Trình tự thu hồi đất trồng rừng đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 26 Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004; khoản 2 Điều 26 Nghị định số 23/2006/NĐ-CP thực hiện như sau.
Đền bù đối với đất rừng có sổ đỏ:
Đất lâm nghiệp nằm trong loại đất nông nghiệp, trong đó, đất lâm nghiệp là đất có rừng, trồng hay là tự nhiên. Đất để trồng rừng còn chia thành đất rừng sản xuất, đất rừng đặc dụng và đất rừng phòng hộ.
Nhà nước thu hồi rừng trong những trường hợp sau đây:
– Nhà nước sử dụng rừng và đất để phát triển rừng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia;
– Nhà nước có nhu cầu sử dụng rừng và đất để phát triển rừng cho lợi ích công cộng, phát triển kinh tế theo quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt;rừng được thực hiện theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật về đất đai.
Trình tự, thủ tục thu hồi đất trồng rừng đối với các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 26 Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004 và khoản 2 Điều 26 Nghị định số 23/2006/NĐ-CP được thực hiện như sau:
* Bước 1: lập phương án bồi thường, thu hồi rừng
Căn cứ quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, uỷ ban nhân dân cấp huyện tổ chức việc lập phương án bồi thường, thu hồi rừng như sau:
– Trường hợp thu hồi rừng chưa có dự án đầu tư, thì uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì lập phương án tổng thể về bồi thường, thu hồi rừng trình uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
– Trường hợp thu hồi rừng để thực hiện dự án đầu tư thì uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm lập phương án tổng thể về bồi thường, thu hồi rừng trình uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
* Bước 2: trình duyệt phương án bồi thường và quyết định về thu hồi rừng
Việc trình duyệt phương án bồi thường và quyết định về thu hồi rừng như sau:
– Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm
– Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm lập và trình phương án bồi thường của địa phương mình, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm trình quyết định thu hồi rừng lên uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
>>> Luật sư
* Bước 3: phê duyệt phương án bồi thường và quyết định thu hồi rừng
– Sau khi nhận được hồ sơ thu hồi rừng của uỷ ban nhân dân cấp huyện và của Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn, uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, ký và gửi quyết định thu hồi rừng, quyết định xét duyệt phương án bồi thường, thu hồi rừng cho uỷ ban nhân dân cấp huyện và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
– Trường hợp diện tích rừng thu hồi có rừng của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn đang sử dụng thì sau khi nhận được quyết định thu hồi rừng của uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm ký quyết định thu hồi rừng cụ thể đối với mỗi chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn.
* Bước 4: quản lý rừng, giao rừng sau khi bồi thường, thu hồi rừng
Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc bồi thường, thu hồi rừng và giải quyết quản lý diện tích rừng thu hồi như sau:
– Trường hợp chưa có dự án đầu tư thì giao cho uỷ ban nhân dân cấp xã quản lý.
– Trường hợp đã có dự án đầu tư được phê duyệt thì giao cho nhà đầu tư để thực hiện dự án.
– Trường hợp rừng được thu hồi để chuyển mục đích sử dụng ngoài mục đích lâm nghiệp, việc khai thác tận dụng, tận thu được thực hiện theo các quy định hiện hành về quản lý khai thác rừng.
Ngoài các quy định tại Khoản 2 mục này, trình tự, thủ tục thu hồi rừng còn được thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước về bồi thường, thu hồi tài sản khi nhà nước thu hồi đất cho các mục đích kinh tế, an ninh, quốc phòng.
Thông tư 38/2007/TT-BNN hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn
Trường hợp này đất đã có dự án đầu tư rồi thì UBND họ sẽ lên phương án đầu tư bồi thường cho bên bạn theo quy định Quyết định 178/2001/QĐ-TTg về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp