Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 4 năm bao gồm đề thi và đáp án giúp các em học sinh ôn tập, rèn luyện kiến thức nhằm đạt kết quả cao nhất cho bài thi cuối học kì, cùng chúng tôi tham khảo nhé.
Mục lục bài viết
1. Ma trận đề thi môn Khoa học lớp 4:
Mạch kiến thức, kĩ năng | Số câu và số điểm | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Mức 4 | Tổng | |||||
|
| TN KQ | TL | TN KQ | TL | TN KQ | TL | TN KQ | TL | TN KQ | TL |
1. Dinh dưỡng: – Ăn phối hợp nhiều loại thức ăn – Một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng | Số câu | 1 |
| 1 |
|
|
|
| 1 |
|
|
| Số điểm | 1 |
| 1 |
|
|
|
| 2 |
|
|
2 . Nước: – Tính chất của nước – Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước
| Số câu | 1 |
|
|
| 1 |
|
|
|
|
|
| Số điểm | 1 |
|
|
| 2 |
|
|
|
|
|
3 . Không khí – Không khí có những tính chất gì – Không khí gồm những thành phần nào | Số câu | 1 |
| 1 |
|
|
|
|
|
|
|
| Số điểm | 1 |
| 1 |
|
|
|
|
|
|
|
4. Phòng bệnh – Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa – Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng | Số câu | 1 |
|
|
| 1 |
|
|
|
|
|
| Số điểm | 1 |
|
|
| 2 |
|
|
|
|
|
Tổng | Số câu | 4 |
| 2 |
| 2 |
|
| 1 | 8 | 1 |
| Số điểm | 4 |
| 2 |
| 4 |
|
| 2 | 8 | 2 |
2. Đề cương khoa học lớp 4 kì 2:
1. Vật chất và năng lượng: Nhận xét về bài viết:
Sự lan truyền của âm thanh.
Dẫn nhiệt, cách nhiệt
Ánh sáng và bảo vệ mắt
Bảo vệ không khí trong lành.
2. Cây trồng, vật nuôi:
Nhu cầu về nước, chất khoáng, không khí của cây, quá trình trao đổi chất trong cây.
3. Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 4 có đáp án:
3.1. Đề thi số 1:
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu của đề bài
Câu 1: Những yếu tố nào sau đây gây ô nhiễm môi trường không khí? M1 – 0,5đ
A. Khói, bụi, khí độc, tiếng ồn, rác thải không được xử lí.
B. Tiếng ồn, rác thải đã được xử lí hợp vệ sinh.
C. Trồng cây xanh, dùng bếp đun cải tiến để đỡ khói.
D. Đi đại tiện, tiểu tiện đúng nơi quy định.
Câu 2: Vật phát ra âm thanh khi nào? M1 – 0,5đ
A. Khi uốn cong vật.
B. Khi vật đặt cạnh với vật khác.
C. Khi làm vật rung động.
D. Khi ném vật.
Câu 3: Âm thanh có thể lan truyền qua các chất gì? M1 – 0,5đ
A. Chất lỏng, chất khí.
B. Chất khí, chất rắn.
C. Chất khí, chất lỏng, chất rắn.
D. Chất xốp, chất rắn.
Câu 4: Cây sẽ thế nào nếu không được tưới nước? M1 – 0,5đ
A. Cây sẽ di chuyển đến nơi có nước.
B. Cây sẽ phát triển tốt.
C. Cây sẽ héo và chết.
D. Cây sẽ chờ mưa.
Câu 5: Điền nhiệt độ thích hợp vào chỗ chấm: M2 -1đ
Nhiệt độ của nước đang sôi là: …
Nhiệt độ của người khỏe mạnh vào khoảng: …
Câu 6: Nối ô chữ ở cột A với ô chữ ở cột B sao cho phù hợp: M2 -1đ
A
1. Tưới cây, che giàn.
2. Cho ăn nhiều chất bột, chuồng trại kín gió.
B
a. Chống nóng cho cây.
b. Chống rét cho động vật.
Câu 7: Đúng ghi Đ, sai ghi S: Vì sao khi trời rét, đặt tay vào một vật bằng đồng ta thấy lạnh hơn so với đặt tay vào vật bằng gỗ? M3 -1đ
☐ Vật bằng đồng có nhiệt độ thấp hơn vật bằng gỗ.
☐ Đồng tỏa nhiệt lạnh cho tay ta nhiều hơn gỗ.
☐ Đồng dẫn nhiệt tốt hơn gỗ nên nhiệt từ tay ta truyền cho đồng nhiều hơn truyền cho gỗ. Vì vậy, ta có cảm giác lạnh hơn khi chạm vào vật bằng đồng.
☐ Đồng có chất lạnh, gỗ không có chất lạnh.
Câu 8: Tại sao người ta phải sục khí vào trong nước ở bể cá? M3 -1đ
A. Để cung cấp khí ô-xy cho cá.
C. Để cung cấp khí ni-tơ cho cá.
B. Để cung cấp thức ăn cho cá.
D. Để cung cấp khí các-bô-níc cho cá.
Câu 9: Chọn các từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ chấm: (sức khỏe, sưởi ấm, thức ăn, vẻ đẹp thiên nhiên) M2 -1đ
Ánh sáng mặt trời giúp chúng ta có …..………………. (1) , ………………… (2) và được sưởi ấm. Nhờ ánh sáng mà chúng ta cảm nhận được tất cả ………..… (3) .
Câu 10: Em hãy nêu ít nhất 3 lưu ý khi đọc và viết để bảo vệ mắt. M3 -1đ
Câu 11: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: (M1) (1 điểm)
Trong quá trình quang hợp thực vật hấp thụ khí …………….. và thải ra khí…………..
Câu 12: Theo em, mỗi chúng ta có thể làm gì để góp phần làm giảm biến đổi khí hậu, giảm thiểu sự nóng lên của toàn cầu ? M4 -1đ
Đáp án:
Câu | Đáp án | Điểm | Mức độ nhận thức |
1. | A | 0,5 | Mức 1 |
2. | C | 0,5 | Mức 1 |
3. | C | 0,5 | Mức 1 |
4. | C | 0,5 | Mức 1 |
5. | Nhiệt độ của nước đang sôi là: 100°C Nhiệt độ của người khỏe mạnh vào khoảng: 37°C | 1 | Mức 2 |
6. | 1 – a; 2 – b | 1 | Mức 2 |
7. | S – S – Đ – S | 1 | Mức 3 |
8. | A | 1 | Mức 3 |
9. | thức ăn – sưởi ấm – sức khỏe – vẻ đẹp thiên nhiên | 1 | Mức 2 |
10. | – Nên giữ đúng khoảng cách giữa mắt và vở. – Không nên đọc và viết dưới ánh sáng yếu. – Không đọc sách trên xe lắc lư. … (HS viết theo ý hiểu) | 1 | Mức 3 |
11. | Trong quá trình quang hợp thực vật hấp thụ khí các – bô-níc và thải ra khí ô-xi | 1 | Mức 1 |
12. | – Sử dụng tiết kiệm điện. – Không xả rác bừa bãi. – Tái chế rác thải nhựa theo khả năng. … (HS viết theo ý hiểu) | 2 | Mức 4 |
3.2. Đề số 2:
Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 3) và hoàn thành các bài tập dưới đây.
Câu 1. Người thừa cân béo phì có nguy cơ mắc bệnh gì?
A. Bệnh về mắt
B. Rối loạn tiêu hóa
C. Tim mạch, tiểu đường
D. Kém phát triển về trí tuệ
Câu 2. Thức ăn chứa nhiều chất bột đường là:
A. Thịt, cá, trứng, cua.
B. Đậu cô ve, đậu nành, rau cải.
C. Bắp, dừa, lạc, mỡ lợn, xôi nếp.
D. Gạo, bún, khoai lang, bắp.
Câu 3. Quá trình lấy thức ăn, nước uống, không khí từ môi trường xung quanh để tạo ra chất riêng cho cơ thể và thải những chất cặn bã ra môi trường thường được gọi chung là quá trình gì?
A. Quá trình hô hấp
B. Quá trình bài tiết
C. Quá trình tiêu hóa
D. Quá trình trao đổi chất
Câu 4. Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B sao cho phù hợp:
Câu 5. Vai trò của nước đối với sự sống là gì?
(Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống)
☐ Nước chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể người và động vật.
☐ Nước chỉ cần cho những thực vật và động vật sống ở dưới nước.
☐ Nhờ có nước mà cơ thể hấp thu được những chất dinh dưỡng hòa tan.
☐ Nước giúp con người vui chơi giải trí.
Câu 6. Lựa chọn các từ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ chấm trong các câu dưới đây cho phù hợp: (các-bô-níc, vi khuẩn, ni-tơ, ô-xy )
– Không khí gồm hai thành phần chính là … Và …
– Ngoài hai thành phần chủ yếu trên, không khí còn chứa các thành phần khác như: …., hơi nước, ….bụi .
Câu 7. Chọn các từ thích hợp mưa, ngưng tụ, đám mây, hạt nước vào chỗ chấm:
Hơi nước bay lên cao, gặp lạnh …. thành những … rất nhỏ, tạo nên các …. Các giọt nước có trong các đám mây rơi xuống đất tạo thành …
Câu 8: Các bức ảnh dưới đây cho em biết không khí có những tính chất gì?
Không khí có những tính chất của là:…
Câu 9. Nêu ví dụ chứng tỏ con người đã vận dụng các tính chất của nước vào cuộc sống.
Nước chảy từ trên cao xuống thấp:
……
Nước có thể hòa tan một số chất: …
Câu 10. Trong trường hợp nào chúng ta phải dùng bình ô-xy?
……
Đáp án
Câu 1. C (0,5 điểm)
Câu 2. D (0,5 điểm)
Câu 3. D (1 điểm)
Câu 4. (1 điểm)
Chất đạm / Suy dinh dưỡng
I-ốt / Kém phát triển thể lực và trí tuệ
Vi-ta-min A / Mắt nhìn kém,có thể mù lòa
Vi-ta-min D / Còi xương
(Mỗi ý đúng được 0,25đ)
Câu 5. (1 điểm)
Thứ tự đáp án : Đ – S – Đ – Đ
(Mỗi ý đúng được 0,25đ)
Câu 6. (1 điểm)
Thứ tự các từ cần điền là : ô-xy/ Ni-tơ/ các-bô-níc/ vi khuẩn,
(Mỗi ý đúng được 0,25đ)
Câu 7. (1 điểm)
Thứ tự điền đúng: ngưng tụ, hạt nước, đám mây, mưa.
(Mỗi từ điền đúng được 0,25đ)
Câu 8. (1 điểm)
Trả lời:Không khí không có hình dạng nhất định. Không khí có thể nén lại hoặc giãn ra. Không khí có xung quanh chúng ta.
Câu 9. (2 điểm)
Nước chảy từ trên cao xuống thấp: lợp mái nhà dốc xuống để thoát nước nhanh, chạy máy phát điện,… (0,5đ)
Nước có thể hòa tan một số chất: pha nước chanh giải khát, pha nước muối để súc miệng,…(0,5đ)
Câu 10. (1 điểm)
Trả lời: Người ta phải dùng bình ô-xy để thở khi: bị khó thở ( bệnh nặng), lặn sâu dưới biển, leo lên đỉnh những ngọn núi cao,…
(Nêu được mỗi trường hợp được 0,5đ)
3.3. Đề số 3:
Câu 1: Sinh vật nào có khả năng sử dụng năng lượng của ánh sáng mặt trời, chất vô cơ để tạo thành chất hữu cơ (như chất bột đường)? ( M1)
* Khoanh tròn trước câu trả lời đúng nhất.
A. Con người
B. Thực vật
C. Động vật
D. Tất cả các sinh vật
Câu 2: Sau đây là một số phát biểu về âm thanh: (M2)
* Viết chữ Đ vào trước câu đúng, chữ S vào trước câu sai:
A. Âm thanh lan truyền ra xa sẽ mạnh lên.
B. Âm thanh có thể truyền qua chất rắn, khí nhưng không thể truyền qua chất lỏng.
C. Âm thanh chỉ có thể truyền qua chất khí, không thể truyền qua chất lỏng, chất rắn.
D. Âm thanh có thể truyền qua cả chất khí, chất rắn, và chất lỏng
Câu 3: Vật dẫn nhiệt tốt là: (M1)
* Khoanh tròn trước câu trả lời đúng nhất
A. đồng, kẽm, nhôm, cao su
B. đồng, chì, kẽm, nhựa
C. đồng, chì, kẽm, gỗ
D. đồng, chì, kẽm, vàng
Câu 4: Khi đổ nước từ bình ra cốc, ta phải đặt miệng bình cao hơn cốc. Điều này vận dụng tính chất nào sau đây (M1)
* Khoanh tròn trước câu trả lời đúng nhất.
A. Nước không có hình dạng nhất định
B. Nước có thể thấm qua một số vật
C. Nước chảy từ cao xuống thấp
D. Nước có thể hòa tan một số chất.
Câu 5: Nối ô chữ ở cột A với ô chữ ở cột B sao cho phù hợp: (M2)
A | B |
1. Tưới cây, che giàn | a. Chống rét cho cây |
2. Cho uống nhiều nước, chuồng trại thoáng mát | b. Chống rét cho động vật |
3. Ủ ấm cho gốc cây bằng rơm rạ | c. Chống nóng cho cây |
4. Cho ăn nhiều chất bột, chuồng trại kín gió | d. Chống nóng cho động vật |
Câu 6: Để tăng năng suất cho cây, ta cần: (M1)
A. Lượng khí cac-bô-nic có sẵn trong không khí
B. Lượng khí cac-bô-nic tăng gấp đôi
C. Lượng khí cac-bô-nic tăng gấp ba
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 7. Ngâm một bình sữa lạnh vào cốc nước nóng: (M3)
* Đúng ghi Đ, sai ghi S
a/ cốc nước sẽ tỏa nhiệt, bình sữa sẽ thu nhiệt
b/ nếu ngâm lâu, cốc nước sẽ nóng hơn bình sữa.
Câu 8. Lấy một cốc nước lạnh từ tủ lạnh ra, lau khô bên ngoài. Một lát sau ta thấy thành ngoài của cốc ướt. Kết quả này được giải thích như sau: (M2)
* Đánh dấu x trước ý đúng.
A. Nước lạnh có thể thấm qua cốc thủy tinh
B. Nước trong cốc có thể bay hơi ra ngoài thành cốc
C. Cốc đưa từ trong tủ lạnh ra ngoài bị nóng chảy
D. Trong cốc có hơi nước, gặp thành cốc lạnh, hơi nước ngưng tụ thành những giọt nước bên ngoài thành cốc
Câu 9. Vật nào sau đây tự phát sáng?: (M1)
* Khoanh tròn trước câu trả lời đúng nhất
A. Trái Đất
B. Mặt Trời
C. Mặt Trăng
D. Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 10. Nêu ví dụ thực tế vận dụng tính chất của nước (mỗi tính chất một ví dụ) (M3)
a/ Nước chảy từ cao xuống thấp: ……
b/ Nước có thể hòa tan một số chất: …
c/ Nước có thể thấm qua một số vật : …
Câu 11. Em hãy kể tên một số thức ăn chứa nhiều chất đạm, chất béo? (M3)
Câu trả lời của em:
…
Câu 12. Những nguyên nhân nào làm nước bị ô nhiễm? Nơi em sinh sống, nguồn gây ô nhiễm nước là do nguyên nhân nào? (M4)
Câu trả lời của em:
Đáp án:
Câu 1: (0,5 điểm)
B. Thực vật
Câu 2: (1 điểm)
A. Âm thanh lan truyền ra xa sẽ mạnh lên: S
B. Âm thanh có thể truyền qua chất rắn, khí nhưng không thể truyền qua chất lỏng: S
C. Âm thanh chỉ có thể truyền qua chất khí, không thể truyền qua chất lỏng, chất rắn: S
D. Âm thanh có thể truyền qua cả chất khí, chất rắn, và chất lỏng: Đ
Câu 3: (0,5 điểm)
D. đồng, chì, kẽm, vàng
Câu 4: (0,5 điểm)
C. Nước chảy từ cao xuống thấp.
Câu 5: (1 điểm)
1. c
2. d
3. a
4. b
Câu 6: (0,5 điểm)
B. Lượng khí cac-bô-nic tăng gấp đôi
Câu 7: (1 điểm)
Đ a/ cốc nước sẽ tỏa nhiệt, bình sữa sẽ thu nhiệt
S b/ nếu ngâm lâu, cốc nước sẽ nóng hơn bình sữa
Câu 8: (1 điểm).
D. Trong cốc có hơi nước, gặp thành cốc lạnh, hơi nước ngưng tụ thành những giọt nước bên ngoài thành cốc
Câu 9: (1 điểm)
B. Mặt Trời
Câu 10: (1 điểm) Tùy theo sự liên hệ thực tế của học sinh
Câu 11: (1 điểm)
a. Nước chảy từ cao xuống thấp: làm mái nhà dốc xuống, máng xói, rảnh nước
b. Nước có thể hòa tan một số chất: pha nước chanh đường
c. Nước có thể thấm qua một số vật: giặt mền, quần áo
Câu 12: (1 điểm)
* Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm:
– Xả rác, phân, nước thải bừa bãi
– Sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, … không qua xử lí
– Khói bụi, khí thải từ nhà máy, xe cộ
– Vỡ đường ống dẫn dầu, tràn dầu
* Các biện pháp bảo vệ nguồn nước của địa phương em:
– Giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh giếng nước, đường ống dẫn nước; xây nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu hai ngăn.
– Nhà tiêu xây xa nguồn nước.