Thuế giá trị gia tăng hay còn được gọi tắt là thuế VAT, là một trong những loại thuế gián thu, thuế giá trị gia tăng đánh trực tiếp vào người tiêu dùng, tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa và dịch vụ phát sinh từ quá trình lưu thông. Vậy đi ăn nhà hàng, cá nhân cần phải nộp thuế giá trị gia tăng là đúng hay sai?
Mục lục bài viết
1. Đi ăn nhà hàng cá nhân phải nộp thuế GTGT đúng hay sai?
Thuế giá trị gia tăng là một trong những nguồn thu quan trọng của nhà nước. Thuế giá trị gia tăng là loại thuế đánh vào các loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật. Thuế giá trị gia tăng hay còn được viết tắt là thuế VAT, là loại thuế gián thu mà người tiêu dùng cuối cùng cần phải chịu dựa trên phần giá trị tăng thêm của các loại hàng hóa và dịch vụ phát sinh từ hoạt động sản xuất, hoạt động lưu thông cho đến hoạt động tiêu dùng trên thị trường. Thuế giá trị gia tăng dịch vụ ăn uống là loại thuế mà người sử dụng dịch vụ ăn uống cần phải nộp trên mỗi hóa đơn. Người kinh doanh dịch vụ ăn uống sẽ được xác định là người thu hộ và có nghĩa vụ nộp thuế giá trị gia tăng cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trên thực tế, thuế giá trị gia tăng là một trong những khoản thuế đối với việc tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ trong nước, vì vậy thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu theo quy định của pháp luật sẽ được hoàn lại, hay nói cách khác trong một vài trường hợp nhất định thì người tiêu dùng ở nước ngoài thường sẽ không phải chịu thuế giá trị gia tăng giống như người tiêu dùng trong nước. Đối với các loại hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu thì sẽ có những loại thuế riêng biệt khác.
Pháp luật hiện nay có quy định cụ thể về thuế suất của thuế giá trị gia tăng, trong đó có thuế suất 10%. Căn cứ theo quy định tại Điều 11 của Thông tư
– Thuế suất 10% có thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật sẽ được áp dụng đối với các loại hàng hóa, dịch vụ không được quy định cụ thể tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 của Thông tư
– Các mức thuế suất giá trị gia tăng được nêu cụ thể tại Điều 10 và Điều 11 của Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, sẽ được áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công và kinh doanh thương mại. Ví dụ như: Hãng may mặc theo quy định của pháp luật là mặt hạn áp dụng thuế suất 10%, thì mặt hàng này ở khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại đều sẽ được áp dụng với mức thuế suất là 10%;
– Các loại phế liệu, phế phẩm được thu hồi để phục vụ cho hoạt động tái chế, sử dụng lại khi bán ra thị trường sẽ áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng theo thuế suất của các mặt hàng phế liệu, phế phẩm bán ra;
– Các cơ sở kinh doanh nhiều loại hàng hóa, dịch vụ có mức thuế suất giá trị gia tăng khác nhau thì theo quy định của pháp luật, cần phải khai thuế giá trị gia tăng theo từng mức thuế suất nhất định đối với từng loại hàng hóa và dịch vụ nhất định. Nếu cơ sở kinh doanh không xác định mức thuế suất giá trị gia tăng theo từng mức thuế suất nhất định, thì các cơ sở kinh doanh đó sẽ cần phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất của hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở đó sản xuất, kinh doanh.
Theo đó thì có thể nói, việc đánh thuế giá trị gia tăng về bản chất hoàn toàn phụ thuộc vào sự tiêu dùng trong lãnh thổ của Việt Nam, và đồ ăn theo quy định của pháp luật thì thuế giá trị gia tăng áp dụng sẽ là thuế 10%. Vì vậy, khi cá nhân sử dụng dịch vụ ăn uống tại các nhà hàng, việc tiêu thụ đó diễn ra trên lãnh thổ của Việt Nam, cá nhân sẽ cần phải nộp thuế giá trị gia tăng. Quy định này là đúng quy định của pháp luật.
2. Cách tính thuế GTGT phải nộp khi đi ăn nhà hàng?
Nhằm hướng tới mục tiêu kích cầu tiêu dùng, phục hồi và phát triển kinh tế, năm 2022 Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội. Đến ngày 28 tháng 01 năm 2022, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định miễn, giảm thuế theo Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa hỗ trợ phục hồi kinh tế xã hội.
Kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2022, Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định miễn, giảm thuế theo Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa hỗ trợ phục hồi kinh tế xã hội chính thức có hiệu lực thi hành. Theo đó, thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% sẽ được giảm còn 8%. Tuy nhiên theo Điều 3 của Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định miễn, giảm thuế theo Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa hỗ trợ phục hồi kinh tế xã hội, thì chính sách này chỉ có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022. Chính vì vậy, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023, mức thuế giá trị gia tăng sẽ trở về mức thuế suất cũ là 10%.
Và dịch vụ ăn uống theo quy định hiện nay đang nằm trong số các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%. Căn cứ theo quy định tại
Thuế giá trị gia tăng phải chịu = Giá tính thuế x Thuế suất thuế giá trị gia tăng.
Ví dụ:
Tổng hóa đơn phải trả là 1.080.000 đồng (trong đó đã bao gồm thuế giá trị gia tăng), thuế suất thuế giá trị gia tăng là 10% thì giá chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng sẽ tính theo công thức sau: Giá chưa bao gồm thế giá trị gia tăng = Giá thanh toán / (1 + thuế suất của hàng hóa, dịch vụ). Tương ứng, giá chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng = 1.080.000 / (1 + 0.1) = 981.000 đồng. Theo đó, thuế giá trị gia tăng trong trường hợp này sẽ là 99.000 đồng.
3. Người chịu thuế GTGT và người đóng thuế GTGT là ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của
Trong đó, theo quy định tại Điều 4 của Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH Luật thuế giá trị gia tăng 2016 thì người nộp thuế giá trị gia tăng được xác định là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng. Tuy nhiên, trên thực tế, đặc điểm của thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu, thuế giá trị gia tăng sẽ được cộng trực tiếp vào giá bán hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng trả khi sử dụng sản phẩm đó.
Vì vậy, người chịu thuế giá trị gia tăng thực tế được xác định là những người tiêu dùng, tuy nhiên người đóng thuế giá trị gia tăng lại được xác định là các cơ sở kinh doanh.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH Luật thuế giá trị gia tăng 2016;
– Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng;
– Thông tư 43/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung khoản 11 Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư
THAM KHẢO THÊM: