Chúng tôi xin chia sẻ Đề thi cuối học kì 2 lớp 12 môn Sinh học năm học 2024 có đáp án trong bài viết dưới đây. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các em học sinh và giáo viên.
Mục lục bài viết
1. Ma trận đề thi môn Sinh lớp 12:
TT | Nội dung kiến thức | Đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng | ||||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Số CH | Thời gian (phút) | % tổng điểm | ||||||||
Số CH | Thời gian (phút) | Số CH | Thời gian (phút) | Số CH | Thời gian (phút) | Số CH | Thời gian (phút) | TN | TL | |||||
1 | 1. Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất | Nguồn gốc sự sống; Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất; Sự phát sinh loài người. | 1 | 0,75 | 1 | 1,0 |
|
|
|
| 2 |
| 1,75 | 5
|
2 | 2. Cá thể và quần thể sinh vật | 2.1. Môi trường và các nhân tố sinh thái | 1 | 0,75 |
|
|
|
|
|
| 1 |
| 5 | 15 |
2.2. Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể | 1 | 0,75 | 1 | 1,0 |
|
|
|
| 2 |
| ||||
2.3. Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật | 2 | 1,5 | 1 | 1,0 |
|
|
|
| 3 |
| ||||
3 | 3. Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã | Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã; Diễn thế sinh thái | 5 | 3,75 | 4 | 4,0 | 1 | 4,5 | 1 | 6,0 | 9 | 2 | 18,25 | 37,5 |
4 | 4. Hệ sinh thái – Sinh quyển và bảo vệ môi trường | 4.1. Hệ sinh thái | 1 | 0,75 | 1 | 1,0 |
|
|
|
| 2 |
| 20,0 | 42,5 |
4.2. Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái | 1 | 0,75 | 2 | 2,0 | 1 | 4,5 | 1 | 6,0 | 3 | 2 | ||||
4.3. Chu trình sinh địa hoá và sinh quyển | 2 | 1,5 | 1 | 1,0 | 3 | |||||||||
4.4. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái | 2 | 1,5 | 1 | 1,0 |
|
| 3 | |||||||
Tổng | 16 | 12,0 | 12 | 12,0 | 2 | 9,0 | 2 | 12,0 | 28 | 4 | 45,0 | 100 | ||
Tỉ lệ (%) | 40 | 30 | 20 | 10 |
|
|
|
| ||||||
Tỉ lệ chung (%) | 70 | 30 |
|
|
|
|
2. Đề thi môn Sinh học lớp 12 có đáp án:
2.1. Trắc nghiệm đề thi học kì 2 môn sinh học lớp 12:
Câu 1: (TH) Yếu tố quan trọng nhất trong việc làm cho loài người thoát khỏi trình độ động vật là:
A. lao động.
B. chuyển tử đời sống leo trèo xuống mặt đất.
C. sử dụng lửa.
D. biết sử dụng công cụ lao động.
Câu 2: (NB) Loài xuất hiện đầy tiên trong chi Homo là loài
A. Homo. Sapiens.
B. Homo. Habilis.
C. Homo. Erectus.
D. Homo. Neanderthalenis.
Câu 3. (NB) Ổ sinh thái là
A. khu vực sinh sống của sinh vật.
B. nơi thường gặp của loài.
C. khoảng không gian sinh thái có tất cả các điều kiện đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển ổn định, lâu dài của loài.
D. nơi có đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho sự tồn tại của sinh vật.
Câu 4: (TH) Những con voi trong vườn bách thú là
A. quần thể.
B. tập hợp cá thể voi.
C. quần xã.
D. hệ sinh thái.
Câu 5:(NB) Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thẻ trong quần thể có ý nghĩa
A. đảm bào cho quần thể tồn tại ổn định.
B. duy trì số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể ở mức độ phù hợp.
C. giúp khai thác tối ưu nguồn sống.
D. đảm bảo thức ăn đầy đủ cho các cá thể trong đàn.
Câu 6: (NB) Các dấu hiệu đặc trưng cơ bản của quần thể là
A. cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố cá thể, mật độ, kích thước, kiểu tăng trưởng.
B. sự phân bố cá thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng.
C. cấu trúc giới tính, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng.
D. độ nhiều, sự phân bố cá thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng.
Câu 7: (NB) Mật độ cá thể trong quần thể có ảnh hưởng tới
A. cấu trúc tuổi của quần thể.
B. kiểu phân bố cá thể của quần thể.
C. khả năng sinh sản và mức độ tử vong của các cá thể trong quần thể.
D. mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.
Câu 8: (TH) Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi
A. nhóm đang sinh sản.
B. nhóm sau sinh sản.
C. nhóm trước sinh sản và nhóm đang sinh sản.
D. nhóm đang sinh sản và nhóm sau sinh sản.
Câu 9: (NB) Trong quan hệ giữa 2 loài, có ít nhất 1 loài bị hại thì đó là mối quan hệ nào sau đây?
A. quan hệ hỗ trợ.
B. quan hệ đối kháng.
C. quan hệ hợp tác.
D. quan hệ hội sinh.
Câu 10: (NB) Quần xã là
A. một tập hợp các sinh vật cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định.
B. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian và thời gian xác định, gắn bó với nhau như 1 thể thống nhất và có cấu trúc tương đối ổn định.
C. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong 1 khu vực, vào 1 thời điểm nhất định.
D. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm nhất định.
Câu 11: (NB) Loài ưu thế là loài có vai trò quan trọng trong quần xã do
A. số lượng cá thể nhiều.
B. sức sống mạnh, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.
C. có khả năng tiêu diệt các loài khác.
D. số lượng cá thể nhiều, sinh khối lơn, hoạt động mạnh.
Câu 12: ( NB) Ý nghĩa của sự phân tầng trong quần xã là
A. làm tăng khả năng sử dụng nguồn sống, do các loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau.
B. làm tiết kiệm diện tích, do các loài có nhu cầu nhiệt độ khác nhau.
C. làm giảm sự cạnh tranh nguồn sống giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống.
D. giúp các loài thích nghi với các điều kiện sống khác nhau.
Câu 13: (TH) Cho các phát biểu sau:
(1) Nếu vì một lí do nào đó mà loài ưu thế bị mất đi thì loài sẽ thay thế là loài chủ chốt.
(2) Loài ngẫu nhiên có thể thay thế cho một nhóm loài khác khi nhóm này suy vong vì một lí do nào đó.
(3) Nhóm loài ngẫu nhiên là nhóm loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú thấp, nhưng sự có mặt của chúng lại làm tăng mức đa dạng cho quần xã.
(4) Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một vài quần thể, có thể có số lượng nhiều và có vai trò quan trọng so với các loài khác.
Số phát biểu có nội dung đúng là:
A. 4.
B. 2.
C. 1.
D. 3.
Câu 14: (TH) Bọ xít có vòi chích dịch cây mướp để sinh sống. Bọ xít và cây mướp thuộc mối quan hệ
A. hợp tác. B. kí sinh – vật chủ. C. hội sinh. D. cộng sinh.
Câu 15: (TH) Cho các mối quan hệ sau:
I. Vi khuẩn Rhizobium và rễ cây họ đậu.
II. Cây phong lan sống bám trên cây thân gỗ.
III. Chim tu hú đẻ trứng mình vào tổ chim khác.
IV. Vi khuẩn lam và nấm sống chung tạo địa y.
Có bao nhiêu mối quan hệ thuộc kiểu quan hệ cộng sinh?
A. 1.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Câu 16: (NB) Diễn thế sinh thái có thể hiểu là
A. sự biến đổi cấu trúc quần thể.
B. quá trình thay thế quần xã này bằng quần xã khác.
C. mở rộng vùng phân bố.
D. tăng số lượng quần thể.
Câu 17: (TH) Quá trình hình thành 1 ao cá tự nhiên từ một hố bom là diễn thế
A. nguyên sinh.
B. thứ sinh.
C. liên tục.
D. phân hủy.
Câu 18: (NB) Thành phần hữu sinh của hệ sinh thái gồm:
A. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ.
B. sinh vật tiêu thụ bậc 1, sinh vật tiêu thụ bậc 2, sinh vật phân giải.
C. sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải.
D. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.
Câu 19: (TH) Hệ sinh thái tự nhiên khác hệ sinh thái nhân tạo ở
A. thành phần cấu trúc, chu trình dinh dưỡng, chuyển hóa năng lượng.
B. thành phần cấu trúc, chu trình dinh dưỡng.
C. chu trình dinh dưỡng , chuyển hóa năng lượng.
D. thành phần cấu trúc, chuyển hóa năng lượng.
Câu 20: (TH) Chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ
A. giữa sinh vật sản xuất với sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.
B. dinh dưỡng.
C. động vật ăn thịt và con mồi.
D. giữa thực vật với động vật.
Câu 21: (NB) Sinh vật nào dưới đây được gọi là sinh vật sản xuất?
A. Con chuột.
B. Vi khuẩn.
C. Trùng giày.
D. Cây lúa.
Câu 22: (TH) Giả sử có 5 sinh vật: cỏ, rắn, châu chấu, vi khuẩn và gà. Theo mối quan hệ dinh dưỡng thì trật tự nào sau đây là đúng để tạo thành 1 chuỗi thức ăn?
A. Cỏ → châu chấu → rắn → gà → vi khuẩn.
B. Cỏ → vi khuẩn → châu chấu → gà → rắn.
C. Cỏ → châu chấu → gà → rắn → vi khuẩn.
D. Cỏ → rắn → gà → châu chấu → vi khuẩn.
Câu 23: (NB) Chu trình sinh địa hóa là
A. chu trình trao đổi vật chất trong tự nhiên.
B. sự trao đổi vật chất trong nội bộ quần xã.
C. sự trao đổi vật chất giữa các loài sinh vật thông qua lưới thức ăn.
D. sự trao đổi vật chất giữa sinh vật tiêu thụ và sinh vật sản xuất.
Câu 24: (NB) Thực vật hấp thụ nito dưới dạng
A. NH4+
B. N2
C. NO3-
D. NH4+ và NO3-
Câu 25: (TH) Trong các hệ sinh thái sau đây, hệ sinh thái nào có chu trình vật chất khép kín?
A. cánh đồng lúa
B. ao nuôi cá
C. đầm nuôi tôm
D. rừng nguyên sinh
Câu 26: (NB) Nhìn chung, trong các hệ sinh thái, khi chuyể từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề thì hiệu suất sử dụng năng lượng của bậc dinh dưỡng sau chỉ được khoảng
A. 15% . B. 20%. C. 10%. D. 30%.
Câu 27: (TH) Giải thích nào dưới đây là không đúng khi cho rằng, năng lượng chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp, lên bậc dinh dưỡng cao liền kề của chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái bị mất đi trung bình tới 90% do
A. một phần không được sinh vật sử dụng.
B. một phần do sinh vật thải ra dưới dạng trao đổi chất, bài tiết.
C. một phần bị tiêu hao dưới dạng hô hấp của sinh vật.
D. phần lớn năng lượng bức xạ khi vào hệ sinh thái bị phản xạ trở lại môi trường.
Câu 28: (NB) Trong một hệ sinh thái
A. năng lượng và vật chất đều đuoẹc truyền theo một chiều, không được tái sử dụng
B. năng lượng được truyền theo 1 chiều, còn vật chất theo chu trình sinh địa hóa
C. năng lượng được tái sử dụng, còn vật chất thì không được tái sử dụng
D. cả vật chất và năng lượng đều được truyền theo chu trình tuần hoàn khép kín.
2.2. Câu hỏi tự luận đề thi cuối học kì 2 môn sinh học 12:
Câu 1 (VD thấp) Nêu sự khác nhau giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật. Lấy ví dụ minh hoạ.
Câu 2 (VD cao): Hãy mô tả quá trình diễn thế của một quần xã sinh vật nào đó xảy ra ở địa phương của em, hoặc ở địa phương khác mà em biết.
Câu 3 ( VD thấp): Cho ví dụ về các bậc dinh dưỡng của 1 quần xã tự nhiên và 1 quần xã nhân tạo.
Câu 4 ( VD cao): Ở một vùng biển, năng lượng bức xạ chiếu xuống mặt nước đạt đến 3 triệu kcal/m2/ngày. Tảo silic chỉ đồng hóa được 3% tổng năng lượng đó. Giáp xác trong hồ khai thác được 40% năng lượng tích lũy trong tảo; cá ăn giáp xác khai thác được 0,15% năng lượng cua giáp xác. Hiệu suất sử dụng năng lượng của bậc dinh dưỡng cuối cùng so với tổng năng lượng ban đầu là bao nhiêu?
3. Đáp án đề thi môn Sinh lớp 12:
Trắc nghiệm:
1-A | 2-B | 3-C | 4-B | 5-B | 6-A | 7-C | 8-C | 9-B | 10-B |
11-D | 12-C | 13-B | 14-B | 15-D | 16-B | 17-A | 18-D | 19-A | 20-B |
21-D | 22-C | 23-A | 24-D | 25-D | 26-C | 27-D | 28-B |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Điểm | ||||||
Câu 1 |
|
0,25
0,25 | ||||||
Câu 2 | Ví dụ: Diễn thế sinh thái của một khu rừng. Một khu rừng đang xanh tốt bình thường, bị nhóm người du canh du cư đến tàn phá làm nương rẫy. Một thời gian sau, đất hết màu mỡ, trồng cây không năng suất, họ bỏ đi, để lại khu đất hoang. Sau đó, cỏ mọc dần và hình thành những trảng cỏ, tiếp là sự hình thành những cây bụi và những cây gỗ nhỏ. Sau một thời gian khá dài, rừng được hồi phục lại xuất hiện những cây gỗ lớn và nhiều tầng cây. ( HS lấy ví dụ khác mô tả đúng vẫn được điểm)
| 0,5 | ||||||
Câu 3 | * Ví dụ về các bậc dinh dưỡng của một quần xã tự nhiên (quần xã đồng cỏ): – Sinh vật sản xuất: cây cỏ, cây bụi – Sinh vật tiêu thụ bậc 1: sâu ăn lá cây, rệp, chuột – Sinh vật tiêu thụ bậc 2: chim sâu, rắn – Sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất: diều hâu – Sinh vật phân giải: vi khuẩn, nấm, mối, giun đất * Ví dụ về bậc dinh dưỡng quần xã nhân tạo (quần xã đồng lúa): – Sinh vật sản xuất: cây lúa – Sinh vật tiêu thụ bậc 1: sâu đục thân lúa, rệp, chuột – Sinh vật tiêu thụ bậc 2: chim sâu, rắn – Sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất: diều hâu – Sinh vật phân giải: vi khuẩn, nấm, mối, giun đất (HS lấy ví dụ đúng được tính điểm, Kể thiếu (sai) 1 bậc dinh dưỡng trừ 0,1 điểm) | 0,5
0,5 | ||||||
Câu 4 | Giải: – Năng lượng tảo silic đồng hóa được = 3% x 3 x 106 kcal = 9 x 104 kcal. – Năng lượng giáp xác khai thác được = 40% x 9 x 104 kcal = 36 x 103 kcal. – Năng lượng cá ăn giáp xác khai thác được = 0,15% x 36 x 103 kcal = 54 kcal. – Hiệu suất sử dụng năng lượng của bậc dinh dưỡng cuối cùng so với tổng năng lượng ban đầu = 54/3 x106 = 0,000018 = 0,0018% ( Mỗi ý đúng 0,25 điểm) | 1 |
4. Cách ôn thi môn Sinh lớp 12 đạt điểm cao:
– Có thái độ nghiêm túc trong học tập
Khi bạn quyết định thi khối B hay đơn giản là học tốt môn Sinh học để thi Tốt nghiệp, đơn giản là bạn có một mục tiêu để theo đuổi. Khi đã có mục tiêu, bạn cần nghiêm túc học tập, và kết quả cuối cùng là trách nhiệm của bạn – chứ không phải thầy cô, cha mẹ hay bất kỳ ai khác.
– Đừng bỏ lỡ bất kỳ bài học nào
Mỗi nội dung kiến thức nằm trong một tổng thể, khi hiểu vấn đề trước sẽ tạo tiền đề cho việc hiểu kiến thức sau. Chẳng hạn, không hiểu cấu trúc gen thì không hiểu cơ chế điều hòa sự biểu hiện của gen, không hiểu cấu trúc nhiễm sắc thể thì không hiểu bản chất của đột biến cấu trúc và số lượng nhiễm sắc thể… Do đó , Đừng bỏ lỡ bất kỳ bài học nào!
– Lên kế hoạch học sớm và học thường xuyên
Đừng đợi nước ngập chân rồi mới nhảy, khi đó thời gian sẽ tạo cho bạn một áp lực rất lớn, kết quả rất khó đạt được mức tối đa. Lên kế hoạch học sớm, thường xuyên. Các em hãy tiếp thu hết những kiến thức thầy cô dạy trên lớp, về nhà hệ thống hóa và mở rộng, khắc sâu… hãy biết quý trọng thời gian trên lớp.
Luyện bài tập thực hành ngay sau khi học lý thuyết, định hướng cho mình những câu hỏi trắc nghiệm có thể về vấn đề đang học.
Khi học đến một đoạn nào đó, hãy làm các bài tập ứng dụng tương ứng, việc tư duy và dự đoán các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến vấn đề đang học sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.
Người có phương pháp học tập tốt là người vừa học vừa bảo vệ sức khỏe!
Như đã nói ở trên, đừng “chơi lâu”, rồi khi không còn thời gian, “chạy” học khuya đến 2, 3 giờ sáng là một thói quen xấu và ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe tinh thần! Tạo thói quen ăn uống lành mạnh và nghỉ ngơi khoa học, hợp lý để giữ sức khỏe chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi.