Di chúc để lại tài sản cho người không thân thích được không? Khó khăn, vướng mắc trong áp dụng quy định người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc?
Người lập di chúc hoàn toàn có thể chr định những người được hưởng di sản thừa kế theo bản di chúc được thành lập dựa trên ý chí và nguyện vọng của mình và theo đó thì rất nhiều người thắc mắc rằng di chúc để lại tài sản cho người không thân thích được không? và nếu di chúc có thể để lại tài sản cho người không thân thích thì được tiến hành theo quy định nào?
Cơ sở pháp lý:
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Di chúc để lại tài sản cho người không thân thích được không?
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào luật sư!
Tôi muốn hỏi vấn đề liên quan đến di chúc. Cha mẹ tôi khi còn sống có chuyển nhượng theo hình thức cho tôi 1 mảnh đất, còn chị tôi (bị bại liệt từ nhỏ) theo hình thức thừa kế 1 ngôi nhà mà cha mẹ tôi sống khi còn sống, nhưng khi chị chết lại lập 1 di chúc miệng (đúng hình thức pháp luật) để lại ngôi nhà đang thờ cúng mẹ và chị tôi cho 1 người xa lạ (không bà con). Vậy tôi xin hỏi tôi có quyền kiện về di chúc của chị không hoặc của cha mẹ tôi không ? Tôi có quyền hạn gì về vấn đề này không? Trong khi tôi là con trai duy nhất trong nhà mọi việc thờ cúng đều tôi gánh vác.
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất là về di chúc của cha mẹ bạn và của chị gái bạn: Pháp luật hiện nay ưu tiên việc chia thừa kế theo di chúc, trong trường hợp người để lại di sản không để lại di chúc hoặc di chúc không có hiệu lực pháp luật thì di sản mới được chia theo pháp luật. Nếu di chúc của cha mẹ bạn và của chị gái bạn là hợp pháp thì việc cha mẹ bạn để lại di sản là ngôi nhà mà 2 người từng sống cho chị gái của bạn và chị gái bạn để lại ngôi nhà đó cho một người xa lạ là hợp pháp và bạn không có quyền gì với căn nhà vì bạn không phải là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo quy định tại bộ luật dân sự 2015 quy định.
Thứ hai là về vấn đề thờ cúng: Việc di sản được sử dụng để thờ cúng được quy định tại Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, theo đó, di sản thờ cúng phải được chỉ định trong di chúc và chỉ định cả người quản lí di sản thờ cúng. Theo lời bạn nói thì chị gái của bạn là được thừa kế ngôi nhà đó từ cha mẹ của bạn chứ không phải là ngôi nhà là di sản thờ cúng và chị gái bạn là người quản lí. Vì vậy, về mặt pháp luật, ngôi nhà là tài sản riêng của chị gái bạn và chỉ chị gái bạn có quyền định đoạt đối với ngôi nhà đó.
Không những vậy, Bộ luật dân sự cũng có quy định áp dụng theo quy định này thì con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng hoặc con thành niên mà không có khả năng lao động thì họ cũng có quyền được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất đó theo quy định. Quy định này chỉ không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.
Căn cứ từ những nội dung chúng tôi đã đề ra thì đối với những người kể trên đương nhiên được hưởng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật mà không phụ thuộc vào việc họ có được di chúc phân chia di sản cho hay không.
Tóm lại dựa trên các thông tin như trên ta hiểu đây chính là nội dung để người để lại di sản có thể hiện ý chí của cá nhân người để lại tài sản cho người khác trước khi chết. Nếu đủ điều kiện để lập di chúc theo quy định nêu trên thì người lập di chúc có thể chỉ định người thừa kế và phân định tài sản của mình mà không cần sự đồng ý của bất kỳ ai.
2. Khó khăn, vướng mắc trong áp dụng quy định người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc:
Dựa trên những quy định mà pháp luật đề ra thì đối với những người thừa kế của người để lại di chúc họ sẽ sẽ tiến hành các thủ tục mở thừa kế khi người để lại di chúc qua đời cụ thể thì thường là tại Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng. Công chứng viên phải xác định chính xác, rõ ràng những người sẽ được hưởng thừa kế.
Tóm lại đứng trong hàng cũng từ lí do đó nên nếu cha đẻ, mẹ đẻ vẫn còn sống vào thời điểm mở thừa kế thì sẽ bắt buộc phải chia cho những người này. Còn nếu như cha đẻ, mẹ đẻ của người để lại di chúc cũng đã qua đời thì quy định này mới không được thực hiện.
Theo quy định như vậy thì với những người thừa kế sẽ phải đưa ra được giấy Trích lục khai tử của người chết có để lại di chúc và trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ của người chết cũng đã chết thì còn phải cung cấp thêm Trích lục khai tử của những người này. Nếu không, Công chứng viên sẽ không thể tiến hành các thủ tục mở thừa kế vì không xác định rõ ràng việc cha đẻ, mẹ đẻ của người để lại di chúc đã chết thật hay chưa.
Bên cạnh đó thì cũng có những khó khăn và vướng mắc về vấn đề này rất lớn chính là nếu như cha đẻ, mẹ đẻ của người để lại di chúc đã chết từ rất lâu thì việc xin cấp Trích lục khai tử gần như khó có thể thực hiện được. Bởi thời kỳ trước, việc tiến hành các thủ tục cấp “Trích lục khai tử” dường như vẫn còn rất xa lạ với đại đa số người dân Việt Nam và chính quyền; công tác quản lý hành chính chưa thật sự được quan tâm, chú trọng.
Nếu như trước kia ta thấy đối với các vấn đề liên quan đến thủ tục quản lý hộ tịch nói chung và thủ tục khai tử nói riêng khá lỏng lẻo, sơ sài. Cũng vì thế, rất nhiều gia đình khi có người chết thì chỉ báo qua với xã, phường và xã, phường cũng không yêu cầu tiến hành các thủ tục gì thêm.
Hiện nay đối với vấn đề quản lý hộ tịch lại rất chặt chẽ, bài bản và có thể nói thậm chí nhiều nơi áp dụng máy móc, cũng vì lí do đó nên đã làm nảy sinh sự không tương thích, mâu thuẫn giữa việc quản lý hộ tịch trong những giai đoạn khác nhau. Việc mở thừa kế thực hiện theo quy định là phải có căn cứ rõ ràng để xác định cha đẻ, mẹ đẻ của người để lại di chúc đã chết.
Theo đó thì di chúc viết tay là di chúc có giá trị cao nhất, thể hiện đầy đủ, chính xác ý chí của người để lại di chúc. Chúng ta có thể xác định di chúc là do chính người để lại di chúc viết ra và thể hiện được đó là ý chí của họ thì việc họ không ký trong từng trang hoặc quên không đánh số thứ tự cũng không ảnh hưởng đến ý chí của họ và di chúc đó phải được chấp nhận.
Như vậy dựa trên những quy định chúng tôi đưa ra như trên thì cho dù có tiến hành theo cách thức nào để có thể xác định cha đẻ, mẹ đẻ của người để lại di chúc đã qua đời hay chưa thì đều gây khó khăn cho những người thừa kế hợp pháp, các Công chứng viên và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có liên quan đến quá trình tiến hành các thủ tục mở thừa kế.