Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 6 là môn học đòi hỏi nhiều kỹ năng ở các em học sinh, việc nắm rõ nội dung ôn thi sẽ giúp các em tự tin hơn với bài làm của mình! Dưới đây là đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 6 dành cho các em học sinh và quý phụ huynh tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Ma trận đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 6:
Mức độ chủ đề | Yêu cầu về nhận thức | Tổng | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng thấp | Vận dụng cao | ||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Xây dựng cộng đồng văn minh | |||||||||
Số câu | Số câu: 3 | Số câu: 3 | số câu 1 | Số câu 7 | |||||
Điểm | 1.5 đ | 1.5 đ | 2đ | 5 điểm | |||||
% | 15% | 15% | 20% | 50% | |||||
Tìm hiểu nghề truyền thống ở Việt Nam | |||||||||
Số câu | Số câu 1 | Số câu 3 | Số câu 4 | ||||||
Điểm | 0.5đ | 1.5đ | 2 điểm | ||||||
% | 5% | 15% | 20% | ||||||
Phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu | |||||||||
Số câu | Số câu 2 | Số câu 1 | Số câu 3 | ||||||
Điểm | 1 điểm | 2đ | 3 điểm | ||||||
% | 10% | 20% | 30% |
2. Đề cương ôn tập học kỳ 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 6 mới nhất:
2.1. Trắc nghiệm ( 4 điểm):
Câu 1: Việc nào không nên làm trong chi tiêu?
A. Chi tiêu vào món đồ cần thiết.
B. Mua đồ dùng phục vụ học tập.
C. Mua đồ không cần thiết, không hữu dụng.
D. Chi tiêu cho hoạt động từ thiện.
Câu 2: Chủ đề 5 là chủ đề?
A. Chăm sóc cuộc sống cá nhân.
B. kiểm soát chi tiêu.
C. Xây dựng cộng đồng văn minh thân thiện.
D. Tôn trọng người lao động.
Câu 3: Những việc nào cần làm để kiểm soát chi tiêu?
A. Xác định khoản tiền của em.
B. Xác định khoản chi tiêu ưu tiên.
C. Xác định cái mình cần, muốn.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Đâu là khoản chi tiêu ưu tiên cho năm học mới.
A. Mua đồ dùng học tập.
B. Mua đồ chơi.
C. Mua truyện.
D. Tất cả các ý trên trên.
Câu 5: Chủ đề 6 là chủ đề?
A. Chăm sóc cuộc sống cá nhân.
B. kiểm soát chi tiêu.
C. Xây dựng cộng đồng văn minh thân thiện.
D. Tôn trọng người lao động.
Câu 6: Đâu không phải là nơi công cộng.
A. Phòng ngủ.
B. Bệnh viện.
C. Bến xe.
D. Chợ.
Câu 7: Hành vi văn hóa nơi công cộng là.
A. Nói to.
B. Cười đùa.
C. vứt rác bừa bãi.
D. Nói đủ nghe.
Câu 8: Hành vi nào không đúng khi xếp hàng nơi công cộng.
A. Xô đẩy.
B. Chen lấn.
C. Nô đùa.
D. Cả 3 đáp án trên.
2.2. Tự luận (6 điểm):
Câu 1: Em hãy nêu việc nên làm trong chi tiêu?
Câu 2: Em hãy nêu việc làm để giữ gìn cảnh quan thiên nhiên?
Câu 3: Tình huống: Trên đường Hoa đi học có gặp 1 nhóm bạn đi xe hàng 3, nhóm bạn này đã va vào 1 bà cụ đi ngược chiều, nhóm bạn đã không giúp đỡ cụ dậy mà còn bỏ đi. Trong trường hợp này em có nhận xét gì về hành vi của nhóm bạn. Nếu là Hoa, em sẽ làm gì?
2.3. Đáp án:
Phần 1 Trắc nghiệm
Câu 1 (0,5đ): C
Câu 2 (0,5đ): B
Câu 3 (0.5đ): D
Câu 4 (0,5đ): A
Câu 5 (0,5đ): C
Câu 6 (0,5đ): A
Câu 7 (0,5đ): D
Câu 8 (0,5đ): D
Phần 2 tự luận
Câu 1 (2đ): Em hãy nêu việc nên làm trong chi tiêu?
VD:
Câu 2 (2đ): Em hãy nêu việc làm để giữ gìn cảnh quan thiên nhiên?
VD:
Câu 3 (2đ): Tình huống: Trên đường Hoa đi học có gặp 1 nhóm bạn đi xe hàng 3, nhóm bạn này đã va vào 1 bà cụ đi ngược chiều, nhóm bạn đã không giúp đỡ cụ dậy mà còn bỏ đi. Trong trường hợp này em có nhận xét gì về hành vi của nhóm bạn. Nếu là Hoa, em sẽ làm gì?
– Nhận xét hành vi của nhóm bạn: Tham gia giao thông không văn minh, đi xe hàng 3, gây ảnh hưởng tới an toàn giao thông của mình và người khác.
– Nếu là Hoa, em sẽ làm gì?
+ Phê bình, nhắc nhở nhóm bạn, đỡ bà cụ dậy.
(GV tùy theo cách xử lí tình huống của HS để cho điểm phù hợp).
3. Đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 6 mới nhất:
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm).
Hãy chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất và ghi vào bài làm:
Câu 1. Văn hóa ứng xử là gì?
A. Đồ trang điểm, cặp sách, đồ chơi
B. Đồ chơi, máy tính bỏ túi
C. Là cách chúng ta thể hiện ra bên ngoài về thái độ, hành vi, cử chỉ, ánh mắt, của chính chúng ta với những người xung quanh.
D. Điện thoại, đồ dùng học tập, đồ chơi
Câu 2. Mỗi khi An gặp bài toán khó, An thường nói: Em thưa thầy, thưa cô cho em làm phiền một chút…” với thầy, cô giáo trước khi hỏi bài tập. Theo em, An là người như thế nào?
A. An là người có thái độ văn minh, tế nhị
B. An là người thiếu ý thức
C. An là người không chân thành
D. An là người vô duyên
Câu 3: Trong các bước sau đây, đâu là bước quan trọng nhất để làm một sản phẩm tuyên truyền?
A. Suy nghĩ, lựa chọn loại sản phẩm.
B. Xây dựng nội dung cho sản phẩm.
C. Thực hiện tạo sản phẩm.
D. Tất cả các bước đều quan trọng như nhau.
Câu 4: Khi xây dựng một sản phẩm tuyên truyền, yêu cầu về ngôn ngữ phải như thế nào?
A. Tha thiết, chân thành.
B. Nghiêm túc, cứng rắn.
C. Mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 5: Đâu là cảnh quan thiên nhiên của quê hương, đất nước?
A. Dân ca quan họ
B. Cồng chiêng Tây Nguyên
C. Cố đô Huế
D. Vườn quốc gia Cúc Phương
Câu 6: Khi xếp hàng vào thang máy, hành động nào sau đây là hoàn toàn không nên?
A. Đứng đúng hàng.
B. Ra vào thang máy theo thứ tự.
C. Chen hàng để được vào thang máy trước.
D. Giữ khoảng cách phù hợp với người đúng trước và đứng sau.
Câu 7: Theo em, chúng ta sẽ nhận được gì khi có cách ứng xử đúng đắn nơi công cộng?
A. Sự tôn trọng, quý mến của mọi người xung quanh.
B. Sự dè bỉu, xa lánh của mọi người.
C. Sự khó chịu của mọi người.
D. Không nhận được gì vì nơi công cộng toàn những người chúng ta không quen biết.
Câu 8: Là học sinh lớp 6, em có thể tham gia các hoạt động cộng đồng không? Vì sao?
A. Có, miễn là em biết lựa chọn những hoạt động phù hợp với sức khỏe, năng lực và thời
gian cá nhân
B. Có, vì các hoạt động cộng đồng khá đơn giản, dễ dàng thực hiện
C. Không, vì các hoạt động cộng đồng chỉ dành cho người lớn
D. Không, vì các hoạt động không phù hợp với lứa tuổi học sinh
Câu 9: Những lưu ý khi lựa chọn một hoạt động cộng đồng để tham gia:
A. Phù hợp với sức khỏe, năng lực và thời gian của bản thân
B. Thích là tham gia, không quan tâm đến những cái khác
C. Tìm kiếm trên internet, thấy cái nào hay ho là tham gia
D. Thích tổ chức nào thì tham gia tổ chức đó.
Câu 10: Tại sao cần có mối quan hệ tốt đẹp với những người hàng xóm xung quanh mình?
A. vì họ mang lại nhiều lợi ích cho ta.
B. vì họ cùng tham gia các hoạt động cộng đồng và sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ khi ta gặp khó khăn.
C. vì họ giúp đỡ khi ta cần.
D. vì họ luôn làm theo sở thích của ta.
Câu 11: (3 – TH) Dấu hiệu trời sắp mưa, bão:
A. Bầu trời quang đãng, không khí ơi bức, ngột ngạt, lặng gió kéo dài vài ngày.
B. Xuất hiện mây vẫn vũ như nếp nhăn, tích tụ phía cuối chân trời. Trên lớp mây này thường có quầng mây xuất hiện, tây cứ thấp dần, dày, đen dần, bay nhanh và ngày càng nhiều.
C. Chớp xa xuất hiện liên tục, đều đặn, hướng chớp sáng nhất là hướng đang có bão hoạt động. Đối với vùng ven biển nước ta, trước khi bão tới thường xuất hiện chóp ở hướng Đông – Nam.
D. Tất cả các dấu hiệu trên.
II. TỰ LUẬN (4 điểm )
Câu 1 (2 điểm). (3 – VDC) Nêu các việc nên làm trước khi có bão để đảm bảo an toàn của bản thân và gia đình:
Câu 2 (2 điểm). (3- VD) Tình huống: Trong dịp đi lễ chùa đầu năm, em nhìn thấy một cô gái rất xinh đẹp, ăn mặc hở hang, phản cảm cũng tham gia lễ ở chùa, em sẽ có những hành vi ứng xử như thế nào?
Hướng dẫn trả lời tự luận:
II. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
- Theo dõi tin bão trên truyền hình, đài bá Gia cố những nơi, chỗ có thể bị ảnh hưởng nếu mưa bão như chằng, chống cây, ghìm cửa, …
- Kiểm tra những chỗ hư hỏng của nhà mình để kịp thời sửa chữa
- Kiểm tra nguồn nước, hệ thống thoát nước của gia đình xem có bị hư hỏng không? Có đảm bảo thoát nước ứng phó với mưa lớn kéo dài không?
- Giúp đỡ gia đình chuyển các đồ dùng, thiết bị ra khỏi những khu vực có thể bị ảnh hưởng do mưa bão
Câu 2 (2 điểm):
- Quan sát thái độ của người xung quanh với cách ăn mặc của cô gái. Nếu ai cũng có thái độ và đồng tình với nhận xét đó là cách ăn mặc không phù hợp ở những nơi tôn nghiêm. Em sẽ nhờ một bác lớn tuổi hoặc một người có trách nhiệm quản lí chùa đến nhắc nhở cô gái đảm bảo trang phục khi vào chùa.
*Lưu ý: Đánh giá bài kiểm tra của HS:
– GV tùy theo cách xử lí tình huống của HS để cho điểm phù hợp.
– Từ điểm 5 trở lên: Đạt yêu cầu.
– Dưới điểm 5: Chưa đạt yêu cầu.