Đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lý lớp 4 giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, chuẩn bị cho bài thi cuối học kì 2, cuối năm học đạt kết quả cao.
Mục lục bài viết
1. Cách để đạt điểm cao môn lịch sử và địa lý:
Khi ôn tập: Sơ đồ hóa kiến thức của từng bài, từng chương là việc cần làm đầu tiên, nhằm nắm bắt trọng tâm cũng như nắm bắt đầy đủ nội dung của từng bài, tránh nhầm lẫn kiến thức mới học. trước quên sau. Sau đó tìm các mối liên hệ kiến thức của các bài học đó và ghi nhớ chúng một cách hiệu quả nhất. Để ghi nhớ hiệu quả, các em nên vừa học vừa làm nháp dưới dạng sơ đồ, sau đó trình bày kiến thức và ôn tập bằng cách gấp văn bản, trình bày kiến thức xem còn thiếu sót gì không.
Ví dụ: Địa lý các vùng kinh tế cần sơ đồ hóa kiến thức theo các bước sau:
– Xác định vị trí địa lý của vùng (Dựa vào atlat để xác định).
– Quy mô (lãnh thổ, dân số).
– Nguồn lực phát triển (tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực kinh tế – xã hội…)
– Các ngành kinh tế chủ yếu trong vùng (thế mạnh của vùng).
– Hướng chuyên môn hóa và sản phẩm hàng hóa.
Trong các vùng kinh tế đều có đặc điểm chung là vùng nào cũng giáp biển (trừ Tây Nguyên) nên vùng nào cũng có thế mạnh để phát triển kinh tế biển. Khi trình bày có thể trình bày chung chung như: phía Đông giáp biển, bờ biển có nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, vùng biển có nhiều hải sản, phương tiện đi lại. Ngành khai thác thủy sản ngày càng hiện đại, nhu cầu của thị trường ngày càng cao, kinh nghiệm đánh bắt và nuôi trồng của người dân, chính sách của nhà nước, cơ sở chế biến…
Cần bám sát sách giáo khoa và kiến thức trong vở ghi đã học (chú ý những phần không cần học), nắm chắc kiến thức cơ bản của chương trình, tránh lan man, ôn tập không đúng trọng tâm. Đối với học sinh chuẩn bị thi vào các trường cao đẳng, đại học cần tham khảo ý kiến của giáo viên bộ môn khi lựa chọn tài liệu để ôn tập.
Việc thường xuyên trao đổi với giáo viên bộ môn, bạn bè, học nhóm,… là rất cần thiết để nắm vững và củng cố kiến thức, kết hợp với việc tự kiểm tra kiến thức bằng hệ thống câu hỏi trong bài. Sách giáo khoa và lượng kiến thức tương ứng giữa sách giáo khoa và một số đề thi tốt nghiệp, cao đẳng – đại học những năm trước là yếu tố quan trọng để nắm vững và củng cố kiến thức.
Biết tận dụng và khai thác có hiệu quả các phương tiện học tập mà Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép sử dụng trong các kỳ thi tuyển sinh như atlat. Vì đề thi cuối kỳ bao giờ cũng có 1 câu dựa vào atlat để khai thác kiến thức, và câu đó thường là 1 điểm.
“Không thức quá khuya và ngủ đủ giấc, không để bản thân bị áp lực lo lắng. Một cơ thể khỏe mạnh, một tinh thần minh mẫn sẽ giúp chúng ta suy nghĩ và làm việc hiệu quả”.
2. Đề thi học kì 2 môn Lịch sử – Địa lý lớp 4 – đề số 1:
2.1. Đề bài:
Phần I: Lịch sử
Khoanh tròn vào trước ý trả lời đúng nhất, viết vào chỗ chấm (…) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1. Các trận đánh lớn của quân Tây Sơn trong cuộc đại phá quân Thanh là:
A. Sơn Tây, Khương Thượng, Hải Dương |
B. Hà Hồi, Ngọc Hồi, Đống Đa |
C. Hà Hồi, Đống Đa, Tây Sơn |
D. Yên Thế, Lạng Giang, Phượng Nhãn |
Câu 2. Hãy Nối ý cột A với ý cột B cho phù hợp
A |
| B |
“ Chiếu khuyến nông” | Phát triển giáo dục | |
Mở cửa biển, mở cửa biên giới | Phát triển buôn bán | |
“Chiếu lập học” | Phát triển nông nghiệp |
Câu 3:
a) Nhà Nguyễn thành lập năm:
A. 1858 | B. 1802 | C. 1792 | D. 1789 |
b) Nhà Nguyễn đặt kinh đô tại:
A. Thăng Long | B. Hoa Lư | C. Phú Xuân(Huế) | D. Cổ Loa |
Câu 4: Nhà Hậu Lê đã làm gì để quản lý đất nước?
A. Vẽ bản đồ đất nước. |
B. Quản lý đất nước không cần định ra pháp luật. |
C. Cho soạn Bộ luật Hồng Đức. |
D. Vẽ bản đồ đất nước và cho soạn Bộ luật Hồng Đức. |
Câu 5: Tác phẩm nào dưới đây không phải của Nguyễn Trãi?
A. Bộ Lam Sơn thực lục | B. Bộ Đại Việt sử kí toàn thư |
C. Dư địa chí | D. Quốc âm thi tập |
Câu 6: Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập? Em có nhận xét gì về việc việc làm của nhà Hậu Lê?
II. Phần Địa lí:
Câu 7. Thành phố Hồ Chí Minh nằm bên sông nào?
A. Sông Hồng | B. Sông Tiền và sông Hậu | C. Sông Sài Gòn |
Câu 8. Đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ hẹp vì ?
A. Đồng bằng nằm ở ven biển. |
B. Đồng bằng có các dãy núi lan ra sát biển. |
C. Đồng bằng có nhiều đầm phá. |
D. Đồng bằng có nhiều cồn cát. |
Câu 9. Nước ta đang khai thác những loại khoáng sản nào ở Biển Đông?
A. A-pa-tít, than đá, muối. |
B. Dầu, khí đốt, cát trắng, muối. |
C. Than, sắt, bô-xít, muối. |
Câu 10: Điền các từ ngữ: Sài Gòn, xuất khẩu, lớn nhất, phong phú vào chỗ chấm trong đoạn văn sau cho đúng:
Thành phố Hồ Chí Minh nằm bên sông…………………………………Đây là thành phố và là trung tâm công nghiệp………………………………………..của đất nước. Các sản phẩm công nghiệp của thành phố rất…………………….., được tiêu thụ ở nhiều nơi trong nước và…………………………..
Câu 11: Nối tên các thành phố ở cột A với thông tin ở cột B sao cho phù hợp
a) Thành phố Hà Nội |
| 1. Là thành phố lớn nhất cả nước. |
b) Thành phố Huế |
| 2. Là thành phố trung tâm của đồng bằng Sông Cửu Long. |
c) Thành phố Hồ Chí Minh |
| Là 3. Thành phố du lịch, được công nhận là di sản văn hóa thế giới. |
d) Thành phố cần Thơ |
| 4. Là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học và kinh tế của cả nước. |
Câu 12. Em hãy nêu vai trò của Biển Đông đối với nước ta?
2.2. Đáp án:
Phần I: Lịch sử (5 điểm):
Câu | 1 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | B | B | D | B |
Điểm | 0,5 | 0,5 | 1 | 1 |
Câu 2: (1 điểm) Điền đúng từ 2 ý trong từng cột được 1 điểm
“Chiếu khuyến nông” nối với Phát triển nông nghiệp
“Mở cửa biển, mở cửa biên giới” nối với Phát triển buôn bán
“Chiếu lập học” nối với Phát triển giáo dục
Câu 6 (1 điểm) Làm đúng mỗi ý được 0,25 điểm
– Đặt ra lễ xứng danh (lễ đọc tên người đỗ).
– Lễ vinh quy (lễ đón rước người đỗ cao về làng).
– Khắc tên tuổi người đỗ cao vào bia đá dựng ở Văn Miếu.
– Qua việc làm trên ta thấy thời Hậu Lê việc thi cử diễn ra nề nếp và có quy củ.
Phần II: Địa lí (5 điểm):
Câu | 7 | 8 | 9 |
Đáp án | C |
B
| B |
Điểm | 0,5 | 0,5
| 1 |
Câu 10: (1 điểm) Điền đúng mỗi từ được 0, 25 điểm
– Thứ tự các từ cần điền là: Sài Gòn, lớn nhất, phong phú, xuất khẩu.
Câu 11: (1 điểm) Nối đúng mỗi ý được 0,25 điểm
– Thứ tự nối là: a – 4, b -3, c – 1, d – 2
Câu 12: (1 điểm) Làm đúng mỗi ý được 0,25 điểm
* Vai trò của biển Đông đối với nước ta:
– Kho muối vô tận
– Có nhiều khoáng sản, hải sản quý
– Điều hoà khí hậu
3. Đề thi học kì 2 môn Lịch sử – Địa lý lớp 4 – đề số 2:
3.1. Đề thi:
Hãy khoanh tròn trước ý đúng nhất và thực hiện các câu hỏi còn lại theo yêu cầu:
Câu 1: Vì sao Lê Lợi chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch?
A. Vì ải Chi Lăng là vùng núi rất cao, cách xa nơi quân địch đóng quân nên quân địch không tìm đến được.
B. Vì ải Chi Lăng là vùng núi rộng có nhiều vàng bạc, thích hợp cho quân ta tập trung và dự trữ lương thực.
C. Vì ải Chi Lăng là vùng núi hiểm trở, đường nhỏ hẹp, rừng cây um tùm thích hợp cho quân ta mai phục.
Câu 2: Nhà Hậu Lê cho vẽ bản đồ Hồng Đức để làm gì?
A. Để quản lí đất đai, bảo vệ chủ quyền của dân tộc.
B. Để bảo vệ trật tự xã hội, tránh loạn lạc.
C. Để bảo vệ quyền lợi của vua và con vua.
D. Để trang trí cho đất nước đẹp hơn.
Câu 3: Nguyễn Huệ tiến ra Thăng Long năm 1786 nhằm mục đích gì?
A. Tiêu diệt chính quyền họ Trịnh.
B. Chiếm ngôi nhà Lê.
C. Chống quân Thanh xâm lược.
D. Tiêu diệt quân Mông – Nguyên.
Câu 4: Chọn và điền các từ ngữ in đậm sau đây vào chổ chấm của đoạn văn cho phù hợp:
(kiến trúc ; nghệ thuật; di sản văn hóa; quần thể.)
“ Kinh thành Huế là một ……………..…………(1) các công trình ……………………………(2) và …………………..(3) tuyệt đẹp. Đây là một …………………..(4) chứng tỏ sự tài hoa và sáng tạo của nhân dân ta.’’
Câu 5: Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập? Em có nhận xét gì về việc làm của nhà Hậu Lê ?
…………………
Câu 6: Ở Tây Nam Bộ, người dân thường làm nhà ở đâu?
A. Trên sườn núi và trên đồi.
B. Dọc theo các sông ngòi kênh rạch.
C. Dọc theo đường ô tô.
D. Trên xuồng, ghe, trên cồn cỏ.
Câu 7: Nét độc đáo trong đời sống sinh hoạt của người dân đồng bằng Nam Bộ là:
A. Chợ phiên, múa khèn.
B. Có nhạc cụ dân tộc độc đáo.
C. Chợ nổi trên sông
D. Có hàng trăm nghề thủ công.
Câu 8: Đúng ghi Đ sai ghi S vào dấu chấm.
A. Quần áo bà ba và chiếc khăn rằn là trang phục phổ biến của người Nam bộ ……..…..
B. Phụ nữ Chăm và Kinh có trang phục giống nhau ……..…..
C. Nước ta khai thác cát trắng để làm nguyên liệu cho công nghiệp thủy tinh……..…..
D. Thủy sản của đông bằng Nam Bộ chỉ nhằm phục vụ trong nước……..…..
Câu 9: Nối tên các thành phố ở cột A với thông tin ở cột B sao cho phù hợp.
Câu 10: Em hãy nêu vai trò của Biển Đông đối với nước ta.
3.2. Đáp án:
LỊCH SỬ: (5 điểm)
Câu 1: (0,5 điểm) ý C
Câu 2: (0,5 điểm) ý A
Câu 3: (1 điểm) ý A
Câu 4: (1 điểm) mỗi ý ghi 0,5 điểm: quần thể – kiến trúc – nghệ thuật – di sản văn hóa.
Câu 5: (2 điểm) Đúng mỗi ý sau được 0,5 điểm
– Đặt ra lễ xứng danh (lễ đọc tên người đỗ).
– Lễ vinh quy (lễ đón rước người đỗ cao về làng).
– Khắc tên tuổi người đỗ cao vào bia đá dựng ở Văn Miếu.
– Qua việc làm trên em thấy thời Hậu Lê việc thi cử diễn ra nề nếp và có quy củ.
ĐỊA LÝ: (5 điểm)
Câu 6: (0,5 điểm) ý B.
Câu 7: (0,5 điểm) Ý C.
Câu 8: (1 điểm) Điền đúng mỗi ý được 0,25 điểm
A- Đ
B- S
C- Đ
D- S
Câu 9: (1 điểm) Nối đúng mỗi ý được 0,25 điểm
Câu 10: (2 điểm) Nêu được mỗi ý sau được 0,5 điểm
– Kho muối vô tận
– Có nhiều khoáng sản, hải sản quý
– Điều hoà khí hậu
– Có nhiều bãi biển đẹp, nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho việc phát triển du lịch và xây dựng các cảng biển, đường giao thông thuận tiện cho việc giao thương kinh tế….
4. Ma trận đề thi môn lịch sử và địa lý lớp 4:
Mạch kiến thức, kĩ năng | Số câu và số điểm | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Mức 4 | Tổng | |||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||
1. Nhà Lê và việc tổ chức quản lí đất nước | Số câu | 1 |
|
|
|
|
|
|
| 1 |
|
Số điểm | 1 |
|
|
|
|
|
|
| 1,0 |
| |
Câu số | 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
2. Văn hóa và khoa học thời Hậu Lê | Số câu | 1 |
|
|
|
|
|
|
| 1 |
|
Số điểm | 1 |
|
|
|
|
|
|
| 1,0 |
| |
Câu số | 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
3. Trường học Thời Hậu Lê | Số câu |
|
|
|
|
|
|
| 1 |
| 1 |
Số điểm |
|
|
|
|
|
|
| 1 |
| 1,0 | |
Câu số |
|
|
|
|
|
|
| 5 |
|
| |
4. Chiến thắng Chi Lăng | Số câu |
|
| 1 |
|
|
|
|
| 1 |
|
Số điểm |
|
| 1 |
|
|
|
|
| 1,0 |
| |
Câu số |
|
| 4 |
|
|
|
|
|
|
| |
5. Những chính sách về kinh tế và văn hóa của của Quang Trung | Số câu |
|
|
|
| 1 |
|
|
| 1 |
|
Số điểm |
|
|
|
| 1 |
|
|
| 1,0 |
| |
Câu số |
|
|
|
| 3 |
|
|
|
|
| |
6. Đồng bằng Nam Bộ | Số câu | 1 |
|
|
|
|
|
|
| 1 |
|
Số điểm | 1 |
|
|
|
|
|
|
| 1,0 |
| |
Câu số | 7 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
7. Thành phố Hồ Chí Minh | Số câu |
|
|
|
|
| 1 |
|
|
| 1 |
Số điểm |
|
|
|
|
| 1 |
|
|
| 1,0 | |
Câu số |
|
|
|
|
| 8 |
|
|
|
| |
8. Vùng biển Việt Nam | Số câu |
|
|
| 1 |
|
|
|
|
|
|
Số điểm |
|
|
| 1 |
|
|
|
|
| 1 | |
Câu số |
|
|
| 10 |
|
|
|
|
| 1,0 | |
9. Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung | Số câu | 1 |
|
|
|
|
|
|
| 1 |
|
Số điểm | 1 |
|
|
|
|
|
|
| 1,0 |
| |
Câu số | 6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
10. Ôn tập | Số câu |
|
| 1 |
|
|
|
|
| 1 |
|
Số điểm |
|
| 1 |
|
|
|
|
| 1,0 |
| |
Câu số |
|
| 9 |
|
|
|
|
|
|
| |
Tổng | Số câu | 4 |
| 2 | 1 | 1 | 1 |
| 1 | 7 | 3 |
Số điểm | 4 |
| 2 | 1 | 1 | 1 |
| 1 | 7 | 3 |