2015 về phân chia di sản theo di chúc được thực hiện như sau:
“Điều 659. Phân chia di sản theo di chúc
1. Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
3. Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.”
Về nguyên tắc, di sản thừa kế sẽ được phân chia theo ý chí của người để lại di chúc, trừ trường hợp quy định tại Điều 644 Bộ luật dân sự 2015:
Xem thêm: Có được phép hủy bỏ di chúc không? Thủ tục hủy bỏ di chúc đã lập?
Theo quy định tại Điều 644 Bộ Luật dân sự 2015 có quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc:
“Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.”
Do đó, trong trường hợp người lập di chúc không cho con chưa thành niên, cha,mẹ, vợ chồng hoặc con thành niên mà không có khả năng lao động hưởng phần di sản hoặc cho những người này hưởng ít hơn hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật thì họ vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc.
Trường hợp di chúc không hợp pháp thì chia thừa kế theo pháp luật:
Xem thêm: Luật sư tư vấn thủ tục sang tên trên sổ đỏ khi có di chúc
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Theo Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 quy định những trường hợp thừa kế theo pháp luật bao gồm:
“1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
Xem thêm: Độ tuổi được lập di chúc? Dưới 18 tuổi có được phép lập di chúc không?
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”
Việc phân chia di sản theo pháp luật được thực hiện theo quy định tại Điều 660 Bộ luật dân sự 2015, theo đó:
“Điều 660. Phân chia di sản theo pháp luật
1. Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.
2. Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.”
Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Thì tài sản của chị Quyên chỉ chia cho Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của chị Quyên còn không chia cho người tình của chị Quyên.
Trường hợp ở quê chị Quyên còn người cha là ông Bách và hai em ruột là Trung và Xuân. Tài sản của ông Bách ở quê có 430 triệu dồng Khi chị Quyên và ông Bách chết cùng thời điểm trong bệnh viện.Nếu ông Bách không có di chúc thì tài sản của ông Bách sẽ được chia theo pháp luật. Phần được chia cho chị Quyên sẽ đặt ra vấn đề thừa kế thế vị. Theo quy định tại Điều 652 Bộ Luật dân sự 2015 có quy định như sau:
“Điều 652. Thừa kế thế vị
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”