Môn GDCD là một trong những môn học bắt buộc của học sinh lớp 10. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số đề thi học kỳ 2 của một số trường trên cả nước, mời các bạn tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Những lưu ý để đạt điểm cao trong bài kiểm tra môn GDCD:
Khi chuẩn bị để làm bài kiểm tra môn học, có một số lưu ý quan trọng mà bạn nên lưu ý để làm tốt bài kiểm tra, bao gồm:
– Chuẩn bị bài trước khi đến lớp: Bạn nên đọc trước bài giảng, ôn lại kiến thức đã học để có thể hiểu bài giảng một cách nhanh chóng hơn. Nếu có bất kỳ điều gì không rõ, bạn nên hỏi thầy cô giáo để được giải đáp.
– Chú ý nghe giảng trên lớp: Khi giáo viên đang giảng bài, bạn nên tập trung nghe và ghi chép lại những điểm quan trọng. Nếu không hiểu hoặc bị lỡ, bạn nên hỏi thầy cô giáo để hiểu rõ hơn về chủ đề đang học.
– Sử dụng phương pháp ghi chép: Trong quá trình học, bạn nên sử dụng các phương pháp ghi chép khác nhau để ghi nhớ kiến thức. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng nhớ lại và truy xuất thông tin trong quá trình làm bài kiểm tra.
– Biết hệ thống kiến thức: Khi học một môn học, bạn nên xây dựng một hệ thống kiến thức để có thể kết nối các thông tin với nhau. Điều này giúp bạn hiểu sâu hơn và dễ dàng nhớ lại các kiến thức trong quá trình làm bài kiểm tra.
– Liên hệ thực tiễn: Ngoài việc học lý thuyết, bạn nên liên hệ kiến thức với thực tế để có thể áp dụng vào đời sống. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về môn học và dễ dàng làm bài kiểm tra.
– Thái độ học tập nghiêm túc: Thái độ học tập rất quan trọng trong quá trình học. Nếu có thái độ nghiêm túc, bạn sẽ dễ dàng học tập và làm bài kiểm tra tốt hơn.
– Học nhóm: Học nhóm giúp bạn có thể trao đổi kiến thức với các bạn cùng lớp, tìm hiểu và hiểu rõ hơn về môn học. Điều này cũng giúp bạn tự tin và dễ dàng làm bài kiểm tra.
2. Đề thi học kì 2 lớp 10 môn GDCD có đáp án mới nhất:
A. Trắc nghiệm khách quan:
Câu 1. Câu nào sau đây nói về cách sống hòa nhập của công dân đối với cộng đồng?
A. Đèn nhà ai nhà nấy rạng. B. Cá lớn nuốt cá bé.
C. Hàng xóm tối lửa, tắt đèn có nhau. D. Cháy nhà ra mặt chuột.
Câu 2. Truyền thống nào sau đây là truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng nhất của dân tộc ta ?
A. Yêu nước. B. Hiếu học.
C. Tôn sư trọng đạo. D. Uống nước nhớ nguồn.
Câu 3. Nội dung nào dưới đây nói về lòng tự trọng?
A. Không nhờ bạn giảng giải những bài toán khó.
B. Không “quay cóp” bài của bạn trong kiểm tra.
C. Không mượn sách của bạn.
D. Không đi nhờ xe của bạn.
Câu 4. Nguyên tắc cơ bản trong gia đình mới là
A. bình đẳng trong quan hệ vợ chồng. B. quy định pháp luật.
C. truyền thống đạo đức. D. bình đẳng trong xã hội.
Câu 5. Đời sống cộng đồng chỉ lành mạnh nếu được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào dưới đây?
A. Tự do, công khai, minh bạch. B. Tự nguyện, bình đẳng, hợp tác.
C. Công bằng, dân chủ, kỉ luật. D. Dân chủ, bình đẳng, công bằng.
Câu 6. Yêu nước là một truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng nhất của
A. thế hệ trẻ Việt Nam. B. người thiểu số Việt Nam.
C. người lao động. D. dân tộc Việt Nam.
Câu 7. Ý nào sau đây không đúng khi nói về biểu hiện của truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam?
A. Cần cù, sáng tạo trong lao động. B. Tình yêu quê hương, đất nước.
C. Lòng tự hào dân tộc chính đáng. D. Tình thương yêu nhân loại.
Câu 8. Biểu hiện nào dưới đây không phải là tình yêu chân chính?
A. Có sự chân thành, tin cậy từ hai phía. B. Lợi dụng tình cảm để trục lợi cá nhân.
C. Quan tâm sâu sắc đến nhau. D. Có tình cảm chân thực, quyến luyến với nhau.
Câu 9. Biểu hiện nào dưới đây là sống hòa nhập?
A. Sống gần gũi, chan hòa với mọi người. B. Sống theo sở thích cá nhân.
C. Sống tự do trong xã hội. D. Sống phù hợp với thời đại.
Câu 10. Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã
A. đám cưới. B. kết hôn.
C. trao nhẫn cưới cho nhau. D. được gia đình chấp thuận.
Câu 11. Nhân nghĩa là truyền thống đạo đức cao đẹp của dân tộc ta, được hun đúc qua các thế hệ từ ngàn xưa cho đến nay và ngày càngđược
A. bảo vệ. B. tuyên truyền sâu rộng.
C. ủng hộ. D. duy trì, phát triển.
Câu 12. Khi được giao bài tập nhóm, các bạn trong nhóm A làm việc theo đúng sự phân công của bạn Trưởng nhóm. Cuối cùng cả nhóm trao đổi, thống nhất tạo thành kết quả chung. Việc làm của nhóm A là biểu hiện điều gì dưới đây trong học tập?
A. Làm việc nghiêm túc. B. Làm việc có kế hoạch.
C. Hợp tác. D. Có cố gắng trong học tập.
Câu 13. Là học sinh giỏi của lớp, nhưng bạn K sống xa lánh với hầu hết các bạn trong lớp, vì cho rằng mình học giỏi thì chỉ cần chơi với một vài bạn học giỏi là được. Nếu là bạn của K, em có thể khuyên K như thế nào cho phù hợp?
A. Không cần phải gần gũi với các bạn ở trong lớp.
B. K cứ sống như cách mình suy nghĩ là được.
C. Nếu sống hòa nhập với mọi người sẽ mất rất nhiều thời gian không cần thiết.
D. Nên sống hòa nhập với mọi người, K sẽ được mọi người yêu quý.
Câu 14. Một trong những nội dung cơ bản của chế độ hôn nhân hiện nay ở nước ta là hôn nhân
A. một vợ, một chồng và bình đẳng. B. ép buộc và dựa trên lợi ích kinh tế.
C. tự do và dựa vào nền tảng gia đình. D. chồng là người quyết định mọi việc.
Câu 15. Cha mẹ không chỉ có nghĩa vụ đáp ứng các nhu cầu ăn, mặc, học hành…của các con mà còn phải biết nuôi con một cách khoa học để chúng được khỏe mạnh và thông minh. Thể hiện chức năng nào sau đây của gia đình?
A. Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái. B. Chức năng duy trì nòi giống.
C. Chức năng tổ chức đời sống gia đình. D. Chức năng kinh tế.
B. PHẦN TỰ LUẬN:
Câu 1: (2,5 điểm)
1.1. Nghĩa vụ là gì? Nhu cầu, lợi ích của cá nhân và tập thể có quan hệ với nhau như thế nào?
1. 2. Trong xã hội ta hiện nay, có một số người sống theo kiểu “Đèn nhà ai nhà nấy rạng”, em có đồng ý với cách sống này không? Vì sao?
Câu 2: (2,5 điểm) Trình bày trách nhiệm của công dân, đặc biệt là công dân học sinh đối với sự nghiệp xây dựng Tổ quốc ?
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Đề 803 |
|
1. C | 9. A |
2. A | 10. B |
3. B | 11. D |
4. A | 12. C |
5. C | 13. D |
6. D | 14. A |
7. D | 15. A |
8. B |
|
B. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: (2,5 điểm) | |
1.1/ Nghĩa vụ: Là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội. | 0,5 |
Mối quan hệ: | |
+ Cá nhân phải biết đặt nhu cầu, lợi ích của xã hội lên trên, không những thế còn phải biết hy sinh quyền lợi của mình vì quyền lợi chung. | 0,25 |
0,25 | |
1.2/ Không đồng ý với cách sống này: (Lưu ý: GV linh hoạt khi chấm ý này) | 0,5 |
Câu 2: (2,5 điểm) | |
Trách nhiệm xây dựng Tổ quốc. | |
– Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập, lao động, có động cơ, mục đích học tập đúng đắn. | 0,5 |
– Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; sống trong sáng, lành mạnh, tránh xã các tệ nạn xã hội; biết đấu tranh với các biểu hiện lối sống lai căng, thực dụng, xa rời các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. | 0,5 |
– Quan tâm đến đời sống chính trị, xã hội của địa phương, của đất nớc. Thực hiện tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước | 0,5 |
– Tích cực tham gia các hoạt động góp phần xây dựng quê hương. | 0,5 |
– Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc | 0,5 |
3. Đề thi cuối học kì 2 lớp 10 môn GDCD có đáp án mới nhất:
I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm).
Câu 1: Nội dung nào dưới đây thể hiện vai trò của đạo đức đối với sự phát triển của xã hội?
A. Góp phần làm cho xã hội phát triển bền vững.
B. Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.
C. Làm cho đồng nghiệp thân thiện hơn với nhau.
D. Làm cho xã hội hạnh phúc hơn.
Câu 2: Mặc dù đến lớp muộn 5 phút nhưng bạn N cảm thấy hài lòng, thỏa mãn với chính mình khi đã đưa một người bị tai nạn đến bệnh viện cấp cứu kịp thời. Hành vi của bạn N thể hiện phạm trù đạo đức nào?
A. Hạnh phúc. B. Nhân phẩm. C. Nghĩa vụ. D. Lương tâm.
Câu 3: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện lối sống hòa nhập?
A. Sống tự do trong xã hội.
B. Sống tự do theo sở thích cá nhân.
C. Sống phù hợp với thời đại.
D. Sống gần gũi, chan hòa với mọi người.
Câu 4: Cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình được coi là người có
A. lòng tự trọng. B. lòng lương thiện.
C. nhân phẩm. D. lương tâm.
Câu 5: Hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội được gọi là
A. truyền thống. B. phong tục. C. đạo đức. D. pháp luật.
Câu 6: Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu chân chính, lành mạnh về
A. tình cảm và đạo đức. B. vật chất và lợi ích.
C. vật chất và tinh thần. D. tình cảm và thói quen.
Câu 7: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của lối sống hòa nhập?
A. Chỉ tham gia các hoạt động do mình đề xuất.
B. Chỉ kết bạn với người cùng sở thích.
C. Tham gia các hoạt động tập thể mà mình thích.D. Chủ động tham gia mọi sinh hoạt tập thể.
Câu 8: Nhân nghĩa là lòng thương người và đối xử với người
A. theo lẽ phải. B. theo tình cảm.
C. theo từng trường hợp. D. theo nguyên tắc.
Câu 9: Một trong những biểu hiện của người có nhân phẩm là
A. có lương tâm trong sáng, tôn trọng các chuẩn mực đạo đức tiến bộ.
B. thực hiện tốt các nghĩa vụ mà xã hội qui định thực hiện.
C. luôn tôn trọng người khác, biết quan tâm đến bản thân và gia đình.
D. được nhiều người hâm mộ và tôn sùng.
Câu 10: Giá trị làm người của mỗi người được gọi là gì?
A. Nghĩa vụ. B. Danh dự. C. Lương tâm. D. Nhân phẩm.
Câu 11: Tình yêu chân chính không có biểu hiện nào dưới đây?
A. Có sự đồng cảm sâu sắc về ước mơ, hoài bão.
B. Biết quan tâm, chăm lo và hi sinh vì nhau.
C. Yêu cầu người kia hoàn thiện theo ý mình.
D. Tình yêu không vụ lợi, trong sáng và lành mạnh.
Câu 12: Chung sức làm việc giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung được gọi là
A. giúp đỡ. B. đồng lòng. C. hợp tác. D. đoàn kết.
Câu 13: Năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội được gọi là
A. nhân phẩm. B. lương tâm. C. danh dự. D. nghĩa vụ.
Câu 14: Biểu hiện nào dưới đây không phải là biểu hiện của nhân nghĩa?
A. Nhường nhịn người khác.
B. Thương yêu và giúp đỡ mọi người.
C. Chỉ giúp đỡ người khác khi có lợi cho mình.
D. Giúp đỡ người gặp hoạn nạn, khó khăn.
Câu 15: Trạng thái thanh thản của lương tâm giúp cho con người
A. tự tin vào bản thân. B. tự cao tự đại về bản thân.
C. tự ti về bản thân. D. lo lắng về bản thân.
Câu 16: Bình đẳng giữa vợ và chồng được hiểu là vợ chồng
A. có thể thỏa thuận các vấn đề chung trong gia đình.
B. có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.
C. có tài sản và quyền ngang nhau trong gia đình.
D. luôn yêu thương, chung thủy, quan tâm đến nhau.
Câu 17: Toàn thể những người cùng chung sống, có những điểm giống nhau, gắn bó với nhau thành một khối trong sinh hoạt xã hội được gọi là
A. làng xóm. B. dân cư. C. cộng đồng. D. tập thể.
Câu 18: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về hợp tác?
A. Chỉ hợp tác khi nhận được yêu cầu từ cộng đồng.
B. Chỉ hợp tác khi thấy có lợi cho mình.
C. Hợp tác sẽ đạt được hiệu quả tốt hơn trong công việc.
D. Chỉ hợp tác khi mình yếu, kém.
Câu 19: Gia đình là một cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ
A. nuôi dưỡng. B. họ hàng. C. giới tính. D. huyết thống.
Câu 20: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của người có đạo đức?
A. Thờ ơ với người bị gặp nạn. B. Tự giác giúp đỡ người gặp nạn.
C. Tự ý lấy đồ của người khác. D. Chen lấn khi xếp hàng.
Câu 21: Sự rung cảm, quyến luyến sâu sắc giữa hai người khác giới, ở họ có sự phù hợp về nhiều mặt làm cho họ có nhu cầu gần gũi, gắn bó với nhau được gọi là gì?
A. Tình đồng hương. B. Tình bạn.
C. Tình yêu. D. Tình đồng đội.
II. TỰ LUẬN (3 điểm).
Câu 1: Học sinh cần làm gì để phát huy truyền thống nhân nghĩa của dân tộc? (2.0 điểm).
Câu 2: Vì sao người có lương tâm được xã hội đánh giá cao? (1.0 điểm)
1 | A | 6 | C | 11 | C | 16 | B | 21 | C |
2 | D | 7 | D | 12 | C | 17 | C | ||
3 | D | 8 | A | 13 | B | 18 | C | ||
4 | A | 9 | A | 14 | C | 19 | D | ||
5 | C | 10 | D | 15 | A | 20 | B |
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu | Nội dung | Điểm |
1 | Học sinh cần làm gì để phát huy truyền thống nhân nghĩa của dân tộc? (2.0 điểm). | |
| Học sinh trình bày các ý cơ bản sau: | Mỗi ý 0.5 điểm |
2 | Vì sao người có lương tâm được xã hội đánh giá cao? (1.0 điểm) | 1 điểm |
| Học sinh trình bày các ý cơ bản sau: | Mỗi ý 0.5 điểm |