Nhằm giúp các bạn học sinh có nhiều kiến thức và nắm vững nội dung bài học, bài viết dưới đây chúng minh gửi đến bạn đọc bài viết Đề thi học kì 2 lớp 11 môn Hoá học có đáp án mới nhất 2024 Cùng tham khảo bài viết của chúng mình nhé.
Mục lục bài viết
1. Mẹo ôn thi môn Hóa hiệu quả, đạt điểm cao:
– Để học tốt môn hóa học các em cần nắm lý thuyết về các khái niệm, định nghĩa, định luật hay quy định đã được quy định trong chương trình. Ngoài ra, các em cần quan sát các thí nghiệm, hiện tượng trong tự nhiên, trong đời sống… vì lý thuyết hóa học rất sát với thực tế. Và dần dần bạn sẽ tích lũy được kiến thức.
– Xử lý thông tin: tự mình làm, trải nghiệm để rút ra kết luận hoặc rút ra nhận xét quan trọng cho bản thân.
– Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi hoặc làm bài tập, áp dụng vào thực tế để hiểu sâu bài học (đó là cách lý tưởng để học hóa học).
– Để học tốt môn hóa phải biết cách học và ghi nhớ có chọn lọc, logic: môn hóa học vẹt rất khó nhớ, học thuộc lòng.
2. Đề thi học kì 2 lớp 11 môn Hoá học có đáp án mới nhất 2024:
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn m g hỗn hợp gồm CH4, C2H6 và C4H10 thu được 3,3g CO2 và 4,5g H2O. Giá trị của m là:
A. 1g. B. 1,4g.
C. 2g. D. 1,8g.
Câu 2: Khi cho hỗn hợp gồm: buta – 1,3 – đien; butilen; butin tác dụng hoàn toàn với hiđro ở nhiệt độ cao, có Ni làm xúc tác thu được sản phẩm là
A. butan. B. isobutan.
C. isobutilen. D. pentan.
Câu 3: Cho dãy chuyển hoá sau: Công thức phân tử của B là:
A. C4H6 . B. C2H5OH.
C. C4H4 . D. C4H10.
Câu 4: Có các mệnh đề sau:
(a) Ankan từ C4H10 trở đi có đồng phân mạch cacbon.
(b) Ankađien không có đồng phân hình học.
(c) Tất cả các ankin đều phản ứng với dung dịch bạc nitrat trong amoniac.
(d) Ankađien không làm mất màu dung dịch brom ở điều kiện thường.
– Số mệnh đề đúng là:
A. 1. B. 2.
C. 3. D. 4.
Câu 5: Ứng với công thức phân tử C4H8 có bao nhiêu đồng phân là anken?
A. 2. B. 3.
C. 4. D. 5.
Câu 6: Đốt cháy số mol như nhau của hai hiđrocacbon mạch hở thu được số mol CO2 như nhau, còn tỉ lệ số mol H2O và CO2 của chúng tương ứng là 1 : 1,5. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Hai hiđrocacbon đều là ankan.
B. Hai hiđrocacbon có thể là ankan và anken.
C. Hai hiđrocacbon có cùng số nguyên tử C.
D. Hai hiđrocacbon là C2H6 và C2H4.
Câu 7: Hiđro hóa propin bằng lượng hiđro dư với xúc tác Pd/ PbCO3 đun nóng cho sản phẩm chính là:
A. propilen. B. propan.
C. xiclopropan. D. anlen.
Câu 8: But – 1 – en tác dụng với HBr tạo ra sản phẩm chính là:
A. 1 – brombuten. B. 2 – brombuten.
C. 1 – brombutan. D. 2 – brombutan.
Câu 9: Chất nào sau đây phản ứng được với AgNO3 (trong dung dịch NH3) theo tỉ lệ 1 : 2 về số mol?
A. Axetilen. B. Vinylaxetilen.
C. But – 1 – in. D. Propin.
Câu 10: Axetilen dễ cho phản ứng thế hơn etilen vì lí do nào sau đây?
A. Vì phân tử axetilen không bền bằng etilen.
B. Vì phân tử axetilen có 2 liên kết pi còn phân tử etilen chỉ có 1 liên kết pi.
C. Vì nguyên tử H bên cạnh liên kết ba trong phân tử axetilen linh động hơn nguyên tử hiđro bên cạnh liên kết đôi trong phân tử etilen.
D. Vì nguyên tử H trong axetilen ít linh động hơn nguyên tử hidro trong etilen.
II. Phần tự luận
Câu 1: Viết PTHH (ghi rõ điều kiện phản ứng) điều chế metan từ natri axetat (CH3COONa), ancol etylic (C2H5OH) từ etilen (các chất vô cơ và điều kiện cần thiết khác có đủ).
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn một thể tích gồm C2H2 và C2H6 thu được H2O và CO2 có tỉ lệ số mol là 1 : 1. Tính phần trăm thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 3: Cho 2,24 lít hỗn hợp gồm 2 anken kế tiếp trong dãy đồng đẳng vào bình đựng 100g dung dịch brom 10% sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng bình dung dịch brom tăng 2,94g. Xác định công thức của 2 anken.
Câu 4: Một hỗn hợp khí (X) gồm 1 ankan, 1 anken và 1 ankin có thể tích 1,792 lít (ở đktc) được chia thành 2 phần bằng nhau:
– Phần 1: Cho tác dụng với lượng dư AgNO3/ NH3 sau phản ứng thu được 0,735g kết tủa và thể tích hỗn hợp khí giảm 12,5%.
– Phần 2: Đốt cháy hoàn toàn rồi hấp thụ sản phẩm cháy vào dd Ca(OH)2 dư thì thấy có 12 gam kết tủa.
Đáp án & Thang điểm
I. Phần trắc nghiệm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đ/A | B | A | C | A | C |
Câu | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đ/A | C | A | D | A | C |
Câu 1:
m = mC + mH = nCO2.12 + nH2O.2 = 0,075.12 + 0,25.2 = 1,4 gam.
– Chọn đáp án B.
Câu 2:
– Chọn đáp án A.
Câu 3:
– Chọn đáp án C.
Câu 4:
– Mệnh đề đúng là “Ankan từ C4H10 trở đi có đồng phân mạch cacbon”.
– Chọn đáp án A.
Câu 5:
– Có 4 đồng phân là:
but – 1 – en,
cis – but – 2 – en,
trans – but – 2 – en,
metylpropen.
– Chọn đáp án C.
Câu 6:
– Đốt cháy số mol như nhau của hai hiđrocacbon thu được số mol CO2 như nhau nên hai hiđrocacbon có cùng số nguyên tử C.
– Chọn đáp án C.
Câu 7:
– Khi dùng xúc tác Pd/ PbCO3, propin chỉ cộng một phân tử hiđro để tạo thành anken là propilen.
– Chọn đáp án A.
Câu 8:
– Chọn đáp án D.
(sản phẩm chính: 2 – brombutan).
Câu 9:
– Chọn đáp án A.
– Axetilen vì axetilen có 2 nguyên tử H liên kết trực tiếp với nguyên tử C liên kết ba đầu mạch.
Câu 10:
– Chọn đáp án C.
– Vì nguyên tử H bên cạnh liên kết ba trong phân tử axetilen linh động hơn nguyên tử hiđro bên cạnh liên kết đôi trong phân tử etilen.
II. Phần tự luận
Câu 1:
– HS viết đúng mỗi PT 1 điểm, sai điều kiện hoặc thiếu cân bằng trừ ½ số điểm mỗi PT.
Câu 2:
– Gọi số mol C2H2 và C2H6 lần lượt là a và b (mol), đặt C2H2 và C2H6 tương ứng với một hiđrocacbon là
– Ta có PTHH:
– Vậy phần trăm thể tích mỗi khí trong hh ban đầu là 50% và 50%.
Câu 3:
– Đặt 2 anken là:
– Xác định được anken dư, brom hết (trong đó (pư) = 0,0625 mol)
– Vậy 2 anken là C3H6 và C4H8.
Câu 4:
– Trong mỗi phần:
– Vậy:
+ Nếu X là axetilen thì khối lượng kết tủa là 1,2 gam (trái với giả thiết).
+ X khác axetilen, ta có:
⇒ 0,005.(14n + 105) = 0,735 n = 3.
– Vậy ankin là propin (C3H4).
– Lại có:
– Vậy hai chất còn lại là propan (C3H8) và propen (C3H6).
3. Đề cương Đề thi học kì 2 lớp 11 môn Hoá học:
1. Trắc nghiệm Ankan
Câu 1: Định nghĩa nào sau đây là đúng về ankan?
A. Ankan là những hidrocacbon no không có mạch vòng.
B. Ankan là những hidrocacbon no có mạch vòng.
C. Ankan là những hidrocacbon chỉ có chứa liên kết đơn.
D. Ankan là những hợp chất hữu cơ chỉ có chứa liên kết đơn.
Câu 2: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C5H12 ?
A. 3 đồng phân.
B. 4 đồng phân.
C. 5 đồng phân.
D. 6 đồng phân
Câu 3: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C6H14?
A. 3 đồng phân.
B. 4 đồng phân.
C. 5 đồng phân.
D. 6 đồng phân
Câu 4: Chọn tên gọi đúng nhất của hiđrocacbon sau:
A. 2, 2, 4-trimetyl hexan
B. 2, 2, 4 trimetylhexan
C. 2, 2, 4trimetylhexan
D. 2, 2, 4-trimetylhexan
Câu 5: Các ankan không tham gia loại phản ứng nào
A. Phản ứng thế
B. Phản ứng cộng
C. Phản ứng tách
D. Phản ứng cháy
Câu 6: Xác định sản phẩm chính của phản ứng sau:
Câu 7: Cho iso-pentan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ số mol 1 : 1, số sản phẩm monoclo tối đa thu được là:
A. 2.
B. 3.
C. 5.
D. 4.
Câu 8: Không nên dùng nước để dập tắt đám cháy xăng, dầu vì :
A. Xăng, dầu không tan trong nước và nhẹ hơn nước nên nổi lên trên lan rộng và tiếp tục cháy.
B. Xăng, dầu tan trong nước và nhẹ hơn nước nên vẫn tiếp tục cháy.
C. Xăng, dầu không tan trong nước và nặng hơn nước nên vẫn tiếp tục cháy.
D. Xăng, dầu tan trong nước và nặng hơn nước nên vẫn tiếp tục cháy.
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn một hidrocacbon X thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 3,6 gam nước. Tên của X là
A. etan.
B. propan.
C. metan.
D. butan
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai ankan kế tiếp trong dãy đồng đẳng được 24,2 gam CO2 và 12,6 gam H2O. Công thức phân tử 2 ankan là:
A. CH4 và C2H6.
B. C2H6 và C3H8.
C. C3H8 và C4H10.
D. C4H10 và C5H12
Câu 11: X là hỗn hợp 2 ankan. Để đốt cháy hết 10,2 gam X cần 25,76 lít O2 (đktc). Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư được m gam kết tủa. Giá trị m là:
A. 30,8 gam.
B. 70 gam.
C. 55 gam.
D. 15 gam
Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai ankan thu được 5,6 lít CO2 (đkc) và 6,3 gam H2O. Thể tích oxi tham gia phản ứng (đkc) là:
A. 7,84 lít.
B. 9,52 lít.
C. 6,16 lít.
D. 5,6 lít.
2. Trắc nghiệm Anken
Câu 13: Anken C4H8 có bao nhiêu đồng phân cấu tạo?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 14: Tên thay thế của X của là
A. 1,1,3-trimetylhex-2-en
B. 2,4-đimetylhex-2-en
C. 2,4-đimetylbut-2-en
D. 2,4-đimetylpent-2-en
Câu 15: Trong các anken sau chất nào có đồng phân hình học:
1. CH2=C(CH3)2
2. CH3-CH2-CH=CH-CH3
3. CH3 CH=C(C2H5)2
4. C2H5-CH2-CH=CH(CH3)2
A. 1, 2, 3, 4
B. 2, 3, 4
C. 1, 3
D. 2, 4
Câu 16: Chất nào sau đây tham gia phản ứng trùng hợp
A. CH3CH2OCH3
B. CH3CH2Cl
C. CH3CH2OH
D. CH2=CH-CH3
Câu 17: Etilen không phản ứng với tất cả chất nào trong dãy sau ?
A. H2/Ni, t0; dd Br2; HCl.
B. dd KMnO4; dd Cl2; HCl
C. NaOH; AgNO3/NH3; Na.
D. O2/t0; H2O/ H+; HBr
Câu 18: Chất tác dụng với HCl (hoặc HBr, HI, H2SO4) tạo ra 2 sản phẩm là:
A. etilen
B. but-2-en
C. β-butilen.
D. propen.
Câu 19: Dẫn 3,36 lít (đktc) hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp vào bình nước brom dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 7,7 gam. CTPT của 2 anken là:
A. C2H4 và C3H6.
B. C3H6 và C4H8.
C. C4H8 và C5H10.
D. C5H10 và C6H12.
Câu 20: Cho 1,26 gam anken(A) tác dụng vừa đủ với 4,8 gam Br2. CTPT của A là
A. C4H8
B. C5H10
C. C2H4
D. C3H6
Câu 21: Cho H2 và 1 olefin có thể tích bằng nhau qua Niken đun nóng ta được hỗn hợp A. Biết tỉ khối hơi của A đối với H2 là 23,2. Hiệu suất phản ứng hiđro hoá là 75%. Công thức phân tử olefin là
A. C2H4.
B. C3H6.
C. C4H8.
D. C5H10.
Câu 22: Hỗn hợp khí X chứa hiđro và một anken. Tỉ khối hơi của X đối với hiđro là 6. Đun nóng X có bột Ni xúc tác, X biến thành hỗn hợp khí Y có tỉ khối đối với hiđro là 8 và không làm mất màu nước brom. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức của anken là
A. C2H4.
B. C3H6.
C. C4H8.
D. C4H6.
Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm 2 anken đồng đẳng kế tiếp thu được 8,4 lít CO2 (đkc). Công thức phân tử của 2 anken là:
A. C2H4 và C3H6.
B. C4H8 và C5H10.
C. C3H6 và C4H8.
D. C2H6 và C3H8.
Câu 24: Cho 4,48 lit hỗn hợp khí gồm metan và etilen đi qua dung dịch brom dư, thấy dung dịch nhạt màu và còn 1,12 lít khí thoát ra. Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Thành phần phần trăm của khí metan trong hỗn hợp là:
A. 60,0%
B. 50,0%
C. 25,0%
D. 37,5%
3. Trắc nghiệm ankađien
Câu 25: Cho phản ứng giữa buta-1,3-đien và HBr ở -80oC (tỉ lệ mol 1:1), sản phẩm chính của phản ứng là
A. CH3CHBrCH=CH2.
B. CH3CH=CHCH2Br.
C. CH2BrCH2CH=CH2.
D. CH3CH=CBrCH3.
Câu 26: Cho phản ứng giữa buta-1,3-đien và HBr ở 40oC (tỉ lệ mol 1:1), sản phẩm chính của phản ứng là
A. CH3CHBrCH=CH2.
B. CH3CH=CHCH2Br.
C. CH2BrCH2CH=CH2.
D. CH3CH=CBrCH3.
Câu 27: 1 mol buta-1,3-đien có thể phản ứng tối đa với bao nhiêu mol brom ?
A. 1 mol.
B. 1,5 mol.
C. 2 mol.
D. 0,5 mol.
Câu 28: Cho sơ đồ phản ứng. CH4 → X → Y → Z → polibutadien. Cho biết các chất X, Y, Z thích hợp lần lượt là:
A. etin, vinylaxetilen, buta-1,3-dien.
B. etilen, but-1-en, buta-1,3-dien
C. etin, etilen, buta-1,3-dien.
D. metylclorua, etilen, buta-1,3-dien
Câu 29: Cao su buna được điều chế từ khí butan theo sơ đồ với hiệu suất chuyển hóa như sau:
Butan but-1,3-dien polibutadien
Khối lượng cao su buna ( chứa 100 % polibutadien ) thu được từ 1 m3 butan ( đktc) là:
A. 1,8225 kg
B. 2,0250 kg
C. 1,9575 kg
D. 3,1888 kg