Đề thi học kì 2 lớp 11 môn Địa lý trắc nghiệm có đáp án bao gồm những mẫu đề thi được sưu tầm trên toàn quốc. Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Hướng dẫn lập Ma trận đề thi học kì 2 môn Địa lí 11:
TT | Nội dung kiến thức | Đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng | % tổng điểm |
| ||||||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||||||||||||
Số CH | Thời gian (phút) |
| ||||||||||||||||
Số CH | Thời gian (phút) | Số CH | Thời gian (phút) | Số CH | Thời gian (phút) | Số CH | Thời gian (phút) | TN | TL |
| ||||||||
1 | A. ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA | A.1. Liên Bang Nga | 8 | 6 | 4 | 5 | b* | 1 | 8 | 12 | 1 | 30 | 35 |
| ||||
A.2. Nhật Bản | 8 | 6 | 4 | 5 | b* | 12 | 1 | 35 |
| |||||||||
2 | B. KỸ NĂNG | B.1. Nhận xét bảng số liệu và biểu đồ | 4 | 5 | 4 | 5 | 10 |
| ||||||||||
B.2. Vẽ và phân tích biểu đồ, phân tích số liệu thống kê | 1(a,b*) | 10 | 1 | 10 | 20 |
| ||||||||||||
Tổng | 16 | 12 | 12 | 15 | 1 | 10 | 1 | 8 | 28 | 2 | 10,0 |
| ||||||
Tỉ lệ % | 40 | 30 | 20 | 10 | 70 | 30 | 45 |
| ||||||||||
Tỉ lệ chung | 70 | 30 | 100 |
| ||||||||||||||
|
2. Đề thi học kì 2 lớp 11 môn Địa lý trắc nghiệm có đáp án:
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5.0 điểm)
Câu 1. Địa hình miền Tây Trung Quốc:
A. gồm toàn bộ các dãy núi cao và đồ sộ.
B. gồm các dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.
C. là các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất đai màu mỡ
D. là vùng tương đối thấp với các bồn địa rộng.
Câu 2. Phần lớn dân cư Nhật Bản tập trung ở:
A. đảo Hô – cai – đô B. trung tâm các đảo
C. đồng bằng Can – tô D. các thành phố ven biển
Câu 3. Số thành phố trực thuộc trung ương của Trung Quốc là:
A. 3 thành phố B. 4 thành phố
C. 5 thành phố D. 6 thành phố
Câu 4. Quốc gia nào sau đây nằm ở bộ phận Đông Nam Á lục địa?
A. Ma – lay – xi – a B. Xin – ga – po
C. Thái Lan D. In – đô – nê – xi – a
Câu 5. Bốn đảo lớn của Nhật Bản xếp theo thứ tự từ bắc xuống nam là
A. Hô – cai – đô, Hôn – su, Xi – cô – cư và Kiu – xiu.
B. Hôn – su, Hô – cai – đô, Kiu – xiu và Xi – cô – cư.
C. Kiu – xiu, Hôn – su, Hô – cai -đô và Xi -cô -cư.
D. Hôn – su, Hô – cai -đô, Xi -cô -cư và Kiu – xiu.
Câu 6. Đảo nằm ở phía bắc của Nhật Bản là
A. Hôn – su B. Hô – cai – đô
C. Xi – cô – cư D. Kiu – xiu
Câu 7. Biển Nhật Bản có nguồn hải sản phong phú là do
A. có nhiều bão, sóng thần B. có diện tích rộng lớn
C. nằm ở vĩ độ cao nên có nhiệt độ cao D. có các dòng biển nóng lạnh gặp nhau.
Câu 8. Khu vực Đông Nam Á bao gồm
A. 10 quốc gia B. 11 quốc gia
C. 12 quốc gia D. 13 quốc gia
Câu 9. Đặc điểm nổi bật của người lao động Nhật Bản là:
A. không có tinh thần đoàn kết
B. ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm cao
C. trình độ công nghệ tin học đứng hàng đầu thế giới
D. năng động nhưng không cần cù
Câu 10. Khí hậu chủ yếu của Nhật Bản
A. Hàn đới và ôn đới lục địa B. Hàn đới và ôn đới hải dương
C. Ôn đới và cận nhiệt đới D. Ôn đới hải dương và nhiệt đới
Câu 11. Đặc điểm nổi bật của dân cư Nhật Bản là
A. quy mô không lớn B. tập trung chủ yếu miền núi
C. tốc độ gia tăng dân số cao D. dân số già
Câu 12. Địa hình đồi núi chiếm hơn bao nhiêu phần trăm diện tích lãnh thổ Nhật Bản?
A. 60% B. 70%
C. 80% D. 90%
Câu 13. Đồng bằng nào chịu nhiều lụt lột nhất ở miền đông Trung Quốc?
A. Đông Bắc B. Hoa Bắc
C. Hoa Trung D. Hoa Nam
Câu 14. Khu vực Đông Nam Á tiếp giáp với các khu vực nào của Châu Á?
A. Tây Nam Á và Bắc Á B. Nam Á và Đông Á
C. Đông Á và Tây Nam Á D. Bắc Á và Nam Á
Câu 15. Khó khăn lớn nhất về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản là
A. bờ biển dài, nhiều vùng vịnh
B. khí hậu phân hóa rõ rệt từ bắc xuống nam
C. nghèo khoáng sản
D. nhiều đảo lớn, nhỏ nhưng nằm cách xa nhau
Câu 16. Quốc gia non trẻ nhất ở khu vực Đông Nam Á là
A. Bru – nây B. In – đô – nê – xi – a
C. Đông Ti – mo D. Phi – lip – pin
Câu 17. Dân tộc nào chiếm đa số ở Trung Quốc?
A. dân tộc Hán B. dân tộc Choang
C. dân tộc Tạng D. dân tộc Mãn
Câu 18. Nước có sản lượng lúa gạo đứng đầu khu vực Đông Nam Á là
A. Thái Lan B. Việt Nam
C. In – đô – nê – xi – a D. Ma – lay – xi – a
Câu 19. Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang các nước trong khu vực Asean là
A. lúa gạo B. xăng dầu
C. than D. hàng điện tử
Câu 20. Trung Quốc có hai đặc khu hành chính nằm ven biển là
A. Hồng Kông và Thượng Hải B. Hồng Kông và Ma Cao
C. Hồng Kông và Thẩm Quyến D. Ma Cao và Thẩm Quyến
II. TỰ LUẬN (5.0 điểm)
Câu 1. Hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của Miền Đông Trung Quốc? (2 điểm)
Câu 2. Cho bảng số liệu sau:
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA NHẬT BẢN
(Đơn vị: %)
Năm | 1990 | 1997 | 1999 | 2003 | 2005 |
Tăng GDP | 5,1 | 1,9 | 0,8 | 2,7 | 2,5 |
a. Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng GDP của Nhật Bản giai đoạn 1990- 2005. (2 điểm)
b. Nhận xét tốc độ phát triển kinh tế Nhật Bản giai đoạn trên. (1 điểm)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | B | D | B | C | A | B | D | B | B | C |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | D | C | D | B | C | C | A | C | A | B |
Mỗi câu đúng 0,25 điểm
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu | Nội dung | Điểm |
1 (2 điểm) | Đặc điểm tự nhiên của Miền Đông Trung Quốc – Địa hình: thấp, có nhiều đồng bằng, bồn địa rộng, đất đai màu mỡ. + Các đồng bằng: Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam,… – Khí hậu: gió mùa cận nhiệt, ôn đới thay đổi từ Nam lên Bắc cơ cấu nền nông nghiệp đa dạng – Sông ngòi: nhiều sông, là trung và hạ lưu của các sông lớn có giá trị về nhiều mặt, nhưng hay gây lũ lụt + Các sông lớn: Trường Giang, Hoàng Hà,… – Khoáng sản: phong phú với đa dạng, có nhiều chủng loại như: mangan, dầu mỏ, than, sắt, kẽm |
0,25 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm 0,5 điểm |
Câu 2 (3 điểm) | a. Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng GDP của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2005. Yêu cầu: chính xác, thẩm mĩ, đầy đủ thông tin, biểu đồ khác không cho điểm b. Nhận xét – Tốc độ tăng GDP của Nhật Bản giai đoạn 1990-2005 có xu hướng giảm (dc) – Tốc độ tăng GDP không đều: + Giai đoạn 1990-1999, 2003-2005 giảm (dc) + Giai đoạn 1999-2003 tăng (dc) | 1,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm 0,5 điểm
|
3. Đề thi cuối học kì 2 lớp 11 môn Địa lý có đáp án chi tiết:
Phần trắc nghiệm
Câu 1. Khó khăn lớn nhất về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản là
A. bờ biển dài, khúc khuỷu, nhiều vũng, vịnh.
B. trữ lượng các loại khoáng sản không đáng kể.
C. nhiều núi lửa, động đất, sóng thần.
D. nhiều đảo lớn, nhỏ cách xa nhau.
Câu 2. Năng suất lao động xã hội ở Nhật Bản cao là do người lao động Nhật Bản
A. thường xuyên làm việc tăng ca và tăng cường độ lao động.
B. làm việc tích cực, tự giác, tinh thần trách nhiệm cao.
C. làm việc tích cực vì sự hùng mạnh của đất nước.
D. luôn độc lập suy nghĩ và sáng tạo trong lao động.
Câu 3. Trước năm 1990, Liên Bang Nga đã từng là trụ cột của Liên bang Xô Viết, chủ yếu vì:
A. nền kinh tế phát triển nhất, đóng góp cao nhất trong Liên Xô.
B. diện tích lãnh thổ rộng lớn nhất so với các thành viên khác.
C. dân số đông, trình độ dân trí cao.
D. tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú nhất.
Câu 4. Cho biểu đồ về xuất, nhập khẩu của Trung Quốc qua các năm:
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc qua các năm.
B. Sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc qua các năm.
C. Quy mô và cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc qua các năm.
D. Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc qua các năm.
Câu 5. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự khác biệt lớn trong phân bố nông nghiệp giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc?
A. Sông ngòi và khí hậu.
B. Địa hình và rừng.
C. Địa hình và khí hậu.
D. Biển và khoáng sản.
Câu 6. Trung tâm công nghiệp có quy mô lớn ở Trung Quốc là:
A. Trùng Khánh.
B. Côn Minh.
C. Vũ Hán.
D. Quảng Châu.
Câu 7. Vùng trồng lúa mì của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở đồng bằng nào?
A. Đông Bắc và Hoa Trung.
B. Hoa Trung và Hoa Nam.
C. Hoa Bắc và Hoa Trung.
D. Đông Bắc và Hoa Bắc.
Câu 8. Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới ở Đông Nam Á là:
A. Khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc.
B. Vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng (trừ Lào).
C. Hoạt động của gió mùa với một mùa đông lạnh thực sự.
D. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế và có sự phân hóa của khí hậu.
Câu 9. Một trong những lợi thế của hầu hết các nước Đông Nam Á là:
A. Phát triển thủy điện.
B. Phát triển lâm nghiệp.
C. Phát triển kinh tế biển.
D. Phát triển chăn nuôi.
Câu 10. Dân cư Đông Nam Á phân bố không đều, thể hiện ở:
A. Mật độ dân số cao hơn mức trung bình của toàn thế giới.
B. Dân cư tập trung đông ở Đông Nam Á lục địa, thưa ở Đông Nam Á biển đảo.
C. Dân cư tập trung đông ở đồng bằng châu thổ của các sông lớn, vùng ven biển.
D. Dân cư thưa thớt ở một số vùng đất đỏ badan.
Câu 11. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào năm:
A. 1967.
B. 1977.
C. 1995.
D. 1997.
Câu 12. 5 nước đầu tiên tham gia hành lập ASEAN là:
A. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.
B. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.
C. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Bru-nây, Xin-ga-po.
D. Thái Lan, Xin-ga-po , In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Việt Nam.
Phần tự luận
Câu 1 (3,5 điểm). Trình bày đặc điểm tự nhiên và dân cư của Nhật Bản?
Câu 2 (3,5 điểm). Những thuận lợi và trở ngại từ đặc điểm dân cư và xã hội đối với sự phát triển kinh tế trong khu vực Đông Nam Á?
Phần trắc nghiệm
Câu 1. Chọn: C.
Câu 2. Chọn: B.
Câu 3. Chọn: A.
Câu 4. Chọn: B.
Câu 5. Chọn: C.
Câu 6. Chọn: B.
Câu 7. Chọn: D.
Câu 8. Chọn: A.
Câu 9. Chọn: C.
Câu 10. Chọn: C.
Câu 11. Chọn: A.
Câu 12. Chọn: A.
Phần tự luận
Câu 1.
Đặc điểm tự nhiên
– Quần đảo ở Đông Á trên Thái Bình Dương, gồm 4 đảo lớn: Hôn-su, Kiu-xiu, Sicôcư, Hôccaiđô. (0,25 điểm)
– Dòng biển nóng lạnh gặp nhau tạo nên ngư trường lớn. (0,5 điểm)
– Khí hậu gió mùa, mưa nhiều. (0,25 điểm)
– Thay đổi theo chiều Bắc Nam: (0,5 điểm)
+ Bắc: ôn đới, mùa đông dài lạnh, có tuyết rơi.
+ Nam: cận nhiệt đới, mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ nóng, có mưa to và bão.
– Nghèo khoáng sản, chỉ có than, đồng. (0,25 điểm)
Đặc điểm dân cư
– Là nước đông dân. (0,25 điểm)
– Tốc độ gia tăng thấp và giảm dần => Dân số già. (0,5 điểm)
– Dân cư tập trung tại các thành phố ven biển. (0,25 điểm)
– Người lao động cần cù, làm việc tích cực, tự giác và trách nhiệm cao. (0,5 điểm)
– Giáo dục được chú ý đầu tư. (0,25 điểm)
Câu 2.
* Dân cư
– Thuận lợi: dân số đông, trẻ (số lượng người trong độ tuổi lao động chiếm trên 50%), nguồn lao động dồi dào, giá lao động rẻ, thị trường tiêu thụ rộng lớn, có nhiều khả năng thu hút đầu tư nước ngoài. (1 điểm)
– Trở ngại: lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn còn thiếu; vấn đề giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống còn nhiều khó khăn… (0,5 điểm)
* Xã hội
– Thuận lợi:
+ Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới (Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản, Âu, Mĩ), các nước Đông Nam Á tiếp nhận nhiều giá trị văn hóa, tôn giáo xuất hiện trong lịch sử nhân loại. (0,5 điểm)
+ Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa, xã hội của người dân Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng, đó cũng là cơ sở thuận lợi để các quốc gia hợp tác cùng phát triển. (0,5 điểm)
– Trở ngại:
+ Các quốc gia Đông Nam Á đều là các quốc gia đa dân tộc. Một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia, điều này gây khó khăn cho quản lí, ổn định chính trị, xã hội mỗi nước. (0,5 điểm)
+ Mâu thuẫn tôn giáo cũng xảy ra ở một số nơi, bất đồng về ngôn ngữ giữa các quốc gia, dân tộc,… (0,5 điểm)
4. Những nguyên nhân khiến môn Địa lý khó học:
Về mặt chuyên môn, môn địa lý cũng có một số đặc thù gây khó khăn cho học sinh trong quá trình học tập, bao gồm:
Độ phức tạp của kiến thức: Môn địa lý bao gồm nhiều lĩnh vực như địa lí vật lý, địa lí nhân khẩu học, địa lí kinh tế, địa lí chính trị… và đòi hỏi học sinh phải nắm vững rất nhiều khái niệm, thuật ngữ, cơ chế hoạt động của các hệ thống địa lí khác nhau. Điều này đòi hỏi học sinh phải có sự kiên trì và nỗ lực học tập liên tục để hiểu sâu và vận dụng được kiến thức.
Phương pháp học tập: Môn địa lý yêu cầu học sinh phải có khả năng tưởng tượng và tư duy không gian để hiểu được sự tương tác giữa các yếu tố địa lý. Hơn nữa, đa số bài tập và câu hỏi trong môn địa lý đều yêu cầu học sinh phải kết hợp và áp dụng kiến thức từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều này đòi hỏi học sinh phải có khả năng phân tích, suy luận và giải quyết vấn đề một cách logic.
Do đó, để học tốt môn địa lý, học sinh cần phải tìm ra phương pháp học tập phù hợp, đầu tư thời gian và nỗ lực học tập liên tục, đồng thời cần được hỗ trợ bởi các phương pháp giảng dạy phù hợp từ giáo viên để có thể hiểu và áp dụng kiến thức một cách hiệu quả.