Chị tôi để lại di chúc để lại toàn bộ tài sản cho người không thân thích. Đó lại là đất thờ phụng tổ tiên. Tôi có quyền khởi kiện không?
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào luật sư!
Tôi muốn hỏi vấn đề liên quan đến di chúc. Cha mẹ tôi khi còn sống có chuyển nhượng theo hình thức cho tôi 1 mảnh đất, còn chị tôi (bị bại liệt từ nhỏ) theo hình thức thừa kế 1 ngôi nhà mà cha mẹ tôi sống khi còn sống, nhưng khi chị chết lại lập 1 di chúc miệng (đúng hình thức pháp luật) để lại ngôi nhà đang thờ cúng mẹ và chị tôi cho 1 người xa lạ (không bà con). Vậy tôi xin hỏi tôi có quyền kiện về di chúc của chị không hoặc của cha mẹ tôi không ? Tôi có quyền hạn gì về vấn đề này không? Trong khi tôi là con trai duy nhất trong nhà mọi việc thờ cúng đều tôi gánh vác.
Luật sư tư vấn:
Chào bạn! Về vấn đề của bạn, DƯƠNG GIA xin tư vấn như sau:
Thứ nhất là về di chúc của cha mẹ bạn và của chị gái bạn: Pháp luật hiện nay ưu tiên việc chia thừa kế theo di chúc, trong trường hợp người để lại di sản không để lại di chúc hoặc di chúc không có hiệu lực pháp luật thì di sản mới được chia theo pháp luật. Nếu di chúc của cha mẹ bạn và của chị gái bạn là hợp pháp thì việc cha mẹ bạn để lại di sản là ngôi nhà mà 2 người từng sống cho chị gái của bạn và chị gái bạn để lại ngôi nhà đó cho một người xa lạ là hợp pháp và bạn không có quyền gì với căn nhà vì bạn không phải là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo quy định tại Điều 669 Bộ luật Dân sự (bao gồm cha, mẹ, vợ/chồng, con chưa thành niên và con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động).
Thứ hai là về vấn đề thờ cúng: Việc di sản được sử dụng để thờ cúng được quy định tại Điều 670 Bộ luật Dân sự, theo đó, di sản thờ cúng phải được chỉ định trong di chúc và chỉ định cả người quản lí di sản thờ cúng. Theo lời bạn nói thì chị gái của bạn là được thừa kế ngôi nhà đó từ cha mẹ của bạn chứ không phải là ngôi nhà là di sản thờ cúng và chị gái bạn là người quản lí. Vì vậy, về mặt pháp luật, ngôi nhà là tài sản riêng của chị gái bạn và chỉ chị gái bạn có quyền định đoạt đối với ngôi nhà đó.
Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về luật dân sự của chúng tôi:
– Tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
– Dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến qua email trả phí
Trân trọng cám ơn!