Cũng như các đề thi của môn học khác, đề thi của môn học Công nghệ cũng phải đảm bảo được những câu hỏi có yếu tố phân loại từ mức độ thông hiểu đến vận dụng cao. Dưới đây là bài viết về: Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Công nghệ có đáp án năm 2024.
Mục lục bài viết
1. Ma trận đề thi học kì 2 lớp 10 môn Công nghệ năm 2024:
| Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Tổng |
Ứng dụng cơ giới hóa trong trồng trọt | Biết được khái niệm cơ giới hóa trong trồng trọt |
|
|
|
|
| Số câu:4 Số điểm: 1 Tỉ lệ:10% | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | Số câu: 4 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% |
Ứng dụng công nghệ cao trong thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm trồng trọt |
| Trình bày ứng dụng công nghệ cao trong thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm trồng trọt | Vận dụng việc chế biến được sản phẩm trồng trọt |
|
|
| Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | Số câu: 8 Số điểm: 2 Tỉ lệ:20% | Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | Số câu: 9 Số điểm: 4 Tỉ lệ: 40% |
Giới thiệu về trồng trọt công nghệ cao |
| Mô tả mô hình trồng trọt công nghệ cao |
|
|
|
| Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | Số câu:8 Số điểm:2 Tỉ lệ:20% | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | Số câu: 8 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% |
Công nghệ trồng cây không dùng đất | Biết các hệ thống trồng cây không dùng đất |
|
| Giải thích trồng cây không dùng đất |
|
| Số câu: 4 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% | Số câu: 5 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 30% |
Tổng | Số câu: 8 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% | Số câu: 16 Số điểm: 4 Tỉ lệ: 40% | Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% | Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% | Số câu: 26 Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% |
2. Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Công nghệ có đáp án năm 2024:
Phần 1 Trắc nghiệm
Câu 1. Theo công suất, người ta chia máy động lực thành mấy loại?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 2. Máy động lực công suất lớn có công suất là:
A. > 35 Hp
B. Từ 12 – 35 Hp
C. < 12 Hp
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 3. Máy động lực công suất nhỏ có công suất:
A. > 35 Hp
B. Từ 12 – 35 Hp
C. < 12 Hp
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4. Máy động lực công suất trung bình phù hợp với cánh đồng có diện tích:
A. > 20 ha
B. Từ 1 – 20 ha
C. < 1 ha
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 5. Có mấy ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản sản phẩm trồng trọt?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 6. Em hãy cho biết, bảo quản lạnh cà chua ở nhiệt độ bao nhiêu?
A. 120C
B. 7 – 100C
C. 5 – 100 C
D. 00C
Câu 7. Em hãy cho biết, bảo quản lạnh cải bắp ở nhiệt độ bao nhiêu?
A. 120C
B. 7 – 100C
C. 5 – 100 C
D. 00C
Câu 8. Công nghệ lạnh đông làm sống tế bào là?
A. Sản phẩm trồng trọt bảo quản trong kho lạnh với hệ thống điều hòa điều khiển nhiệt độ lạnh thích hợp từng loại sản phẩm.
B. Sử dụng công nghệ lạnh đông kết hợp với thiết bị làm tinh thể nước đóng băng ở dạng hạt nhỏ, tròn, không góc cạnh.
C. Sử dụng màng hoặc túi bằng chất dẻo để bọc sản phẩm.
D. Bảo quản trong môi trường khí quyển được điều chỉnh khác với khí quyển tự nhiên.
Câu 9. Công nghệ bảo quản trong điều kiện khí quyển biến đổi?
A. Sản phẩm trồng trọt bảo quản trong kho lạnh với hệ thống điều hòa điều khiển nhiệt độ lạnh thích hợp từng loại sản phẩm.
B. Sử dụng công nghệ lạnh đông kết hợp với thiết bị làm tinh thể nước đóng băng ở dạng hạt nhỏ, tròn, không góc cạnh.
C. Sử dụng màng hoặc túi bằng chất dẻo để bọc sản phẩm.
D. Bảo quản trong môi trường khí quyển được điều chỉnh khác với khí quyển tự nhiên.
Câu 10. Công nghệ nào sau đây được ứng dụng trong thu hoạch sản phẩm trồng trọt?
A. Tự động hóa
B. Công nghệ lạnh đông làm sống tế bào.
C. Công nghệ sấy thăng hoa
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 11. Ưu điểm công nghệ sấy thăng hoa:
A. Giữ nguyên thành phần dinh dưỡng
B. Thay đổi màu sắc
C. Thay đổi mùi vị
D. Chi phí cao
Câu 12. Ưu điểm của công nghệ bảo quản trong điều kiện khí quyển biến đổi là:
A. Hạn chế hô hấp
B. Hạn chế sự phát triển của vi sinh vật
C. Duy trì chất lượng sản phẩm
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 13. Có mấy mô hình trồng trọt công nghệ cao?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 14. Trồng xà lách áp dụng cho loại mô hình nào sau đây?
A. Mô hình trồng rau ăn lá thủy canh màng mỏng dinh dưỡng tuần hoàn NFT.
B. Mô hình trồng rau ăn quả trên giá thể tưới nhỏ giọt.
C. Mô hình trồng cà rốt ứng dụng công nghệ cơ giới hóa và tự động hóa.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 15. Trồng rau muống áp dụng cho loại mô hình nào sau đây?
A. Mô hình trồng rau ăn lá thủy canh màng mỏng dinh dưỡng tuần hoàn NFT.
B. Mô hình trồng rau ăn quả trên giá thể tưới nhỏ giọt.
C. Mô hình trồng cà rốt ứng dụng công nghệ cơ giới hóa và tự động hóa.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 16. Trồng dưa chuột áp dụng cho loại mô hình nào sau đây?
A. Mô hình trồng rau ăn lá thủy canh màng mỏng dinh dưỡng tuần hoàn NFT.
B. Mô hình trồng rau ăn quả trên giá thể tưới nhỏ giọt.
C. Mô hình trồng cà rốt ứng dụng công nghệ cơ giới hóa và tự động hóa.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 17. Trồng cà chua áp dụng cho loại mô hình nào sau đây?
A. Mô hình trồng rau ăn lá thủy canh màng mỏng dinh dưỡng tuần hoàn NFT.
B. Mô hình trồng rau ăn quả trên giá thể tưới nhỏ giọt.
C. Mô hình trồng cà rốt ứng dụng công nghệ cơ giới hóa và tự động hóa.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 18. Có mấy công nghệ được áp dụng trong mô hình trồng rau ăn lá thủy canh màng mỏng dinh dưỡng tuần hoàn NFT?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 19. Công nghệ đầu tiên áp dụng trong mô hình trồng rau ăn quả trên giá thể tưới nhỏ giọt?
A. Nhà mái che với các thiết bị cảm biến, điều khiển các yếu tố nhiệt độ, cường độ chiếu sáng, độ ẩm không khí.
B. Hệ thống tưới nước nhỏ giọt
C. Giá thể trồng cây
D. Dung dịch dinh dưỡng
Câu 20. Công nghệ thứ ba áp dụng trong mô hình trồng rau ăn quả trên giá thể tưới nhỏ giọt?
A. Nhà mái che với các thiết bị cảm biến, điều khiển các yếu tố nhiệt độ, cường độ chiếu sáng, độ ẩm không khí.
B. Hệ thống tưới nước nhỏ giọt
C. Giá thể trồng cây
D. Dung dịch dinh dưỡng
Câu 21. Hệ thống nào sau đây áp dụng cho các loại rau ăn quả?
A. Hệ thống trồng cây trên giá thể tưới nhỏ giọt.
B. Hệ thống màng mỏng dinh dưỡng
C. Hệ thống thủy canh thủy triều
D. Hệ thống thủy canh tĩnh
Câu 22. Hệ thống nào sau đây có thời gian sinh trưởng ngắn như dâu tây?
A. Hệ thống trồng cây trên giá thể tưới nhỏ giọt.
B. Hệ thống màng mỏng dinh dưỡng
C. Hệ thống thủy canh thủy triều
D. Hệ thống thủy canh tĩnh
Câu 23. Hình ảnh sau đây là giá thể gì?
A. Mút xốp
B. Cát
C. Trấu hun
D. Xơ dừa
Câu 24. Hình ảnh sau đây là giá thể gì?
A. Mút xốp
B. Cát
C. Trấu hun
D. Xơ dừa
Phần 2 Tự luận
Câu 1 (2 điểm). Mô tả quy trình chế biến dưa chuột bao tử dằm giấm đóng lọ thủy tinh?
Câu 2 (2 điểm). Giải thích lí do cây hồng môn có thể sống trong bình nước mà không cần đất?
3. Đáp án đề thi học kì 2 lớp 10 môn Công nghệ có đáp án năm 2024
Phần 1 Trắc nghiệm
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 |
C | D | C | B | D | B | D | B | C | A | A | D |
Câu 13 | Câu 14 | Câu 15 | Câu 16 | Câu 17 | Câu 18 | Câu 19 | Câu 20 | Câu 21 | Câu 22 | Câu 23 | Câu 24 |
C | A | A | B | B | C | A | C | A | C | A | C |
Phần 2 Tự luận
Câu 1: Để chế biến dưa chuột bao tử dằm giấm đóng lọ thủy tinh, có thể thực hiện theo các bước sau:
– Rửa sạch dưa chuột, sau đó ngâm trong nước muối pha loãng trong khoảng 20-30 phút. Sau đó, vớt dưa ra và rửa lại với nước sạch.
– Lột vỏ hành, tỏi; cắt lát gừng và ớt cắt khúc.
– Hòa tan đường, muối và giấm trong 900 ml nước đun sôi và để nguội. Sau đó, cho hành, tỏi, thì là, ớt và gừng đã sơ chế vào ngâm trong hỗn hợp nước đã chuẩn bị.
– Để đóng lọ thủy tinh, cho dưa chuột đã sơ chế vào lọ và đổ ngập hỗn hợp nước ở bước 3 vào. Sau đó đậy kín nắp lọ và để ngâm trong vòng 4-5 ngày trước khi sử dụng.
Câu 2: Cây hồng môn là loại cây có thể sống và phát triển trong nước mà không cần đất để nuôi trồng. Điều này được giải thích bởi cơ chế sinh học của cây.
Thường thì cây sử dụng đất để tìm kiếm nước và các chất dinh dưỡng cần thiết. Tuy nhiên, trong trường hợp của cây hồng môn, chúng có khả năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng trực tiếp từ nước. Điều này là do cây hồng môn có rễ đặc biệt được gọi là rễ “lá” hoặc rễ “nước”. Rễ này được phát triển như một loại rễ phụ và có thể hấp thụ oxy và các chất dinh dưỡng trực tiếp từ nước.
Bên cạnh đó, cây hồng môn cũng có khả năng sản xuất thân và lá trên mặt nước. Thân của cây được tạo thành từ các cuống lá phát triển lên trên và phân cành, còn lá được tạo thành từ các phiến lá. Nhờ vậy, cây hồng môn có thể tồn tại và phát triển trong môi trường nước mà không cần đất.
Tuy nhiên, để đảm bảo sự phát triển tốt nhất của cây hồng môn trong nước, cần phải cung cấp đủ ánh sáng và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây, bao gồm cả phân bón. Ngoài ra, cần phải đảm bảo độ sạch và thông thoáng của nước để tránh tình trạng nước ô nhiễm gây hại cho cây.