Học sinh lớp 3 cần phải chuẩn bị kỹ càng và có kiến thức sâu rộng về các khái niệm cơ bản trong môn công nghệ để có thể đạt được kết quả cao. Dưới đây là những mấu đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 3 có đáp án năm 2024
Mục lục bài viết
1. Ma trận đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 3:
Mạch kiến thức |
Yêu cầu cần đạt | Số câu | Hình thức | Mức | Điểm | |||
TN | TL | 1 | 2 | 3 | ||||
Bài 7: Làm đồ dùng học tập | – Sử dụng được các dụng cụ để làm đồ dùng học tập đúng cách và an toàn. – Làm được một đồ dùng học tập đơn giản theo các bước cho trước, đảm bảo yêu cầu về kĩ thuật, thẩm mỹ. | 2 | 2 | 1 | 3 | 1 | 1 | 3,5 |
Bài 8: Làm biển báo giao thông | – Nêu được ý nghĩa của một số biển báo giao thông. – Lựa chọn được vật liệu phù hợp. – Lựa chọn và sử dụng được dụng cụ đúng cách, an toàn để làm được một số biển báo giao thông quen thuộc dưới dạng mô hình theo các bước cho trước . – Có ý thức tuân thủ các quy định khi tham gia giao thông. | 2 | 2 | 1 | 1 | 3 | 1 | 5 |
Bài 9: Làm đồ chơi | – Nhận biết và sử dụng an toàn một số đồ chơi đơn giản phù hợp với lứa tuổi. – Làm được một đồ chơi đơn giản theo hướng dẫn, – Tính toán được chi phí cho một đồ chơi đơn giản. | 2 | 2 | 1 | 1 | 1,5 | ||
Tổng điểm | 6 | 6 | 2 | 4 | 5 | 3 | 10 |
2. Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 3 theo Thông tư 27:
2.1. Câu hỏi:
PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6 điểm) Hãy khoanh tròn vào câu có kết quả đúng:
Câu 1: (1 điểm) Khoanh tròn vào câu trả lời đúng, cột biển báo đường cấm xe đi ngược chiều gồm có mấy bộ phận. (M3)
a. 3 bộ phận.
b. 5 bộ phận.
c. 4 bộ phận.
d. 6 bộ phận.
Câu 2: (1 điểm) Khoanh tròn vào câu trả lời đúng, vật liệu và dụng cụ nào được chọn làm thước kẻ thẳng bằng giấy? (M3)
a. giấy bìa, giấy thủ công, keo dán, thước, bút chì, kéo.
b. bút lông, giấy màu, băng keo, màu, giấy thủ công.
c. giấy màu, băng keo, màu, giấy thủ công.
d. giấy thủ công, keo dán, thước, bút chì màu, kéo.
Câu 3: (1 điểm) Khoanh tròn vào câu trả lời đúng, thực hiện làm mô hình máy bay gồm mấy bước? (M2)
a. 6 bước
b. 3 bước
c. 4 bước
d. 5 bước
Câu 4: (1 điểm) Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất ,ứng với yêu cầu chuẩn bị làm thước kẻ bằng giấy có độ dài không quá 20 cm. (M2)
a. 2 hình chữ nhật có kích thước 3cm x 20cm.
b. 2 hình chữ nhật có kích thước 3cm x 21cm.
c. 4 hình chữ nhật có kích thước 3cm x 21cm.
d. 4 hình chữ nhật có kích thước 3cm x 20cm.
Câu 5: (1 điểm) Khoanh tròn vào câu trả lời đúng, bộ phận chính của mô hình máy bay gồm có mấy bộ phận. (M3)
a. Đầu máy bay, càng mũi, cánh máy bay, đuôi máy bay.
b. Đầu máy bay, thân máy bay, cánh máy bay, đuôi máy bay.
c. Buồng lái máy bay, càng mũi, cánh máy bay, đuôi máy bay.
d. Đầu máy bay, càng mũi, cánh máy bay, đuôi máy bay, lấy độ cao.
Phần tự luận: (4 điểm)
Câu 1: (2 Điểm) Em hãy nêu các bước thực hiện làm thước kẻ bằng giấy? (M1)
Câu 2: (2 Điểm) Em hãy nêu các bước thực hiện làm biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều? (M2)
2.2. Đáp án:
Trắc nghiệm
Câu 1: c
Câu 2: a
Câu 3: c
Câu 4: b
Câu 5: d
Tự luận:
Câu 1: Các bước thực hiện làm thước kẻ giấy:
– Bước 1: Tìm hiểu chi tiết về sản phẩm, bao gồm mục đích sử dụng, tính năng, đặc điểm kỹ thuật và thiết kế.
– Bước 2: Lựa chọn nguyên vật liệu phù hợp với yêu cầu của sản phẩm, bao gồm chất liệu, màu sắc, độ bền và tính thẩm mỹ.
– Bước 3: Tiến hành làm thước kẻ giấy với các công đoạn cụ thể, bao gồm đo, cắt, bấm, mài và đánh bóng. Đồng thời, trang trí sản phẩm để tạo nên sự khác biệt và thu hút khách hàng.
– Bước 4: Kiểm tra sản phẩm sau khi làm để đảm bảo đầy đủ chức năng và chất lượng, bao gồm độ chính xác, độ bền và tính thẩm mỹ. Nếu phát hiện ra lỗi hoặc không đạt yêu cầu, tiến hành sửa chữa hoặc làm lại sản phẩm.
Câu 2: Các bước thực hiện làm biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều
– Bước 1 làm bảng biển báo giao thông
– Bước 2: làm cột biển báo giao thông
– Bước 3: làm đế biển báo và mẫu cấm giao thông
– Bước 4: kết hợp các bộ phận lại và hoàn thiện
3. Đề thi học kì 2 môn Công nghệ 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống:
3.1. Đề thi:
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 8 điểm
Câu 1(1 điểm): Các bước để làm ô tô đồ chơi theo đúng thứ tự là: (M2)
A. Làm thân xe, hoàn thiện, làm bánh xe và trục xe.
B. Làm bánh xe và trục xe, hoàn thiện, làm thân xe.
C. Làm bánh xe và trục xe, làm thân xe, hoàn thiện
Câu 2(1 điểm): (M1)
a. Vật liệu nào có tính chất mềm và thấm nước?
A. Pho-mếch
B. Que gỗ
C. Giấy thủ công
b. Vật liệu nào có tính chất cứng và không thấm nước?
A. Pho-mếch
B. Đất nặn
C. Giấy bìa
Câu 3(1 điểm): (M1) Để cắt hình tròn, em cần dùng những dụng cụ nào?
A. Com-pa, kéo, ê-ke, hồ dán
B. Kéo; ê-ke, bút chì, giấy thủ công
C. Com-pa, kéo, hồ dán, giấy thủ công
Câu 4: (1 điểm): (M1) Có những cách nào để tạo hình bằng tay?
A. Cắt, nặn, gấp
B. Xé, nặn, gấp
C. Xé, dán, cắt
Câu 5: (1 điểm): (M2)
a. Việc làm nào an toàn khi sử dụng dụng cụ thủ công?
A. Sử dụng kéo để cắt que gỗ
B. Không tập trung khi cắt nguyên liệu làm biển báo.
C. Dùng dụng cụ cầm vừa tay, phù hợp với vật liệu.
b. Việc làm nào không an toàn khi sử dụng dụng cụ thủ công?
A. Không cất gọn dụng cụ sắc nhọn sau khi sử dụng.
B. Dùng dụng cụ cầm vừa tay, phù hợp với vật liệu.
C. Sử dụng kéo vừa tay để cắt giấy
Câu 6(1 điểm): (M2) Để làm thước kẻ, em không sử dụng vật liệu nào dưới đây?
A. Giấy bìa
B. Đất nặn
C. Bút chì
Câu 7(1 điểm): Biển báo giao thông có thể có dạng những hình gì? (M2)
A. Hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác, hình vuông
B. Hình thoi, hình chữ nhật, hình tam giác, hình vuông
C. Hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác, hình khối cầu
Câu 8: Làm biển báo cấm đi ngược chiều em cần dùng giấy màu gì? (M1)
A. Màu xanh, màu trắng
B. Màu trắng, màu đỏ
C. Màu xanh, màu đỏ.
II. PHẦN TỰ LUẬN: 2 điểm
Câu 9 (1 điểm): (M3) Để dán sản phẩm, em có thể sử dụng những vật liệu hỗ trợ nào?
Câu 10 (1 điểm): Viết thêm từ còn thiếu vào chỗ chấm (M2)
Chọn dụng cụ vừa với tay cầm, hạn chế có đầu………., ……… Tập trung khi sử dụng dụng cụ, không đùa nghịch để tránh……………………. Cất dụng cụ vào hộp hoặc bao đựng và để ở nơi ………………….. khi không sử dụng.
3.2. Đáp án:
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 8 điểm
Mỗi câu đúng chấm 1 điểm.
Câu 1: C
Câu 2: a. C; b. A.
Câu 3: A
Câu 4: B
Câu 5: a. C; b. A
Câu 6: B
Câu 7: A
Câu 8: B
II. PHẦN TỰ LUẬN: 2 điểm
Câu 9 (1 điểm): hồ dán, keo sữa, băng dính. (Học sinh có thể nêu thêm các vật liệu khác đúng vẫn được điểm tối đa)
Câu 10 (1 điểm): Chọn dụng cụ vừa với tay cầm, hạn chế có đầu sắc, nhọn . Tập trung khi sử dụng dụng cụ, không đùa nghịch để tránh bị thương. Cất dụng cụ vào hộp hoặc bao đựng và để ở nơi an toàn khi không sử dụng.
4. Những bộ sách công nghệ lớp 3 phục vụ cho việc ôn thi hiệu quả:
4.1. Bộ sách kết nối tri thức:
– Phần 1: Công nghệ và đời sống
+ Bài 1: Tự nhiên và công nghệ
+ Bài 2: Sử dụng đèn học
+ Bài 3: Sử dụng quạt điện
+ Bài 4: Sử dụng máy thu thanh
+ Bài 5: Sử dụng máy thu hình
+ Bài 6: An toàn với môi trường công nghệ trong gia đình
– Phần 2: Thủ công kĩ thuật
+ Bài 7: Dụng cụ và vật liệu làm thủ công
+ Bài 8: Làm đồ dùng học tập
+ Bài 9: Làm biển báo giao thông
+ Bài 10: Làm đồ chơi
4.2. Bộ sách chân trời sáng tạo:
– Phần 1: Công nghệ và đời sống
+ Bài 1: Tự nhiên và công nghệ
+ Bài 2: Sử dụng đèn học
+ Bài 3: Sử dụng quạt điện
+ Bài 4: Sử dụng máy thu thanh
+ Bài 5: Sử dụng máy thu hình
+ Bài 6: An toàn với môi trường công nghệ trong gia đình
+ Ôn tập phần 1: Công nghệ và đời sống
– Phần 2: Thủ công kĩ thuật
+ Bài 7: Làm đồ dùng học tập Em làm thước kẻ bằng giấy
+ Bài 8: Làm biển báo giao thông
+ Bài 9: Làm đồ chơi
+ Ôn tập phần 2: Thủ công kĩ thuật
4.3. Bộ sách Cánh diều:
– Chủ đề 1: Công nghệ và đời sống
+ Bài 1: Tự nhiên và công nghệ
+ Bài 2: Sử dụng đèn học
+ Bài 3: Sử dụng quạt điện
+ Bài 4: Sử dụng máy thu thanh
+ Bài 5: Sử dụng máy thu hình
+ Bài 6: An toàn với môi trường công nghệ trong gia đình
– Chủ đề 2: Thủ công kĩ thuật
+ Bài 7: Làm đồ dùng học tập
+ Bài 8: Làm biển báo giao thông
+ Bài 9: Làm đồ chơi