Di chúc có hiệu lực khi nào? Thời điểm có hiệu lực của di chúc? Chỉ khi người để lại di chúc chết và di chúc hợp pháp tại thời điểm mở thừa kế thì di chúc mới có hiệu lực?
Việc cá nhân có tài sản thực hiện quyền định đoạt đối với tài sản của mình bằng việc lập di chúc được biết đến là một hình thức định đoạt tài sản rất phổ biến và thường gặp. Việc chia di sản thừa kế theo di chúc nhằm múc đích ấn định phần tài sản thừa kế cho người thừa kế mà người lập di chúc muốn để lại tài sản.
Theo như quy định của pháp luật hiện hành thì người lập di chúc có thể thực hiện việc lập di chúc của mình tại nhà hoặc tại cơ quan có thẩm quyền nhưng đều phải tuân theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó thì Bộ luật Dân sự cũng quy định về hình thức lập di chúc sẽ được thực hiện bằng văn bản hoặc bằng lời nói. Do đó, đối với những bản di chúc đã được lập thì di chúc có hiệu lực khi nào và thời điểm có hiệu lực của di chúc được pháp luật quy định như thế nào?
Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
Mục lục bài viết
1. Di chúc có hiệu lực khi nào?
Thuật ngữ “Di chúc” được khẳng định là một trong những thuật ngữ rất phổ biến của pháp luật Dân sự, do đó, dựa trên căn cứ theo quy định tại Điều 624
Do đó, đối với việc định đoạt tài sản của một người trước khi chết thì có thể định đoạt tài sản của mình bằng cách để lại tài sản cho người khác bằng cách lập di chúc. Dựa trên nghiên cứ về quan điểm của một số nhà khoa học nghiên cứu về pháp luật thời kỳ La Mã thì có nhắc đến khái niệm về di chúc là việc định đoạt tài sản của con người trong trường hợp lúc qua đời với nội dung có sự chỉ định rõ người thừa kế. Từ đó có thể thấy rằng thuật ngữ “Di chúc” đã xuất hiện ở thời kỳ La Mã, và ở thời kỳ này di chúc đã được ghi nhận là việc định đoạt tài sản của con người. trong đó ý chí của chính người để lại di sản về việc chuyển tài sản của mình cho ai (người thừa kế) phải được ghi vào phần đầu của di chúc. Chính vì điều này, mà có thể khẳng định rằng pháp luật thực định tại Việt Nam khi quy định về di chúc cũng phản ánh sự tiếp thu pháp luật thời kỳ La Mã.
Dựa theo quy định của pháp luật Dân sự ở Việt Nam về di chúc qua các thời kỳ đều được xác định cho rằng, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Khái niệm về di chúc được giữ nguyên từ lần ghi nhận đầu tiên tại
Ngoài ra thì pháp luật hiện hành có quy định, để di chúc có hiệu lực thì di chúc này phải là di chúc được xác định là hợp pháp. Do đó, để xác định một di chúc là hợp pháp thì cần phải đáp ứng các điều kiện hợp pháp của di chúc, mà những điều kiện này đã được quy định cụ thể tại Điều 630 Bộ luật Dân sự quy định:
– Điều kiện về người lập di chúc phải là người thành niên được quyền lập di chúc khi minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc là người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi theo như quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015 thì cũng có quyền lập di chúc nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc và phải lập bằng văn bản và phải được công chứng chứng thực để đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về việc lập di chúc. bên cạnh đó thì pháp luật cũng có quy định về việc lập di chúc đối với người bị hạn chế về thể chất hoặc không biết chữ thì phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
– Điều kiện về di sản được xác định ở đấy là nêu trong di chúc phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
– Điều kiện về người hưởng di sản theo di chúc được pháp luật Dân sự quy định bao gồm tổ chức, cơ quan được chỉ định là người thừa kế phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Ngược lại, người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc thì di chúc không còn hiệu lực toàn bộ hoặc một phần.
– Điều kiện về nội dung của di chúc phải là nội dung không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội và gồm: Ngày, tháng, năm lập di chúc; họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; họ và tên người, tổ chức được hưởng di sản; di sản để lại và nơi có di sản…
– Điều kiện về hình thức của di chúc theo như quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì không trái quy định của pháp luật. Theo đó, di chúc phải được lập bằng văn bản. Nếu không thể lập di chúc bằng văn bản thì mới lập di chúc miệng khi lập di chúc bằng miệng thì cũng cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành việc việc lập di chúc này.
Như vậy, chỉ khi người để lại di chúc chết và di chúc hợp pháp tại thời điểm mở thừa kế thì di chúc mới có hiệu lực.
2. Thời điểm có hiệu lực của di chúc:
Trên cơ sở quy định của pháp luật Dân sự năm 2015 thì việc xác định thời điểm có hiệu lực của di chúc tại thời điểm mở thừa kế. Mặc dù vật, pháp luật chỉ xác định thời điểm có hiệu lực của di chúc, không có nghĩa là tại thời điểm người có di sản chết, di chúc phải được đem ra thi hành. Việc công bố di chúc, phân chia di sản theo di chúc có thể thực hiện vào thời điểm mà người thừa kế cảm thấy thích hợp.
Bên cạnh đó thì bộ luật này còn có quy định đối với việc di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp khi người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc hay là việc cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Do đó, theo như quy định này thì trong trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.
Từ quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì việc xác định di chúc không có hiệu lực, thuộc vào trường hợp nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực. Hoặc di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực. Chính vì vậy, mà việc xác định hiệu lực của di chúc còn phụ thuộc vào phần tài sản mà người lập di chúc để lại có còn tồn tại không, đối tượng được hưởng thừa kế từ di chúc còn tồn tại hay không thì lúc đó mới xác định được hiệu lực của bản di chúc đó.
Pháp lập cũng có những quy định dự liệu trước về việc người lập di chúc để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực. Việc này được quy định cụ thể tại Khoản 5 Điều 643 Bộ luật Dân sự khẳng định: Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực. Đồng thời, người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập bất cứ lúc nào. Đặc biệt: Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị huỷ bỏ. Ngoài ra, nếu trong thời hiệu yêu cầu chia di sản, di sản đã chia mà tìm thấy di chúc thì phải chia lại theo di chúc nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu.
Bên cạnh việc xác định thời điểm có hiệu lực của di chúc thì một vấn đề cũng được nhiều bạn đọc quan tâm đó là thời hạn của một bản di chúc là bao lâu? Mặc dù, không có quy định pháp luật về thời hạn của di chúc. Như vây, quyền khai nhận di sản thừa kế có thể được tiến hành bất cứ lúc nào khi người để lại di sản qua đời. Nếu xét xem bản di chúc hợp pháp về mặt hình thức, nội dung theo quy định của pháp luật không thì hiệu lực của di chúc chỉ chấm dứt khi thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2, 3 Điều 643 Bộ luật dân sự 2015. Tuy nhiên, theo Điều 623 Bộ luật dân sự 2015, có quy định về thời hiệu thừa kế. Do đó, từ những quy định trên có thể thấy, di chúc có hiệu lực từ thời điểm người để lại di chúc chết và có hiệu lực đến hết thời hiệu chia thừa kế (30 năm với bất động sản, 10 năm với động sản). Đặc biệt, nếu trong thời hiệu này, dù di sản đã được chia thì vẫn có thể yêu cầu chia lại theo di chúc.