Pháp luật hiện nay chỉ cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, tuy nhiên cần phải đáp ứng được rất nhiều điều kiện nghiêm ngặt, nghiêm cấm thực hiện hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại. Vậy đẻ thuê là gì? Và theo quy định của pháp luật thì đẻ thuê có vi phạm pháp luật hay không?
Mục lục bài viết
1. Đẻ thuê là gì?
Thực tế hiện nay, tình trạng “đẻ thuê” diễn ra vô cùng phổ biến. Trong những năm gần đây, nhiều vụ việc liên quan đến vấn đề đẻ thuê bằng hình thức quan hệ trực tiếp nổi lên như một hiện tượng gây ra nhiều thắc mắc trong xã hội. Đặt ra vấn đề chuyện mang thai hộ giờ đây dường như có lẽ không chỉ dừng lại ở mục đích nhân đạo mà nó đã trở thành một vấn đề giao dịch thương mại vô cùng phổ biến, đã trở thành một ngành nghề được nhiều người lựa chọn, thậm chí là tạo thành cả đường dây môi giới mang thai hộ.
Pháp luật hiện nay chưa có điều luật cụ thể nào đưa ra khái niệm về đẻ thuê. Tuy nhiên, đẻ thuê có thể được hiểu đơn giản là: Việc một người phụ nữ mang thai và sinh con cho người khác nhằm mục đích kiếm tiền dựa trên việc mang thai hộ đó.
Đẻ thuê được xem là một hình thức biến tướng của mang thai hộ. Hiện nay, việc đẻ thuê có lẽ đã trở thành một nghề nghiệp vô cùng phổ biến khi một người dùng tiền hoặc dùng những lợi ích vật chất khác để trả cho bên còn lại nhằm mục đích mua lấy thời gian, mua lấy công sức bỏ ra trong quá trình mang thai và sinh con.
Pháp luật hiện nay chỉ đưa ra khái niệm về mang thai hộ vì mục đích thương mại. Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có giải thích về mang thai hộ vì mục đích thương mại. Theo đó, mang thai hộ vì mục đích thương mại là khái niệm để chỉ việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng biện pháp hỗ trợ kĩ thuật sinh sản để hưởng lợi về kinh tế hoặc các lợi ích khác. Khái niệm này có nghĩa tương tự giống với đẻ thuê. Tức là, một bên sẽ dùng tiền/dùng tài sản hoặc các lợi ích khác để trao đổi, mua lấy thời gian, mua lấy công sức của bên còn lại trong quá trình mang thai và sinh con.
2. Đẻ thuê có vi phạm pháp luật hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định về vấn đề bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình. Theo đó:
(1) Quan hệ hôn nhân gia đình được xác lập và thực hiện theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình sẽ được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
(2) Pháp luật hôn nhân gia đình nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây:
– Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
– Nghiêm cấm hành vi tạo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở kết hôn, lừa dối kết hôn;
– Yêu sách của cải trong quá trình kết hôn;
– Người đang có vợ/đang có chồng tuy nhiên kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác, hoặc người chưa có vợ/chưa có chồng tuy nhiên kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đã có vợ/người đã có chồng hợp pháp;
– Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có cùng dòng máu trực hệ, giữa những người có phạm vi ba đời, giữa những người có quan hệ là cha mẹ nuôi với con nuôi, giữa những người đã từng có quan hệ là cha mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
– Có hành vi cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
– Có hành vi bạo lực gia đình dưới bất kỳ hình thức nào;
– Thực hiện sinh con bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, có hành vi lựa chọn giới tính thai nhi, thực hiện thủ tục sinh sản vô tính;
– Lợi dụng việc thực hiện quyền trong lĩnh vực hôn nhân gia đình để tiến hành hoạt động mua bán người, bóc lột sức lao động, có hành vi xâm hại tình dục hoặc thực hiện các hành vi khác nhằm mục đích trục lợi cá nhân.
(3) Mọi hành vi vi phạm quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình đều cần phải được phát hiện, xử lý nghiêm minh và đúng quy định của pháp luật. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền đó là Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác áp dụng các biện pháp ngăn chặn kịp thời, xử lý giùm minh đối với các hành vi vi phạm quy định về hôn nhân gia đình.
(4) Danh dự nhân phẩm, uy tín, bí mật đời tư và các quyền riêng tư khác của các bên cần phải được bảo vệ, tôn trọng trong quá trình giải quyết các vụ việc trong lĩnh vực hôn nhân gia đình.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có đưa ra khái niệm về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Theo đó, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện mang thai hộ, không xuất phát từ mục đích thương mại, không trục lợi cá nhân để mang thai giúp cho cặp vợ chồng, trong trường hợp người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi đã cố gắng áp dụng biện pháp hỗ trợ kĩ thuật sinh sản, bằng việc lấy mãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cho vào cổ tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai hộ để người này mang thai và sinh con cho cặp vợ chồng không thể sinh con.
Tức là, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là một trong những hành vi được khuyến khích để giúp đỡ cho các cặp vợ chồng hiếm muộn, đây là hành vi được pháp luật hôn nhân gia đình tôn trọng và bảo vệ. Mục đích mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là người phụ nữ tự nguyện, không xuất phát vì tiền hay vì bất kỳ lợi ích vật chất nào, người phụ nữ mang thai chỉ có mong muốn đơn thuần là giúp cho cặp vợ chồng không thể mang thai có con, vì vậy đây là hành vi hợp pháp và được pháp luật thừa nhận, quy định cụ thể từ Điều 94 đến Điều 100 của Luật Hôn nhân gia đình năm 2014.
Hay nói cách khác, trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích thương mại thì sẽ là hành vi bị nghiêm cấm. Vì vậy, mang thai hộ vì mục đích thương mại hay còn được gọi là hành vi “đẻ thuê” là hành vi bất hợp pháp. Hành vi này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Nói tóm lại, hành vi đéo thuê được xem là hành vi không hợp pháp, bị pháp luật nghiêm cấm trong lĩnh vực hôn nhân gia đình. Người thực hiện hành vi “đẻ thuê” sẽ bị xử phạt căn cứ theo quy định tại Điều 60 của
3. Tổ chức đẻ thuê có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Hành vi tổ chức “đẻ thuê” hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại căn cứ theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật hình sự năm 2015 khi gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm tới khách thể do Bộ luật hình sự bảo vệ. Theo đó, người nào có hành vi tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, hoàn toàn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Bên cạnh đó, khung hình phạt tăng nặng có thể được áp dụng là phạt tù từ 01 năm đến 05 năm khi có các tình tiết định khung tăng nặng như: Phạm tội đối với hai người trở lên, phạm tội hai lần trở lên, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng danh nghĩa của các cơ quan/tổ chức.
Ngoài ra, hình thức xử phạt bổ sung có thể áp dụng đó là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc cấm hành nghề, cấm làm công việc nhất định trong khoảng thời gian từ 01 năm đến 05 năm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Luật Hôn nhân và gia đình 2014;
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017).
THAM KHẢO THÊM: