Nhằm giúp các bạn học sinh có nhiều kiến thức và nắm vững nội dung bài học, bài viết dưới đây chúng mình gửi đến bạn đọc bài viết Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Hoá học có đáp án mới nhất 2024. Cùng tham khảo bài viết của chúng mình nhé.
Mục lục bài viết
- 1 1. Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Hoá học có đáp án mới nhất 2024 – mẫu 1:
- 2 2. Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Hoá học có đáp án mới nhất 2024 – mẫu 2:
- 3 3. Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Hoá học có đáp án mới nhất 2024 – Đề số 3:
- 4 4. Đề cương học kì 2 lớp 12 môn Hóa học:
- 5 5. Mẹo làm bài thi môn Hóa đạt điểm cao:
1. Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Hoá học có đáp án mới nhất 2024 – mẫu 1:
Câu 1: Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại
A. Pb.
B. Sn.
C. Cu.
D. Zn.
Câu 2: Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4 thì màu của dung dịch chuyển từ
A. không màu sang màu vàng.
B. không màu sang màu da cam.
C. màu vàng sang màu da cam.
D. màu da cam sang màu vàng.
Câu 3: Phân hủy Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là
A. Fe(OH)2.
B. Fe3O4.
C. Fe2O3.
D. FeO.
Câu 4: Hai dung dịch đều phản ứng được với kim loại Fe là
A. CuSO4 và ZnCl2.
B. HCl và AlCl3.
C. CuSO4 và HCl.
D. ZnCl2 và FeCl3.
Câu 5: Cấu hình electron của ion Cr3+ là
A. [Ar]3d5.
B. [Ar]3d4.
C. [Ar]3d3.
D. [Ar]3d2.
Câu 6: Hiện tượng trái đất nóng lên do hiệu ứng nhà kính chủ yếu là do chất nào sau đây
A. Khí hidroclorua.
B. Khí cacbonic.
C. Khí clo.
D. Khí cacbon oxit.
Câu 7: Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi dung dịch Fe2(SO4)3 tác dụng với dung dịch
A. NaCl.
B. CuSO4.
C. Na2SO4.
D. NaOH.
Câu 8: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là
A. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên.
B. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.
C. chỉ có kết tủa keo trắng.
D. không có kết tủa, có khí bay lên.
Câu 9: Al2O3 phản ứng được với cả hai dung dịch:
A. Na2SO4, KOH.
B. NaOH, HCl.
C. KCl, NaNO3.
D. NaCl, H2SO4.
Câu 10: Khi dẫn từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2 thấy có
A. bọt khí và kết tủa trắng.
B. bọt khí bay ra.
C. kết tủa trắng xuất hiện.
D. kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần.
Câu 11: Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion
A. Ca2+, Mg2+.
B. Al3+, Fe3+.
C. Na+, K+.
D. Cu2+, Fe3+.
Câu 12: Cho sơ đồ chuyển hoá: (mỗi mũi tên ứng với một phản ứng). Hai chất X, Y lần lượt là
A. NaCl, Cu(OH)2.
B. Cl2, NaOH.
C. HCl, Al(OH)3.
D. HCl, NaOH.
Câu 13: Trong bảng tuần hoàn, Mg là kim loại thuộc nhóm
A. IVA.
B. IIA.
C. IIIA.
D. IA.
Câu 14: Kim loại Al không phản ứng với dung dịch
A. NaOH loãng.
B. H2SO4 loãng.
C. H2SO4 đặc, nguội.
D. H2SO4 đặc, nóng.
Câu 15: Các số oxi hoá đặc trưng của crom là
A.+1, +2, +4, +6.
B. +3, +4, +6.
C. +2; +4, +6.
D. +2, +3, +6.
Câu 16: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là
A. tính axit.
B. tính khử.
C. tính oxi hóa.
D. tính bazơ.
Câu 17: Cấu hình electron nào sau đây là của Fe
A. [Ar] 4s23d6.
B. [Ar]3d64s2.
C. [Ar]3d8.
D. [Ar]3d74s1.
Câu 18: Oxit lưỡng tính là
A. CrO.
B. CaO.
C. Cr2O3.
D. MgO.
Câu 19: Hai chất được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu là
A. Na2CO3 và Na3PO4.
B. Na2CO3 và Ca(OH)2.
C. Na2CO3 và HCl.
D. NaCl và Ca(OH)2.
Câu 20: Để bảo quản natri, người ta phải ngâm natri trong
A. dầu hỏa.
B. nước.
C. phenol lỏng.
D. rượu etylic.
Câu 21: Cấu hình electron của nguyên tử Na (Z = 11) là
A. 1s22s22p6.
B. 1s22s22p63s1.
C. 1s22s22p63s2.
D. 1s22s22p63s23p1.
Câu 22: Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất trong tất cả các kim loại
A. Bạc.
B. Đồng.
C. Nhôm.
D. Vàng.
Câu 23: Hợp chất sắt (II) sunfat có công thức là
A. Fe(OH)3.
B. Fe2(SO4)3.
C. Fe2O3.
D. FeSO4
Câu 24: Hợp chất nào sau đây của sắt vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử
A. FeO.
B. Fe2O3.
C. Fe(OH)3.
D. Fe(NO3)3
Câu 25: Cho các kim loại: Na, Mg, Fe, Al kim loại có tính khử mạnh nhất là
A. Mg.
B. Al.
C. Na.
D. Fe.
Câu 26: Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là
A. quặng manhetit.
B. quặng pirit.
C. quặng đôlômit.
D. quặng boxit.
Câu 27: Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Ca từ CaCl2 là
A. Điện phân CaCl2 nóng chảy.
B. Dùng Na khử Ca2+ trong dung dịch CaCl2
C. Điện phân dung dịch CaCl2
D. Nhiệt phân CaCl2
Câu 28: Trong các loại quặng sắt, quặng có hàm lượng sắt cao nhất là
A. xiđerit.
B. hematit nâu.
C. hematit đỏ.
D. manhetit.
Câu 29: Cặp kim loại nào sau đây bền trong không khí và nước do có màng oxit bảo vệ
A. Al và Cr.
B. Fe và Cr.
C. Mn và Cr.
D. Fe và Al.
Câu 30: Khi so sánh trong cùng một điều kiện thì Cr là kim loại có tính khử mạnh hơn
A. Fe.
B. Na.
C. K.
D. Ca.
Câu 31: Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IA là
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 1.
Câu 32: Kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là
A. Au.
B. Ag.
C. Al.
D. Cu.
Câu 33: Hoà tan m gam Fe trong dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 4,48 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của m là (Cho Fe = 56; H = 1; Cl = 35,5)
A. 2,8 gam.
B. 1,4 gam.
C. 5,6 gam.
D. 11,2 gam.
Câu 34: Nung 21,4 gam Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được m gam Fe2O3. Giá trị của m là (Cho H = 1; O = 16; Fe = 56)
A. 14 gam.
B. 16 gam.
C. 8 gam.
D. 12 gam.
Câu 35: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm giữa Al và Cr2O3 trong điều kiện không có không khí, sau phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp X có khối lượng 43,9 gam. Chia X làm 2 phần bằng nhau. Cho phần 1 tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được 1,68 lít khí (đktc). Phần 2 cho tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch HCl 1M (loãng nóng). Giá trị của V là
A. 0,65
B. 1,00
C. 1,05
D. 1,15
Câu 36: Cho khí CO khử hoàn toàn Fe2O3 thấy có 4,48 lít CO2 (đktc) thoát ra. Thể tích CO (đktc) đã tham gia phản ứng là
A. 3,36 lít.
B. 2,24 lít.
C. 4,48 lít.
D. 1,12 lít.
Câu 37: Cho 4,6 gam Na tác dụng hoàn toàn với nước. Sau khi phản ứng kết thúc, thể tích khí H2 (ở đktc) thoát ra là (Cho Na = 23)
A. 3,36 lít.
B. 2,24 lít.
C. 4,48 lít.
D. 6,72 lít.
Câu 38: Cho 2,7 gam Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư. Sau khi phản ứng kết thúc, thể tích khí H2 (ở đktc) thoát ra là (Cho Al = 27)
A. 3,36 lít.
B. 2,24 lít.
C. 4,48 lít.
D. 6,72 lít.
Câu 39: Cho 10 gam một kim loại kiềm thổ tác dụng hết với nước thoát ra 5,6 lít khí (đktc). Tên của kim loại kiềm thổ đó là
A. Ba.
B. Mg.
C. Ca.
D. Sr.
Câu 40: Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được 23,3 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axit HCl (dư) thoát ra V lít H2 (ở đktc). Giá trị của V là (cho O = 16; Al = 27; Cr = 52)
A. 7,84 lít.
B. 4,48 lít.
C. 3,36 lít.
D. 10,08 lít.
Đáp án
1D
2C
3C
4C
5C
6B
7D
8B
9B
10D
11A
12B
13B
14C
15D
16B
17B
18C
19A
20A
21B
22A
23D
24A
25C
26D
27A
28D
29A
30A
31D
32C
33D
34B
35D
36C
37B
38A
39C
40A
2. Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Hoá học có đáp án mới nhất 2024 – mẫu 2:
Câu 1. Có dung dịch KCl trong nước, quá trình nào sau đây biểu diễn sự điều chế kim loại K từ dung dịch trên?
A. Điện phân dung dịch.
B. Dùng kim loại Na đẩy K ra khỏi dung dịch.
C. Nung nóng dung dịch để KCl phân hủy.
D. Cô cạn dung dịch và điện phân nóng chảy.
Câu 2. Nhóm kim loại nào sau đây đều tác dụng với H2O ở điều kiên thường tạo dung dịch kiềm?
A. Na, K, Fe, Ca.
B. Be, Fe, Ca, Ba.
C. Na, Ba, Ca, K.
D. Na, K, Ca, Cu.
Câu 3. Để bảo quản kim loại kiềm ta phải làm gì?
A. Ngâm trong nước.
B. Ngâm chúng trong phenol lỏng.
C. Ngâm chúng trong ancol nguyên chất.
D. Ngâm chúng trong dầu hỏa.
Câu 4. Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được khi cho 3,9 gam Kali tác dụng với 108,2 gam H2O là
A. 5,00%.
B. 6,00%.
C. 4,99%.
D. 4,00%.
Câu 5. Ở trạng thái cơ bản cấu hình e của nguyên tử Na (Z = 11) là
A. [Ne]3s1.
B. [Ar]4s1.
C. [Ne]4s1.
D. [Ar]3s1.
Câu 6. Cho dãy các chất: KOH, NaNO3, SO2, SO3, NaHSO4, Na2SO3, K2SO4. Số chất trong dãy tạo thành kết tủa khi phản ứng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 là?
A. 3.
B. 6.
C. 5.
D. 4.
Câu 7. Một mẫu nước cứng chứa các ion: Ca2+, Mg2+, HCO32-, Cl-, SO42-. Chất được dùng để làm mềm mẫu nước cứng trên là?
A. Na2CO3 .
B. HCl.
C. Na3PO4.
D. Cả A và C.
Câu 8. Điện phân Al2O3 nóng chảy với dòng điện có cường độ 9,65A trong thời gian 3000 giây, thu được 2,16 gam Al. Hiệu suất của quá trình điện phân là
A. 60%.
B. 70%.
C. 80%.
D. 90%.
Câu 9. Nước cứng không gây ra tác hại nào dưới đây?
A. Gây ngộ độc nước uống.
B. Làm mất tính tẩy rửa của xà phòng, làm hư hại quần áo.
C. Làm hỏng các dung dịch pha chế. Làm thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị thực phẩm.
D. Gây hao tốn nhiên liệu và không an toàn cho các nồi hơi, làm tắc các đường ống dẫn nước.
Câu 10. Hiện tượng nào xảy ra khi cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4?
A. Sủi bọt khí không màu và có kết tủa xanh.
B. Bề mặt kim loại có màu đỏ, dung dịch nhạt màu.
C. Sủi bọt khí không màu và có kết tủa màu đỏ.
D. Bề mặt kim loại có màu đỏ và có kết tủa màu xanh.
Câu 11. Kim loại nào sau đây hoàn toàn không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường?
A. Ba.
B. Be.
C. Ca.
D. Sr.
Câu 12. Hiện tượng nào xảy ra khi thổi từ từ khí CO2 đến dư vào nước vôi trong?
A. Sủi bọt dung dịch.
B. Dung dịch trong suốt từ đầu đến cuối.
C. Có kết tủa trắng sau đó tan trở lại.
D. Dung dịch trong suốt sau đó có kết tủa trắng.
Câu 13. Ở nhiệt độ cao, Al khử được ion kim loại trong oxit nào sau đây?
A. BaO.
B. MgO.
C. K2O.
D. Fe2O3.
Câu 14. Cho 4,4 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại nhóm IIA , thuộc 2 chu kì liên tiếp tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư cho 3,36 lít H2 (đkc). Hai kim loại là
A. Ca và Sr.
B. Be và Mg.
C. Sr và Ba.
D. Mg và Ca.
Câu 15. Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 ở đktc vào 500ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M, sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 19,7g.
B. 17,73g.
C. 9,85g.
D. 11,82g.
Câu 16. Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là?
A. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên.
B. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.
C. không có kết tủa, có khí bay lên.
D. chỉ có kết tủa keo trắng
Câu 17. Một thuốc thử phân biệt 3 chất rắn Mg, Al, Al2O3 đựng trong các lọ riêng biệt là dung dịch nào?
A. H2SO4 loãng.
B. NaOH.
C. HCl đặc.
D. amoniac.
Câu 18. Hợp chất nào sau đây không có tính chất lưỡng tính?
A. NaHCO3.
B. Al2O3.
C. Al(OH)3.
D. AlCl3.
Câu 19. Cho hỗn hợp X gồm CaCO3, MgCO3 có khối lượng 36,8 g tác dụng với dung dịch HCl dư người ta thu được 8,96 lít khí (đktc). Tổng khối lượng các muối thu được sau phản ứng là
A. 27g.
B. 41,2g.
C. 31,7g.
D. 42,8g.
Câu 20. Cho phản ứng: aAl + bHNO3 cAl(NO3)3 + dNO + eH2O. Hệ số a, b, c, d, e là các số nguyên, tối giản. Tổng (c + d) bằng
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 5.
Câu 21. Nung hỗn hợp gồm 10,8g bột nhôm với 16g bột Fe2O3 trong điều kiện không có không khí, nếu hiệu suất phản ứng bằng 80% thì khối lượng Al2O3 thu được là
A. 8,16g.
B. 10,20g.
C. 20,40g.
D. 16,32g.
Câu 22. Cho 200ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M thì lượng kết tủa thu được 15,6g. Thể tích NaOH lớn nhất đem dùng là
A. 2 lít.
B. 3 lít.
C. 5lít.
D. 1 lít.
Câu 23. Cho V lít dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa 0,1 mol Al2(SO4)3 và 0,1 mol H2SO4 đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V để thu được lượng kết tủa trên là
A. 0,45.
B. 0,35.
C. 0,25.
D. 0,05.
Câu 24. Phèn chua được dùng trong nghành thuộc da, công nghiệp giấy…….Phèn chua có công thức là
A. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
B. K2SO4.Al2(SO4)3.nH2O.
C. K2SO4.2Al2(SO4)3.24H2O.
D. K2SO4.nAl2(SO4)3.24H2O.
Câu 25. Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là
A. quặng pirit.
B. quặng boxit.
C. quặng manhetit.
D. quặng đôlômit.
Câu 26.Cho sơ đồ phản ứng: NaCl → (X) → NaHCO3 → (Y) → NaNO3. X và Y có thể là
A Na2CO3 và NaClO.
B. NaOH và Na2CO3.
C. NaClO3 và Na2CO3.
D. NaOH và NaClO.
Câu 27. Thường khi bị gãy tay, chân …người ta dùng hoá chất nào sau đây để bó bột ?
A. CaSO4.
B. CaCO3
C. CaSO4.H2O.
D. CaSO4.2H2O
Câu 28: Cặp chất không xảy ra phản ứng là
A. dung dịch NaNO3 và dung dịch MgCl2.
B. dung dịch AgNO3 và dung dịch KCl.
C. Na2O và H2O.
D. dung dịch NaOH và Al2O3.
Câu 29: Điện phân nóng chảy muối clorua của một kim loại kiềm thu được 0,896 lít khí (đktc) ở anot và 3,12g kim loại ở catot. Công thức của muối là
A. KCl.
B. LiCl.
C. NaCl.
D. CsCl.
Câu 30: Để khử hoàn toàn 2,32 gam một oxit kim loại, cần dùng 0,896 lít khí H2 ở đktc. Oxit kim loại là
A. MgO.
B. CuO.
C. Fe3O4.
D. Cr2O3.
Đáp án & Thang điểm
Câu 1. D
Kim loại K được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy KCl (rắn).
Câu 2. C
A sai vì Fe không tác dụng với nước ở điều kiện thường.
B sai vì Be, Fe không tác dụng với nước ở điều kiện thường.
D sai vì Cu không tác dụng với nước ở điều kiện thường.
Câu 3. D
Các kim loại kiềm dễ tác dụng với nước, với oxi trong không khí nên để bảo quản, người ta thường ngâm chìm kim loại kiềm trong dầu hỏa.
Câu 4. A
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng có:
mdd = mK + mH2O – mkhí = 3,9 + 108,2 – 0,05.2 = 112 (gam)
Câu 5. A
Cấu hình electron của Na (Z = 11) là: [Ne]3s1.
Câu 6. C
KOH + Ba(OH)2 → không phản ứng.
NaNO3 + Ba(OH)2 → không phản ứng.
SO2 + Ba(OH)2 dư → BaSO3↓ + H2O
SO3 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + H2O
2NaHSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + Na2SO4 + 2H2O
Na2SO3 + Ba(OH)2 → BaSO3↓ + 2NaOH
K2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + 2KOH.
Câu 7. D
Dùng Na2CO3:
Ca2+ + CO32- → CaCO3 ↓
Mg2+ + CO32- → MgCO3 ↓
Dùng Na3PO4:
3Ca2+ + 2PO43- → Ca3(PO4)2 ↓
3Mg2+ + 2PO43- → Mg3(PO4)2 ↓
Câu 8. C
Khối lượng Al thu được theo lý thuyết là:
Câu 9. A
Nước cứng gây ra các tác hại sau:
• Gây trở ngại cho đời sống hằng ngày: làm cho xà phòng ít bọt, giảm khả năng tẩy rửa của nó; làm cho quần áo mau mục nát …
• Nếu dùng nước cứng để nấu thức ăn, sẽ làm cho thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị
• Gây tác hại cho các ngành sản xuất: tạo các cặn trong nồi hơi, gây lãng phí nhiên liệu và không an toàn.
Câu 10. A
Trước tiên Na phản ứng với nước có trong dung dịch:
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 ↑
Sau đó: 2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 ↓xanh + Na2SO4.
Câu 11. B
Be không tác dụng với nước ở điều kiện nhiệt độ thường.
Câu 12. C
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ trắng + H2O
CO2 + H2O + CaCO3↓ → Ca(HCO3)2
Câu 13. D
Al chỉ khử được oxit của các kim loại đứng sau nó trong dãy hoạt động hóa học.
Câu 14. D
Câu 15. C
Có Vậy xảy ra các trường hợp:
Thay x = 0,05 vào (3) xác định được n↓ = x = 0,05 mol
Vậy m↓ = 0,05.197 = 9,85 gam.
Câu 16. B
3NaOH + AlCl3 → Al(OH)3 ↓ keo trắng + 3NaCl
Al(OH)3 ↓ + NaOHdư → NaAlO2 (dd) + 2H2O
Câu 17. B
Dùng NaOH:
+ Không có hiện tượng xảy ra → Mg
+ Chất rắn tan dần, có khí thoát ra → Al
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2 ↑
+ Chất rắn tan dần, không có khí thoát ra → Al2O3
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O.
Câu 18. D
AlCl3 không có tính lưỡng tính.
Câu 19. B
Tổng khối lượng muối thu được sau phản ứng là:
m = 0,4 (32 + 71) = 41,2 gam.
Câu 20. C
Al + 4HNO3 → Al(NO3)3 + NO + 2H2O
Tổng (c + d) = 1 + 1 = 2.
Câu 21. A
Khối lượng Al2O3 thu được là: m = 0,08.102 = 8,16 gam.
Câu 22. A
Vậy để thể tích NaOH là lớn nhất thì phản ứng thu được kết tủa cực đại, sau đó kết tủa tan một phần còn 0,2 mol.
PTHH:
Câu 23. A
Vậy để thể tích NaOH là lớn nhất thì phản ứng thu được kết tủa cực đại, sau đó kết tủa tan một phần còn 0,2 mol.
PTHH:
Câu 24. A
Phèn chua là: K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
Câu 25. B
Nguyên liệu chính để sản xuất nhôm là quặng boxit.
Câu 26. B
Câu 27. C
Thạch cao nung: CaSO4.H2O được dùng để bó bột.
Câu 28. A
NaNO3 + MgCl2 → không phản ứng.
AgNO3 + KCl → AgCl↓ + KNO3
Na2O + H2O → 2NaOH
2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2 + H2O
Câu 29.
Đặt công thức của muối là MCl
Muối là KCl.
Câu 30. C
Loại đáp án A vì Mg không bị khử bởi H2.
Đặt oxit: AxOy.
Có nO = nH2 = 0,04 mol → mA (oxit) = 1,68 gam.
TH1: A là Cu → nCu (oxit) = 0,02625 → x : y = 0,02625 : 0,04 = 21 : 32 (loại)
TH2: A là Fe → nFe (oxit) = 0,03 → x : y = 3 : 4 → Fe3O4. Chọn đáp án C.
Không cần xét tiếp TH A là Cr.
3. Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Hoá học có đáp án mới nhất 2024 – Đề số 3:
Cho nguyên tử khối một số nguyên tố: H = 1, C =12, N = 14, O = 16, Na = 23, Mg = 24, S = 32, Cl = 35,5, K = 39, Ca = 40, Ba = 137, Cu = 64, Ag = 108.
Câu 1: Phương trình hóa học nào sau đây chỉ thực hiện bằng phương pháp điện phân?
A. Cu + 2AgNO3 → 2Ag + Cu(NO3)2.
B. Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2.
C. MgSO4 + 2NaOH → Mg(OH)2 + Na2SO4.
D. 2NaCl + 2H2O → H2 + 2NaOH + Cl2.
Câu 2: Cho 200 ml dung dịch NaOH 1M vào 120ml dung dịch Ca(HCO3)2 1M thu được a gam chất rắn. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây
A. 11,8.
B. 23,5.
C. 19,7.
D. 9,7.
Câu 3: Cho 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,3M vào 50 ml dung dịch Al2(SO4)3 xM thu được 8,55 gam kết tủa. Thêm tiếp 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,4M vào bình phản ứng thì thu được là 18,8475 gam kết tủa. Giá trị của x là
A. 0,45.
B. 0,5.
C. 0,3.
D. 0,6.
Câu 4: Cho 3,8 gam hỗn hợp muối M2CO3 và MHCO3 (M là kim loại kiềm) vào dung dịch H2SO4 2M (dư), sinh ra 0,496 lít khí (đktc). M là
A. K.
B. Li.
C. Rb.
D. Na.
Câu 5: Cho m gam hỗn hợp G gồm: Na, Al, Fe vào nước dư thu được 4,48 lít khí (ở đktc). Mặt khác cho m gam G ở trên vào dung dịch NaOH dư thu được 7,84 lít khí (ở đktc) và dung dịch X, chất rắn Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào HNO3 dư thu được 10,08 lít NO2 (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
A. 23,9.
B. 47,8.
C. 16,1.
D. 32,2.
Câu 6: Trong các phát biểu sau:
(1) Li có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối, được ứng dụng chế tạo hợp kim siêu nhẹ.
(2)NaOH được sử dụng để sản xuất tơ nhân tạo.
(3) CaO tan trong nước không tỏa nhiệt, quặng đôlômit có công thức là MgCO3.CaCO3.
(4) Đun nóng nước cứng tạm thời và nước cứng toàn phần đều có kết tủa.
(5) Na2CO3 được ứng dụng để làm thuốc chữa bệnh dạ dày.
Phát biều không đúng là
A. (1), (2), (5).
B. (3), (4), (5).
C. (1), (2), (4).
D. (3), (5).
Câu 7: Phương pháp điện phân nóng chảy dùng để điều chế các kim loại
A. hoạt động trung bình như Fe, Zn.
B. hoạt động mạnh như Ca, Na.
C. mọi kim loại như Cu, Na, Fe, Al.
D. kém hoạt động như Ag, Au.
Câu 8: Hấp thụ hết 11,2 lít CO2 (ở đktc) vào dung dịch chỉ chứa 25,9 gam Ca(OH)2 thu được a gam chất rắn Y. Giá trị của a là
A. 15 gam.
B. 10 gam.
C. 20 gam.
D. 35 gam.
Câu 9: Chất nào sau đây được sử dụng trong: y học (bó bột), nặn tượng, …?
A. CaSO4.
B. CaSO4.H2O.
C. CaSO4.2H2O.
D. BaCl2.H2O.
Câu 10: Cho 50ml dung dịch X chứa: K2SO4 0,2M và Na2CO3 0,2M vào dung dịch BaCl2 dư thu được a gam chất rắn Y. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 4,15 gam.
B. 2,93 gam.
C. 3,4 gam.
D. 3, 9 gam.
Câu 11: Để khử ion Fe3+ trong dung dịch Fe2(SO4)3 có thể dùng kim loại
A. Mg.
B. Ba.
C. Na.
D. Ag.
Câu 12: Chất vừa bị nhiệt phân vừa có tính lưỡng tính là
A. Al2O3.
B. CaCO3.
C. Na2CO3.
D. NaHCO3.
Câu 13: Ag có lẫn tạp chất là Cu. Hóa chất có thể dùng để loại bỏ Cu thu được Ag tinh khiết là
A. dd HCl dư.
B. HNO3 đặc, nóng dư.
C. dd AgNO3 thiếu.
D. dd AgNO3 dư.
Câu 14: Khi điện phân dung dịch CuSO4 (điện cực trơ), tại anot (A) xảy ra
A. sự oxi hoá ion Cu2+ thành Cu.
B. sự oxi hoá H2O thành O2.
C. sự khử H2O thành O2.
D. sự khử ion Cu2+ thành Cu.
Câu 15: Tìm phát biểu sai?
A. Đa số các nguồn nước trong tự nhiên đều là nước cứng vì có chứa nhiều cation : Ca2+, Mg2+, …
B. Tất cả các loại nước cứng đều có thể làm mềm bằng vôi vừa đủ.
C. Nước mềm là nước có chứa ít hoặc không chứa các ion: Ca2+, Mg2+.
D. Khi cho xà phòng vào nước cứng sẽ có kết tủa.
Câu 16: Chất được dùng để làm mềm tất cả các loại nước cứng là
A. Na2CO3 và CaO (vôi sống).
B. Na2CO3 và Ca(OH)2 (vôi tôi).
C. Na2CO3 và Na3PO4.
D. NaOH (xút ăn da) và Ca(OH)2.
Câu 17: Nung 200 gam hỗn hợp X gồm Na2CO3 và NaHCO3 cho đến khối lượng không đổi thấy khối lượng chất rắn giảm đi 62 gam. Phần trăm khối lượng mỗi chất trong X lần lượt là
A. 37% và 63%.
B. 21% và 79%.
C. 42% và 58%.
D. 16% và 84%.
Câu 18: Nhận xét đúng về ứng dụng của kim loại và hợp chất của kim loại nhóm IA là
A. NaOH dùng để tinh chế quặng nhôm.
B. Li dùng để chế tạo tế bào quang điện.
C. Cs dùng để chế tạo hợp kim siêu nhẹ.
D. Na2CO3 dùng để nấu xà phòng.
Câu 19: Hãy cho biết phản ứng nào sau đây không xảy ra ở điều kiện thường?
A. CaO + H2O.
B. Al + dung dịch NaOH.
C. Be + H2O.
D. Ba + H2O.
Câu 20: Cho 17,04 gam hỗn hợp X gồm: Ca, MgO, Na2O tác dụng hết với 360 ml dung dịch HCl 2M (vừa đủ) thu được dung dịch Y. Khối lượng (gam) NaCl có trong Y là
A. 4,68.
B. 8,775.
C. 15,21.
D. 14,04.
Câu 21: Trong các kim loại sau: Na, Mg, Be, Fe, Ba, K, Sr, Ca. Số kim loại tác dụng mạnh với nước ở điều kiện thường là
A. 5.
B. 4.
C. 6.
D. 3.
Câu 22: Chất nào sau đây có tên gọi là vôi tôi?
A. CaOCl2.
B. CaCO3.
C. CaO.
D. Ca(OH)2.
Câu 23: Muối X khi tan vào nước tạo thành dung dịch có môi trường trung tính, X có thể là
A. Na2CO3.
B. NaCl.
C.Ca(HCO3)2.
D. KHSO4.
Câu 24: Cho luồng khí CO (dư) qua hỗn hợp X gồm: CuO, Fe2O3, Al2O3, MgO nung nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn Y. Y gồm
A. Cu, Fe, Al, MgO.
B. Cu, Fe, Al2O3, MgO.
C. Cu, Fe2O3, Al2O3, MgO.
D. Cu, Fe, Al, Mg.
Câu 25: Chọn phát biểu đúng?
A. Trong công nghiệp, điều chế nước gia – ven bằng phương pháp điện phân dung dịch NaOH.
B. Trong công nghiệp điều chế Al bằng phương pháp điện phân AlCl3 nóng chảy.
C. Các muối cacbonat của kim loại kiềm và kiềm thổ đều bị phân hủy bởi nhiệt.
D. Trong công nghiệp, điều chế NaOH bằng phương pháp điện phân dung dịch bão hòa muối ăn có màng ngăn.
Câu 26: Phản ứng giải thích sự xâm thực của nước mưa (có chứa CO2) đối với đá vôi là
A. CaCO3 + CO2 + H2O ⇌ Ca(HCO3)2.
B. Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O.
C. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2.
D. CaO + H2O → Ca(OH)2.
Câu 27: Nung hỗn hợp G gồm: 7,2 gam Mg và 4,8 gam S trong bình kín (không có không khí). Sau một thời gian thu được chất rắn X. Cho X vào dung dịch HCl dư thu được hỗn hợp khí Y và chất rắn Z. Đốt cháy hoàn toàn (bằng O2 dư) Y và Z sau đó cho toàn bộ sản phẩm cháy lội từ từ qua nước vôi trong dư nhận thấy khối lượng dung dịch đã thay đổi l
A. giảm đi 5,1 gam.
B. tăng lên 8,4 gam.
C. giảm đi 3,0 gam.
D. tăng lên 15 gam.
Câu 28: Cho 240ml NaOH 2M vào 150 ml AlCl3 1M thu được a gam chất rắn. Giá trị của a là
A. 11,7.
B. 9,36.
C. 12,48.
D. 2,34.
Câu 29:Dãy kim loại nào sau đây có thể điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch?
A. Ni, Cu, Fe, Na.
B. Fe, Cu, Mg, Ag.
C. Cu, Ag, Pb, Fe.
D. Mg, Fe, Zn, Na.
Câu 30: Trong các kim loại kiềm, kiềm thổ; kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là
A. Cs.
B. Li.
C. Ba.
D. Be.
Đáp án & Thang điểm
Câu 1. D
Câu 2. A
nOH- = 0,2 mol; nHCO3- = 0,24 mol
Câu 3. A
Trường hợp 1: Ban đầu: nBa2+ = 0,03 mol; nOH-= 0,06 mol
Giả sử Al2(SO4)3 vừa đủ hoặc dư:
→ m↓= 0,03.233 + 0,02.78 = 8,55 = m↓ giả thiết
Vậy điều giả sử là đúng.
Trường hợp 2: Sau khi thêm Ba(OH)2 số mol kết tủa vẫn tăng chứng tỏ trường hợp 1 vẫn còn Al2(SO4)3 dư
nBa+ = 0,07 mol; nOH-= 0,14 mol
Giả sử Al2(SO4)3 vừa đủ hoặc dư:
→ m↓= 0,07.233 + .78 = 19,95 > m↓ giả thiết = 18,8475 gam.
Vậy ở trường hợp sau Ba(OH)2 dư kết tủa đã tan một phần
→ m↓ = 0,15x.233 + [0,1x – (0,14 – 0,3x)].78 = 18,8475
→ x = 0,45.
Câu 4. C
Gọi số mol của M2CO3 và MHCO3 lần lượt là x và y (mol)
PTHH:
Vậy M là Rb (M = 85,5) thỏa mãn.
Câu 5. C
Gọi số mol Na, Al và Fe trong hỗn hợp G lần lượt là x, y và z (mol).
Do nkhí thu được khi cho m (g) G vào nước dư nhỏ hơn nkhí thu được khi cho m (g) G vào NaOH dư nên khi cho G vào nước vẫn còn Al dư.
Trường hợp 1: Cho m (gam) G vào nước dư:
→ nkhí = 0,5x + 1,5x = 0,2 (mol) → x = 0,1 (mol).
Trường hợp 2: Cho m (gam) G vào NaOH dư: cả Na và Al đều phản ứng hết. Y là Fe.
→ nkhí = 0,5x + 1,5y = 0,35 (mol)
Thay x = 0,1 vào phương trình → y = 0,2 (mol).
Cho Y vào HNO3:
Câu 6. D
(3) sai vì CaO tan trong nước tỏa nhiệt rất mạnh.
(5) sai vì NaHCO3 được ứng dụng làm thuốc chữa đau dạ dày do thừa axit.
Câu 7. B
Phương pháp điện phân nóng chảy dùng để điều chế các kim loại hoạt động mạnh như Na, Ca.
Câu 8. C
Ta có:
Vậy sau phản ứng thu được hai muối CaCO3 (x mol) và Ca(HCO3)2 (y mol)
Bảo toàn Ca có: x + y = 0,35 (1)
Bảo toàn C có: x + 2y = 0,5 (2)
Từ (1) và (2) ta có: x = 0,2 và y = 0,15
Có Y là CaCO3 → a = 0,2.100 = 20 (gam).
Câu 9. B
Thạch cao nung: CaSO4.H2O được dùng trong y học (bó bột), nặn tượng …
Câu 10. A
Câu 11. A
Mg + 2Fe3+ → Mg2+ + 2Fe2+
Mg + Fe2+ → Mg2+ + Fe
Câu 12. D
Câu 13. D
Cu + 2AgNO3 dư → Cu(NO3)2 + 2Ag
Khi sử dụng dung dịch AgNO3 dư, toàn bộ Cu lẫn trong Ag sẽ được loại bỏ.
Câu 14. B
Tại anot (cực dương) SO42- không bị oxi hóa, thay vào đó H2O bị oxi hóa:
2H2O → 4e + 4H+ + O2
Câu 15. B
Sử dụng vôi vừa đủ làm mềm được nước cứng tạm thời.
Câu 16. C
Sử dụng Na2CO3:
Mg2+ + CO32- → MgCO3 ↓
Ca2+ + CO32- → CaCO3 ↓
Sử dụng Na3PO4:
3Mg2+ + 2PO43- → Mg3(PO4)2↓
3Ca2+ + 2PO43- → Ca3(PO4)2 ↓
Câu 17. D
Nung hỗn hợp chỉ có NaHCO3 bị phân hủy.
Câu 18. A
B sai vì Cs dùng để chế tạo tế bào quang điện.
C sai vì Li dùng để chế tạo hợp kim siêu nhẹ.
D sai vì NaOH dùng để nấu xà phòng.
Câu 19. C
Be không tác dụng với nước ở điều kiện thường.
Câu 20. D
Gọi số mol của Ca, MgO, Na2O lần lượt là x, y và z (mol).
Theo bài ra: mX = 17,04 gam → 40x + 40y + 62z = 17,04 (1)
Cho X tác dụng với HCl:
nHCl = 2x + 2y + 2z = 0,72 (2)
Từ (1) và (2) có: x + y = 0,24 và z = 0,12.
Vậy khối lượng NaCl thu được là: 58,5.2z = 58,5.2.0,12 = 14,04 (gam).
Câu 21. A
Kim loại tác dụng mạnh với nước ở điều kiện thường là: Na, Ba, K, Sr, Ca.
Câu 22. D
Vôi tôi: Ca(OH)2.
Câu 23. B
NaCl là muối tạo bởi kim loại mạnh và gốc axit mạnh nên khi tan vào nước tạo thành dung dịch có môi trường trung tính.
Câu 24. B
CO chỉ khử được oxit của những kim loại đứng sau Al trong dãy hoạt động hóa học.
CO + MgO → không phản ứng
CO + Al2O3 → không phản ứng
COdư + CuO → Cu + CO2
3COdư + Fe2O3 → 2Fe + 3CO2
Vậy Y gồm: Cu, Fe, Al2O3, MgO.
Câu 25. D
A sai vì Trong công nghiệp, điều chế nước gia – ven bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl, không có màng ngăn.
B sai vì Trong công nghiệp điều chế Al bằng phương pháp điện phân Al2O3 nóng chảy.
C sai vì muối cacbonat của kim loại kiềm không bị phân hủy bởi nhiệt.
Câu 26. C
Phản ứng giải thích sự xâm thực của nước mưa (có chứa CO2) đối với đá vôi là:
CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2.
Câu 27. C
Chất rắn X thu được sau phản ứng có thể gồm: MgS; Mgdư; Sdư.
Do cho X vào dung dịch HCl dư thu được khí hỗn hợp Y và vẫn còn chất rắn nên X gồm: MgS (x mol); Mgdư (0,3 – x) mol; Sdư (0,15 – x) mol
PTHH:
→ Sản phẩm cháy là: SO2: 0,15 mol và H2O: 0,3 mol
Cho sản phẩm cháy qua nước vôi trong, dư:
Có m↓ = 0,15.120 = 18 > mSO2 + mH2O = 0,15.64 + 0,3.18 = 15.
Vậy khối lượng dung dịch giảm 18 – 15 = 3 (gam).
Câu 28. B
Câu 29. C
Phương pháp điện phân dung dịch dùng để điều chế các kim loại có tính khử trung bình và yếu.
A, B, D sai vì Na, Mg không được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch.
Câu 30. A
Trong các kim loại kiềm, kiềm thổ, Cs có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất (29°C).
4. Đề cương học kì 2 lớp 12 môn Hóa học:
Chương 6: Đại cương kim loại
1. Vị trí, cấu hình, tính chất vật lí
Cấu hình e của kim loại, vị trí trong BTH, mức oxi hóa, hóa trị.
Tính chất vật lí: dẻo nhất, dẫn điện – dẫn nhiệt, ánh kim, độ cứng, khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy
2. Tính chât hóa học, dãy điện hóa
Tính chất hóa học: tính khử khi tác dụng với phi kim, nước, dung dịch axit, dung dịch muối …
Dãy điên hóa, xác định phản ứng. So sánh tính chất của các cặp oxi hóa – khử.
3. Điều chế kim loại
Điều chế kim loại: nguyên tắc, phương pháp điện phân nóng cháy, nhiệt luyện, điện phân dung dịch.
Điện phân dung dịch
4. Ăn mòn kim loại
Khái niệm ăn mòn hóa học, ăn mòn điện hóa học
Phương pháp bảo vệ kim loại, chống ăn mòn.
Bài tập
Tính toán theo phương trình; Lập hệ
Xác định nguyên tố kim loại
Sử dụng định luạt bảo toàn đơn giản
Chương 7: Kim loại kiềm- Kim loại kiềm thổ- Nhôm
1. Kim loại kiềm
Cấu hình electron ngoài cùng tổng quát là: ns1
Tính chất hóa học: Tính khử: M → M+ + 1e
Tác dụng với phi kim:
* Na (cháy trong khí oxi khô tạo ra peoxit, trong không khí tạo ra oxit kim loại)
Tác dụng với Clo
Tác dụng với axit HCl, H2SO4 loãng → Muối + H2
Tác dụng với H2O → H2
Điều chế: Điện phân nóng chảy muối halogen
2. Kim loại kiềm thổ.
a. Kim loại kiềm thổ
Cấu hình electron ngoài cùng tổng quát là: ns2
Tính chất hóa học: Tính khử mạnh (yếu hơn kim loại kiềm): M → M+2 + 2e
Tác dụng với phi kim
Tác dụng với axit:
* HCl, H2SO4 loãng → Muối + H2
* HNO3 và H2SO4 (đặc) tạo ra số oxi của S và N thấp nhất (S-2, N-3)
Tác dụng với H2O (Be không khử được, Mg khử chậm) → H2
Điều chế: Điện phân nóng chảy muối halogen.
b. Hợp chất của kim loại kiềm thổ: Nước cứng, cách làm mềm nước cứng.
3. Nhôm
Cấu hình electron ngoài cùng: 3s23p1
Tính chất hóa học: Tính khử mạnh (yếu hơn kim loại kiềm, kiềm thổ): M → M+3 + 3e
Tác dụng với phi kim
Tác dụng với axit:
* HCl, H2SO4 loãng→ Muối + H2
* HNO3 và H2SO4 (đặc) tạo ra số oxi của S và N xuống mức oxi hóa thấp
* Không tác dụng với HNO3, H2SO4 đặc nguội
Tác dụng với H2O (không khử được,)
Hợp chất của nhôm: Al2O3, Al(OH)3 lưỡng tính: vừa tác dụng với axit vừa tác dụng với bazơ.
Phản ứng của muối nhôm với dung dịch kiềm.
Bài tập
Tính toán theo phương trình; Lập hệ; Xác định nguyên tố kim loại; Sử dụng định luạt bảo toàn đơn giản
Bài tập giữa 2 chất có nhiều phản ưng CO2 , muối nhôm tác dụng với dung dịch kiềm.
Bài tập có đồ thị.
Chương 8: Sắt – Crom
1. Sắt.
a. Vị trí ô 26, nhóm VIIIB, Chu kỳ 4. Cấu hình electron 1s22s22p63s23p63d64s2
b. Tính chất hóa học
Tính khử trung bình:
Với chất oxi hóa mạnh Fe bị oxi hóa thành Fe3+: Cl2, O2, HNO3, H2SO4đ, dung dịch AgNO3 dư
Với chất oxi hóa không quá mạnh Fe bị oxi hóa thành Fe2+: I2, S, HCl, H2SO4, nhiều dung dịch muối Fe3+, Cu2+
2. Hợp chất của sắt II
Tính khử đặc trưng
a. FeO: Chất rắn màu đen, tác dụng được với HNO3 → Muối sắt III
b. Fe(OH)2: Chất rắn màu trắng hơi xanh trong không khí → Hidroxit sắt III màu nâu đỏ.
c. Muối sắt II: FeCl2 + Cl2 → FeCl3
3. Hợp chất của sắt III
Tính oxi hóa
Fe3+ + e → Fe2+
Fe3+ + 3e → Fe
a. Oxit Sắt III Chất rắn màu nâu đỏ
Tác dụng với axit mạnh
Tác dụng CO, H2→ Fe
Nhiệt phân → Fe2O3 + H2O
b. Sắt III hidroxit
Tác dụng với axit
Tác dụng với bazơ
c. Muối sắt III
Fe3+ + Fe → Fe+2
Fe3+ + Cu → Fe+2 + Cu2+
3. Hợp kim của sắt
Khái niệm, thành phần, tính chất, phân loại của gang, và các pư xảy ra trong hóa trình luyện gang
Khái niệm, thành phần, tính chất, phân loại của thép, và các pư xảy ra trong hóa trình luyện thép
4. Crôm và Hợp chất của Crôm
Crom cấu hình e: số oxi hóa thường gặp là +2,+4,+6)
Tính chất hóa học Có tính khử mạnh hơn sắt Cr → Cr 2+ + 2e; Cr → Cr 3+ + 3e khi tác dụng với pk (cả S), HNO3, H2SO4đ và nhiều muối.
Hợp chất của Crôm
Hợp chất crôm (III):
Crom(III) oxit (oxit lưỡng tính, chất rắn, màu lục thẫm)
Crôm (III) hidroxit (hidroxit lưỡng tính, chất rắn, màu lục xám)
Muối crom (III): Tính khử, tính oxi hóa
Crôm (VI): Tính oxi hóa mạnh
5. Mẹo làm bài thi môn Hóa đạt điểm cao:
Để học tốt môn Hóa và đạt điểm cao trong kỳ thi môn Hóa, học sinh cần nắm chắc lý thuyết, có một số kỹ năng tính toán (áp dụng công thức, tính toán theo phương trình phản ứng, lập và giải hệ phương trình,…)
– Liệt kê các dữ kiện của đề bài (các số liệu, mối quan hệ giữa các chất phản ứng, điều kiện phản ứng,…) mà đề bài yêu cầu.
– Lập ẩn số (thường là số mol, lập công thức tổng quát)
– Viết ra tất cả các phương trình phản ứng xảy ra. (cần sắp xếp theo thứ tự, nhớ cân bằng, ghi điều kiện nếu có)
– Lập mối quan hệ giữa dữ kiện của đề bài và yêu cầu của đề bài, lập hệ phương trình …
– Sử dụng các thủ thuật tính toán (phương pháp trung bình, ghép ẩn,…) và áp dụng các định luật cơ bản của hóa học (định luật bảo toàn khối lượng, định luật bảo toàn điện tích, …) để giải quyết các yêu cầu của đề thi.