Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển giao tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Vậy vợ chồng có quyền lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung của vợ chồng không? Di chúc chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm nào? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin
Mục lục bài viết
1. Vợ chồng có được lập di chúc chung không?
Theo quy định tại Điều 663 Bộ luật dân sự 2005 quy định, vợ chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung.
Tài sản chung của vợ chồng bao gồm những tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Tuy nhiên, kể từ thời điểm bộ luật dân sự năm 2005 có hiệu lực đến nay không có thêm văn bản nào điều chỉnh về di chúc chung của vợ chồng. Do quy định về di chúc chung của vợ chồng tại Bộ luật dân sự 2005 có nhiều điểm chưa thực sự hiệu quả nên có nhiều ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện quy định này. Cho đến khi Bộ luật dân sự 2015 ra đời thay thế Bộ luật dân sự 2005 thì quy định về lập di chúc chung của vợ chồng đã không còn được đề cập đến nữa mà chỉ có quy định về việc lập di chúc như sau: Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Mặc dù pháp luật hiện hành không có quy định nào để điều chỉnh việc lập di chúc chung của vợ chồng nhưng cũng không có điều luật nào cấm vợ chồng lập di chúc chung. Chính vì thế cho nên việc lập di chúc chung hay riêng của vợ chồng sẽ tùy thuộc vào ý chí của mỗi cá nhân.
Như vậy, vợ chồng vẫn có thể lập di chúc chung và bản di chúc này vẫn sẽ có hiệu lực pháp luật nếu nó đáp ứng đủ về mặt chủ thể, hình thức và nội dung di chúc của một bản di chúc hợp pháp được quy định tại ĐIều 630 Bộ luật dân sự 2015 như sau: Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
2. Di chúc chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm nào?
Thông thường thì thời điểm mở thừa kế di chúc chung phát sinh hiệu lực, di chúc chung sẽ được mang ra thực hiện theo ý chí của vợ chồng đã định đoạt. Thời điểm này thông thường có ý nghĩa đối với việc xác định phần tài sản chung nào là di sản thừa kế và các nghĩa vụ về tài sản mà vợ, chồng để lại, xác định được những người có quyền hưởng di sản chung của vợ chồng để lại theo di chúc, là căn cứ bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện thừa kế. Chính vì thế việc xác định thời điểm có hiệu lực của di chúc nói chung và di chúc chung của vợ chồng nói riêng là rất quan trọng, không xác định đúng thời điểm sẽ dẫn tới hàng loạt các tranh chấp liên quan đến di chúc chung, xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của những người hưởng thừa kế và những người có quyền và lợi ích liên quan.
Tại Điều 668 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết. Kể từ thời điểm Bộ luật dân sự 2005 có hiệu lực đến nay không có thêm bất kỳ văn bản nào điều chỉnh về thời điểm có hiệu lực về di chúc chung của vợ chồng nữa.
Kể từ thời điểm Bộ luật dân sự 2005 hết hiệu lực thì tại Điều 643 Bộ luật dân sự 2015 đã quy định về hiệu lực của di chúc như sau:
– Di chúc có hiệu lực kể từ thời điểm mở thừa kế
– Di chúc không có hiệu lực toàn bộ trong trường hợp người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với người lập di chúc hay cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế nữa
– Di chúc hết hiệu lực một phần khi có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc hoặc một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không còn hiệu lực
– Nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế thì di chúc không có hiệu lực, nếu còn một phần thì phần di chúc về phần tài sản còn lại vẫn có hiệu lực
– Nếu di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại thì chỉ phần này không có hiệu lực
– Bản di chúc sau cùng trước khi chết là bản di chúc có hiệu lực
Như vậy, Bộ luật dân sự 2015 không có điều luật nào quy định về thời điểm có hiệu lực đối với di chúc chung của vợ chồng mà chỉ có quy định chung về thời điểm có hiệu lực của di chúc. Theo đó, khi vợ chồng lập di chúc chung thì sẽ có hiệu lực một phần khi một trong hai bên mất. Phần di chúc có hiệu lực là phần di chúc có liên quan đến di sản của người đã chết, phần còn lại chưa phát sinh hiệu lực đến khi nào cả hai cùng chết di chúc sẽ có hiệu lực toàn bộ.
3. Mục đích di chúc chung của vợ, chồng:
Di chúc chung của vợ chồng được lập ra nhằm định đoạt tài sản chung của vợ chồng cho những người thừa kế. Điều đó đồng nghĩa với việc khi định đoạt tài sản chung trong di chúc thì chủ thể phải là vợ chồng hợp pháp. Nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng đều định đoạt tài sản riêng của mình trong di chúc chung thì mỗi người đều có quyền tự do định đoạt cũng như thay đổi phần liên quan đến tài sản riêng của mình trong di chúc chung mà không cần sự đồng ý của người kia.
Trong di chúc chung của vợ chồng, không được ủy quyền cho người kia lập di chúc thay mình hay việc ký thay di chúc cũng như quyết định các vấn đề liên quan đến nội dung di chúc chung. Vì di chúc chung là sự thống nhất, tự nguyện của vợ chồng trong các nội dung liên quan đến di chúc chung. Hơn nữa Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
4. Mẫu di chúc chung của vợ chồng:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
DI CHÚC
Ngày ….. tháng ….. năm ….., tại địa chỉ:…….. trước sự chứng kiến của hai người làm chứng, chúng tôi là:
1.Ông: …….. Sinh năm: ………….
– CMND số …. Nơi cấp …. cấp ngày ..
– Hộ khẩu thường trú: ………
2. Bà: ..Sinh năm: …………..
CMND: số …. Nơi cấp …..cấp ngày …
Hộ khẩu thường trú: …..
Nay trong tình trạng tinh thần hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, chúng tôi tự nguyện lập bản Di chúc này để định đoạt toàn bộ tài sản (di sản) chung của chúng tôi, cụ thể như sau:
I. Di sản
Di sản được định đoạt trong Di chúc này là toàn bộ tài sản chung của vợ chồng chúng tôi có được khi còn sống, Cụ thể như sau:
1. Thửa đất số ……….. tại địa chỉ: ……….., thành phố ……… theo Giấy chứng nhận Quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở số: …………….., hồ sơ gốc số: …………. do UBND ……….. cấp ngày ……/……/……….
2. Chiếc ô tô mang biển kiểm soát, loại xe ……….., số khung ………, số máy …….., màu sơn…………, đăng ký đứng tên …………
3. Chiếc xe máy mang biển kiểm soát, loại xe ……., số khung …….., số máy…….., màu sơn …….., đăng ký đứng tên ……………..
Những tài sản nêu trên là do vợ chồng chúng tôi vất vả làm lụng, tích cóp, dành dụm cả cuộc đời mới có được. Nay chúng tôi viết di chúc này mong muốn để lại toàn bộ tài sản chung của mình cho các con của chúng tôi
II. Người được hưởng di sản
Chúng tôi cùng nhau lập bản Di chúc này để định đoạt toàn bộ di sản của chúng tôi nêu tại mục I của Di chúc này cho các ôn của chúng tôi, cụ thể như sau:
1. Con trai: ……… sinh ngày …………
CMND số: ………. do Công an ……….. cấp ngày……/…./……..
Hộ khẩu thường trú: …………
2. Con gái: ………. sinh ngày………..
CMND số: ……….. do Công an ……….. cấp ngày……/…./……..
Hộ khẩu thường trú: ……….
Ngoài các con của chúng tôi có tên và thông tin nhân thân nêu trên, chúng tôi không để lại di sản của tôi cho ai khác.
Chúng tôi thống nhất: Di chúc này chỉ có hiệu lực khi cả hai chúng tôi đều chết. Nếu một trong hai chúng tôi chết trước thì người nào (vợ hoặc chồng) còn sống sẽ tiếp tục quản lý, sử dụng toàn bộ di sản. Khi nào cả hai vợ chồng chúng tôi đều chết thì các con chúng tôi mới có quyền phân chia di sản của chúng tôi theo nội dung quy định tại Di chúc này.
III. Người giữ di chúc và công bố Di chúc
Nếu trong chúng tôi có người chết trước thì người còn lại sẽ là người cất giữ Di chúc và quản lý di sản. Di chúc này chỉ được công bố và phân chia di sản sau khi cả hai chúng tôi đều qua đời.
IV. Cam đoan của người lập di chúc.
– Những thông tin về nhân thân, thông tin về tài sản, di sản đã ghi trong Di chúc này là đúng sự thật.
– Toàn bộ các giấy tờ làm căn cứ để lập Di chúc này là do chúng tôi cung cấp, các giấy tờ này được cơ quan có thẩm quyền cấp, không có sự giả mạo, tẩy xóa, thêm bớt làm sai lệch nội dung.
– Toàn bộ động sản và Bất động sản và động sản được định đoạt trong Di chúc này là tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của chúng tôi theo quy định của pháp luật.
– Việc lập Di chúc này là hoàn toàn tự nguyện, minh mẫn, không bị lừa dối, không bị ép buộc.
Chúng tôi đã nghe người làm chứng đọc toàn văn bản Di chúc này và chúng tôi cũng đã tự mình đọc lại toàn bộ nội dung Di chúc, hiểu rõ và đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Di chúc. Chúng tội ký và điểm chỉ vào bản di chúc này trước sự có mặt của hai người làm chứng. Hai người làm chứng có tên trong Di chúc này do chúng tôi tự nguyện mời đến chứng kiến việc chúng tôi lập di chúc. Di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng theo ý chí, nguyện vọng của tôi. Tôi không sửa đổi hoặc thêm bớt điều gì.
Di chúc này gồm …… trang đánh máy, tiếng Việt và được lập thành 02 bản chính, có giá trị pháp lý như nhau.
NGƯỜI LẬP DI CHÚC
(Ký tên, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)
Người làm chứng:
1. Ông: …………; Sinh năm: ……..
CMND: số ………. nơi cấp ………..cấp ngày ………….
Hộ khẩu thường trú: ………….
2. Bà:………; Sinh năm: ……….
CMND: số ………… do Công an thành phố ………..
cấp ngày ………
Hộ khẩu thường trú: ………….
Những người làm chứng cam đoan tận mắt chứng kiến ông………..và bà…….. tự nguyện lập và ký, điểm chỉ vào bản Di chúc này.
NGƯỜI LÀM CHỨNG CHO DI CHÚC
(Ký và ghi rõ họ tên)
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: Bộ luật dân sự 2015