Đền Voi Phục được coi là nét văn hóa, kiến trúc lịch sử đặc sắc và niềm tự hào của người dân Thủ đô Hà Nội nói riêng và nhân dân cả nước nói chung.
Mục lục bài viết
1. Đền Voi Phục ở đâu? Thờ ai?
Thuật ngữ Thăng Long tứ trấn dùng để chỉ ra 4 ngôi đền thiêng thờ 4 vị thần trấn giữ 4 vị trí huyết mạch phía đông, tây, nam, bắc của kinh thành Thăng Long thời xưa. Bốn ngôi đền bao gồm: đền Bạch Mã trấn phía Đông, đền Voi Phục trấn phía Tây, đền Kim Liên trấn phía Nam, đền Quán Thánh trấn phía Bắc.
Đền Voi Phục (“Tây trấn từ”) là một ngôi đền trong Thăng Long tứ trấn của thành Thăng Long xưa, gồm bốn ngôi thờ bảo lan. Đền Voi Phục tọa lạc tại số 362 phố Kim Mã, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, cạnh công viên Thủ Lệ. Đền thờ thần Linh Lang, người đã giúp nhà Vua Lý Thánh Tông trong cuộc cuộc dẩy lui giặc Tống khỏi bờ cõi nước ta. Linh Lang vẫn là danh tướng đã bảo vệ Thăng Long chống ngoại xâm, có thể trong trận chống quân Tống năm 1076 mà cũng có thể không phải là trong trận đó, là thành hoàng thủ đô Thăng Long. Mặc dù thần tích được tương truyền đa dạng thế nào thì đất phát tích của Linh Lang vẫn là Thăng Long.
Với những giá trị tiêu biểu, trường tồn di tích đền Voi Phục -Thủ Lệ đã được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử văn hóa vào năm 1962. Ngày 18 tháng 1 năm 2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 93/QĐ-TTg xếp hạng di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Thăng Long tứ trấn là di tích quốc gia đặc biệt cần tiếp tục được lưu giữ và bảo tồn nét văn hóa cổ kính của thủ đô.
2. Sự tích Đền Voi Phục:
Đền Voi Phục được thành lập từ thời Lý Thái Tông (1028-1054) tọa lạc ở vị trí góc phía Tây Nam của kinh thành Thăng Long xưa, nằm trong địa phận của làng Thủ Lệ hiện nay là công viên Thủ Lệ. Thờ hoàng tử Linh Lang, con trai của vua Lý Thái Tông, và bà phi thứ 9 Dương Thị Quang, nhưng nghe mọi người truyền tai nhau kể lại vốn là con của Long Quân, tên gọi là Hoàng Châu, thác sinh, là người có công trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống, và sau đó đã hi sinh trên phòng tuyến sông Cầu vào năm 1076. Sau khi mất Linh Lang được người dân Thủ Lệ lập đền thờ nhớ ơn công lao và được nhà vua sắc phong là Linh Lang đại vương thượng đẳng phúc thần. Ngài đã nhiều lần hiển linh giúp tướng sĩ nhà Trần trong cuộc chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông kéo dài và gay gắt, đồng thời, Thần âm phù giúp đỡ nhà Lê trong cuộc phục hưng. Gọi là đền Voi Phục bởi vì trước cửa đền có đắp hai con voi quỳ gối nên người dân nơi đây quen gọi như vậy và vì đền ở phía tây kinh thành nên còn gọi là trấn Tây hoặc trấn Đoài (Đoài, theo bát quái thuộc phương Tây).
Ngôi đền còn có tên gọi khác là Đền Voi Phục Thủ Lệ nhằm phân biệt với Đền Voi Phục Thụy Khuê tại số 251 đường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội. Xưa kia, ngôi đền thuộc hệ Tứ Trấn, “giữ” phía Tây kinh thành. Nơi đây xưa kia vốn là đất lắm hồ ao, lầy lội, là một trong Thập tam trại có từ thời Lý. Lúc bấy giờ, thuộc tổng nội, huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên. Theo như người xưa kể lại rằng, vào năm Chương Thánh Gia Khánh thứ 7 (năm 1065) đời vua Lý Thánh Tông, đền Voi Phục được xây dựng trên một khu gò cao thuộc vùng đất của trại Thủ Lệ – một trong 13 làng trại ở phía tây kinh thành Thăng Long. Mở đầu cho kiến trúc của Đền, cổng tứ trụ được xem như những trục vũ trụ đem sinh khí từ tầng trên truyền xuống trần gian (đây là sản phẩm của thế kỷ XIX – XX), hai bên cổng có bia hạ mã và đôi voi chầu phục (hiện mới được xây thêm nghi môn tứ trụ nữa, ở sát với đường lớn).
3. Lễ hội Đền Voi Phục:
Lễ hội chính của Đền Voi Phục được tổ chức vào ngày 9/2 – 10/2 âm lịch hàng năm, cùng với đó là sự tham gia của 4 đình: đình Ngọc Khánh, đình Yên Hòa, đình Xa La và đình Hào Nam. Đây cũng là ngày mất của Hoàng tử Linh Lang.
Lễ hội được tổ chức trong không khí trang trọng, tiết kiệm và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho mọi người tới đây. Nhiều hoạt động đặc trưng được diễn ra trong hai ngày trong đó nổi bật: lễ rước kiệu, tế lễ, dâng hương…
Lễ rước hội đền Voi Phục được tổ chức vào ngày 9/2 âm lịch hàng năm. Vào lúc sáng sớm, người trông giữ đền là cụ Từ thực hiện lễ cáo thính Đức Thánh, sau đó là khóa tụng kinh và đội tế nam đền Voi Phục thực hiện tế Thánh. Tiếp đến, đội dâng hương của 4 đình dâng hương lễ Thánh. Chiều cùng ngày, Tại buổi lễ nhằm hướng đến một không khí nhộn nhịp ban tổ chức đã làm nhiều thể loại trò chơi dân gian cùng với các tiết mục biểu diễn văn nghệ truyền thống. Sau đó, Người dân địa phương và du khách thập phương vào lễ Thánh để xin lộc.
Vào 10/2 âm lịch là ngày chính hội, mở đầu là đoàn rước của đền Voi Phục, Thuỵ Khuê (anh cả, đầu nguồn sông Tô Lịch) vào lễ thánh, tiếp theo là đoàn Thủ Lệ và các nơi chung thờ thánh. Để cầu mong cho một năm mưa thuận gió hòa, bình an và suôn sẻ, các làng mở đại hội, đám rước thật linh đình. Từ 7h sáng, 4 kiệu từ 4 đình được rước đến đền Voi Phục để tế và bái yết Thánh. Trong suốt quá trình diễn ra lễ rước, các đoàn đều trình diễn các hoạt cảnh tái hiện lại những bức tranh mang đậm tính dân gian truyền thống như: con đĩ đánh bồng, múa sênh tiền, múa quạt, múa sư tử, múa lân… Tiếp theo đó, tại đền Voi Phục, ban tổ chức cử người lên đọc bài
Kết thúc lễ tế hạ hội cũng là xế chiều. Mọi người dọn dẹp và cùng nhau ra về với gương mặt mừng rỡ. Ngoài những phần lễ chính, trong hai ngày tổ chức lễ hội còn có những hoạt động sôi nổi diễn ra như: thi chọi gà, thi đấu cờ tướng, đập nồi niêu có thưởng và biểu diễn văn nghệ,… tạo không khi vui tươi, nhộn nhịp của lễ hội mùa xuân.
4. Kinh nghiệm đi lễ Đền Voi Phục:
Hướng dẫn di chuyển đến Đền
Vì đền Voi Phục nằm ngay trung tâm Hà Nội, chúng ta cần cẩn thận trong việc đi lại bởi trong nội thành giao thông hay gặp vấn đề tắc đường. Nếu đi xe máy nên chọn cho mình chỗ để xe hợp lý, đảm bảo an toàn có thể đi sớm hơn đường sẽ dễ đi hơn. Nếu đi xe bus, chúng ta có thể đi các tuyến: 16, 27, 32, 34, 49 và nhớ căn thời gian xe bus chạy.
Đặc biệt chúng ta cần lưu ý thời gian di chuyển bởi Hà Nội rất tắt đường.
Giá vé tham quan Đền Voi Phục
Giá vé: miễn phí
Thời gian mở cửa Đền Voi Phục
Giờ mở cửa Đền Voi Phục
– 8h00 – 17h00 hàng tuần, riêng giao thừa đền mở hết đêm.
– Ngày mồng 1 và ngày rằm: 6h00 – 20h00
Dâng lễ Đền Voi Phục
Chuẩn bị đồ lễ: Một số đồ lễ bạn có thể chuẩn bị trước khi đi đó là :
– Lễ chay: hương, hoa quả tươi, oản, xôi chè
– Lễ mặn: có thể dâng gồm gà, giò, chả, rượu, trầu cau
– Đi các đền có thể chuẩn bị tiền giấy âm phủ và hương. Tiền lẻ, tiền “giọt dầu” để vào hòm công đức.
Một số chú ý:
– Tuân theo quy định của ban quản lý đền
– Trang phục ăn mặc phải kín đáo, lịch sự, tôn trọng không gian linh thiêng.
– Lễ vật dâng lên phụ thuộc vào ngữ cảnh của từng người, phải thật thành tâm
– Không được bước ngang qua người đang cúng bái
– Không được bước lên bệ cửa đền
5. Văn khấn Đền Voi Phục:
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con xin kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương.
Hưởng tử con là………………………………………………..Tuổi………….
Ngụ tại……………………………………………………………………….
Hôm nay là ngày…… tháng……năm………………..(Âm lịch)
Hương tử con đến nơi……………(Đình hoặc Đền hoặc Miếu) thành tâm kính nghĩ: Đức Đại Vương nhận mệnh Thiên đình giáng lâm ở nước Việt Nam làm Bản cảnh Thành Hoàng chủ tể một phương bấy nay ban phúc lành che chở cho dân. Nay hương tử chúng con thành tâm dâng lên lễ bạc, hiến tế hương hoa, phẩm oản…
Cầu mong đức Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương chứng giám, rủ lòng thương xót, phù hộ che chở cho chúng con sức khoẻ dồi dào, mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!