Đến với miền đất Thanh Hoá, du khách được trải nghiệm, tham quan những địa điểm nổi tiếng như Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng, động Tiên Sơn,...trong đó không thể không nhắc tới một di tích lịch sử đền Cô Chín Thanh Hoá bởi đây không chỉ là một địa điểm vô cùng linh thiêng mà còn là niềm tự hào của người Thanh Hoá.
Mục lục bài viết
1. Đền Cô Chín ở đâu?
Cô Chín đang được rất nhiều nơi thờ phụng. Tại Hải Phòng, cô Chín còn được gọi với cái tên là Cô Chín Suối Rồng. Tại Bắc Giang, người dân nơi đây vinh danh cô Chí và gọi là Cô Chín Thượng Thiên. Tại Vĩnh Phúc, có tên gọi là Đền Cô Chín Tây Thiên. Hoặc ở Lạng Sơn có tên là đền Cô Chín Đồng Mỏ.
Tuy nhiên, đền thờ chính của Cô Chín có địa chỉ cụ thể tại đường Trần Hưng Đạo thuộc địa phận phường Bắc Sơn tại thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 130km. Mỗi năm, ngôi đền cô Chín đón một lượng du khách rất lớn đến tham quan, viếng thăm, cầu bình an, chiêm bái.
Có nhiều người cho rằng đền Sòng Sơn mới là đền thờ chính của Cô Chín, nhưng trên thực tế đền Sòng Sơn là đền thờ chính của Mẫu Cửu. Đền Sòng Sơn cách khu đền Cô Chín khoảng 2 km. Vào thời vua Lê Thánh Tông đền Cô Chín được xây dựng và ngôi đền được Bộ Văn hoá – Thông tin công nhận là di tích lịch sử Quốc gia vào năm 1993.
2. Sự tích đền Cô Chín Sòng Sơn ở Thanh Hoá:
Đền Cô Chín Sòng Sơn ở Thanh Hóa còn được gọi với tên gọi khác là đền Cô Chín Giếng Thanh Hoá. Ngôi đền này được xây dựng để thờ cúng người con gái thứ 9 của Ngọc Hoàng Thượng Đế đó là vị công chúa có tên gọi là Cửu Thiên Huyền Nữ.
Truyền thuyết về Cô Chín Giếng được dân gian truyền miệng nhau như sau: Trong một cuộc chiến giữa Tiền Quân Thánh và công chúa Liễu Hạnh. Công chúa Liễu Hạnh bị gặp nạn và sau đó đã biến thành một con rồng ẩn nhờ nơi ở của Cửu Thiên Huyền Nữ. Đây cũng chính là dấu mốc xuất hiện của 9 cái giếng thiêng trong đền sau này. Sau đó, Cửu Thiên Công chúa đã sử dụng phép thần thông của mình để cứu công chúa Liễu Hạnh giúp công chúa thoát khỏi vòng vây hiểm ác của Tiền Quân Thánh. Qua sự kiện đó, Cửu Thiên Huyền Nữ và công chúa Liễu Hạnh đã kết nghĩa thành tỷ muội. Để ghi nhớ công ơn của vị công chúa thứ 9 – Cửu Thiên Huyền Nữ người dân lập nên ngôi đền Cô Chín bên cạnh 9 cái giếng thiêng. Câu chuyện thần thoại về Cô Chín Giếng đã đi sâu vào trong nếp sống sinh hoạt, văn hoá của người dân Thanh Hóa nói riêng và người dân Việt Nam nói chung.
Vào những năm cuối thế kỷ XVIII, ngôi đền Cô Chín được xây dựng tại tỉnh Thanh Hoá với quy mô lớn nên nhiều lễ hội lớn có liên quan đến vấn đề tâm linh, văn hóa hầu như sẽ được tổ chức tại ngôi đền này.
Năm 1993, đền Cô Chín Giếng được Bộ Văn hóa – Thông tin đã công nhận là một di tích lịch sử cấp Quốc Gia và được sửa sang, trùng tu thường xuyên để cho cảnh quan tươi mới, đẹp đẽ, sẵn sàng chào đón du khách đến tỉnh Thanh Hóa để chiêm ngưỡng công trình linh thiêng, cổ kính, lâu đời này và nếu như thành tâm cầu nguyện thì lời ước nguyện đó sẽ được như ý.
3. Thời gian thích hợp để đi thăm Đền Cô Chín Sòng Sơn Thanh Hóa:
Ngày 26 tháng 2 âm lịch và ngày mồng 9 tháng 9 âm lịch, là hai khoảng thời gian thích hợp để du khách ở khắp mọi nơi thường về đền Cô Chín để cầu may mắn.
Lễ hội truyền thống tại đền Cô Chín được tổ chức vào ngày 26 tháng 6 âm lịch. Trong lễ hội này du khách sẽ được tham quan, dâng lễ và được xem lễ rước kiệu từ đền Sòng Sơn sang đền Cô Chín rồi lên đèo Ba Dội.
Hằng năm vào ngày mồng 9 tháng 9 âm lịch sẽ diễn ra lễ chính hội của đền Cô Chín Sòng Sơn. Vì thế quý du khách nên đến để tham quam lễ hội quan trọng nhất cũng như có thể trải nghiệm không khí lễ hội văn hóa truyền thống đậm chất vùng miền của xứ Thanh.
Ngoài ra du khách cũng có thể đến thăm đền Cô Chín vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tại đây sau khi du khách dâng hương xong sẽ được trải nghiệm nhiều điều mới mẻ và độc đáo.
4. Cách sắm lễ khi đi tham quan đền Cô Chín Sòng Sơn ở Thanh Hóa:
Khi tới dâng hương tại một ngôi đền linh thiêng, có lịch sử lâu đời như đền Cô Chín tại miền đất Thanh Hoá thì lễ là một phần rất quan trọng không thể nào thiếu được. Ngôi đền này có liên quan đến vấn đề tâm linh vì vậy không ít những du khách khi đến đây không biết sắm lễ gì. Phần lễ vật sẽ khác nhau tùy theo lòng thành của mỗi người. Muốn cô Chín cứu giúp và ban phước cho lòng thành của bạn thì lễ vật dâng cần được chuẩn bị một cách chu đáo. Lễ vật dâng cúng Cô Chín bao gồm những lễ vật sau:
– 12 quả cau
– 12 lá trầu
– 9 bông hoa hồng
– Món mặn hoặc món chay
– 1 đĩa hoa quả nhiều loại
– Cút rượu
– Giấy tiền
– Cánh sớ
– Thẻ hương
Sau khi dâng lễ, bạn cần phải chờ hết một tuần hương rồi mới được hạ lễ xuống. Đối với giấy tiền và cánh sớ cần phải đem đi hoá tại nơi hóa sớ của đền. Ngoài ra, nếu như bạn mong muốn có một lễ vật dâng cúng cô Chín lâu dài, bạn có thể dâng Oản Tài Lộc. Oản Tài Lộc phải được trang trí tỉ mỉ có nhiều nhành hoa và quạt lông công phượng hồng phớt hoặc được đầu tư mô phỏng theo hình dáng của cô Chín từ trang phục, hài, nón hay quạt và các phụ kiện khác có đi kèm. Oản Tài Lộc có thể được làm bằng giấy, lụa hoặc bằng giấy vàng mã.
Khi chuẩn bị lễ vật dâng cúng Cô Chín cần chuẩn bị một cách chu đáo, thành tâm giúp cho những ước nguyện trong tâm được trở thành hiện thực.
Một số lưu ý khi dâng lễ cúng Cô Chín:
– Trước khi bạn bước vào ngôi đền, thì nên khấn ở bàn thờ bên ngoài trước. Đó được coi là hình thức xin phép các vị quan cai quản đền. Sau khi khấn ở bàn thờ bên ngoài xong, bạn mới được dâng lễ ở bên trong cùng với đó là thành tâm đọc văn khấn, để cầu xin cô Chín và các ngài ban phước cùng những điều tốt lành.
– Trường hợp khi bạn đến đền mà đồ lễ chưa kịp chuẩn bị thì ở các gian hàng đối diện đền bạn có thể tham khảo. Ngoài những đồ lễ được họ bày bán ở đây, họ còn có cả viết sớ.
– Khi vào đền bạn nên đi nhẹ, nói khẽ, mặc những trang phục phù hợp.
– Đồ dùng sau khi làm lễ xong cần phải trả lại.
5. Đi Đền Cô Chín Sòng Sơn cầu gì?
Những địa điểm như đền chùa, miếu phủ là những nơi thờ cúng vô cùng linh thiêng. Đền Cô Chín Sòng Sơn theo truyền thuyết cô là một vị thần tiên ở trên trời có nhiều quyền phép, là người có lòng bao dung, vị tha luôn cứu giúp những người dân lành, do vậy đền thờ Cô Chín Sòng Sơn cũng rất linh thiêng.
Cuộc sống của chúng ta không không phải lúc nào cũng sẽ luôn gặp thuận lợi, suôn sẻ. Chính vì vậy, bạn có thể chuẩn bị lễ vật và một bài văn khấn Cô Chín để thể hiện sự thành tâm lòng thành, của mình cầu nguyện cho các thành viên trong gia đình có sức khỏe, gặp nhiều may mắn, bình an. Bên cạnh đó, bạn còn có thể cầu nguyện để công việc thuận buồm xuôi gió, có nhiều tài lộc, vạn sự hanh thông.
6. Một số đền thờ Cô Chín khác:
Ngoài đền Cô Chín Thanh Hóa thì còn có rất nhiều địa danh khác nhau trên mảnh đất Việt Nam có đền thờ Cô Chín, chẳng hạn như:
– Đền Cô Chín Thượng tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Ngôi đền này được đặt trên đỉnh của một ngọn núi cao và đường đi cũng đã được tu sửa việc di chuyển, đi lại cũng thuận tiện. Khi đến với ngôi đền Cô Chín Thượng du khách sẽ có thể ghé thăm luôn ngôi đền chúa Nguyệt Hồ – một ngôi đền rất đẹp, cổ kính và linh thiêng bởi ngôi đền này chỉ cách đền Cô Chí Thượng khoảng 4km.
– Đền thờ Cô Chín Suối Rồng tại Đồ Sơn thuộc của thành phố Hải Phòng. Ngôi đền này còn được gọi là đền Cô Chín Suối hay Cô Chín Rồng bởi đền Cô Chín được nằm bên cạnh Suối Rồng.
– Đền thờ Cô Chín tại Hà Nội còn được gọi là đền Sòng Sơn Vọng Từ. Ngôi đền ở trung tâm thủ đô, rất dễ tìm kiếm và di chuyển, đây cũng là một điểm đến rất lý tưởng cho việc đi thăm quan, dâng lễ cầu may. Vì ngôi đền Cô Chín chính nằm ở Sòng Sơn Thanh Hóa nên ở Hà Nội người ta gọi ngôi đền này là Sòng Sơn Vọng Từ. Được hình thành từ lâu đời nên ngôi đền đã được bộ Văn Hóa công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.
– Đền Cô Chín Đồng Mỏ tại Lạng Sơn có sự khác biệt hoàn toàn so với các đền Cô Chín khác. Bởi ngôi đền nằm ở lưng chừng trên một con núi. Du khách phải leo dốc rất cao thì mới đến được nơi đây. Dù hơi khó khăn về đi lại nhưng cũng vì cách di chuyển có phần đặc biệt và khác hoàn toàn so với những ngôi đền Cô Chín khác nên nơi đây vẫn thu hút nhiều khách du lịch.