Nhằm giúp các bạn học sinh có nhiều kiến thức và nắm vững nội dung bài học, bài viết dưới đây chúng minh gửi đến bạn đọc bài viết Đề thi học kì 1 Vật lý 7 năm học 2024 - 2025 có đáp án. Cùng tham khảo bài viết của chúng mình nhé.
Mục lục bài viết
1. Mẹo ôn thi Vật Lí đạt điểm cao:
Mẹo 1: Sắp xếp các câu hỏi từ dễ đến khó trong bài thi
Đọc lướt đề thi từ đầu đến cuối, xem lại câu hỏi và chấm điểm từ dễ đến khó như sau:
Câu hỏi dễ: Sau khi đọc các câu hỏi ở đầu bài, bạn sẽ biết ngay mình đã trả lời đúng
Câu hỏi trung bình: Những câu hỏi cần sử dụng nhiều công thức để ra kết quả hoặc biết cách làm nhưng mất thời gian.
Câu hỏi khó và lạ: Những câu hỏi không biết cách giải hoặc không hiểu câu hỏi sau khi đọc đề
Đánh dấu và phân loại các câu hỏi dễ, khó và đặc sắc. Các em nên làm câu dễ trước, câu trung bình và khó sau.
Mẹo 2: Phân bổ thời gian hợp lý theo số mục tiêu
Tùy vào mục tiêu số lượng mà bạn cần phân bổ thời gian và xử lý cho mức độ câu hỏi từ dễ đến khó.
Mục tiêu 5 điểm trở lên: Làm chắc và cho điểm những câu hỏi dễ tiếp thu
Cách làm: Tập trung làm một lần các câu dễ từ trên xuống dưới, đến câu thứ 50 thì quay lại làm các câu dễ cho đến khi chắc chắn được điểm phần này, không chuyển tiếp. thông qua các câu hỏi trung bình và khó.
Chia thời gian: 30-40 phút cho câu hỏi dễ
Mục tiêu 7+: Dành thời gian cho các câu hỏi cấp độ trung bình
Quy trình thi: Chỉ tập trung vào câu hỏi dễ và trung bình, câu hỏi khó đòi hỏi vận cao mới có thời gian làm.
Thời gian sắp xếp: Dành 30 phút đầu cho câu dễ, 20 phút cho câu trung bình, cuối cùng chọn ngẫu nhiên 1 câu cho 5 câu còn lại.
Mục tiêu 8 điểm trở lên: Tập trung vào những câu hỏi khó.
Quy trình làm bài: Làm nhanh các câu dễ nhanh gọn để tập trung dành thời gian làm các câu khó đòi hỏi vận chuyển và vận dụng cao.
Phân chia thời gian: Dành 20 phút đầu tiên cho 30 câu hỏi dễ, 10 phút cho câu hỏi trung bình và 20 phút còn lại cho 5 câu hỏi cuối cùng cũng là câu hỏi khó nhất trong bài thi.
Mẹo 3: Một số lưu ý khi làm bài thi tránh mất điểm
Cung cấp đủ thông tin: Ghi đầy đủ các thông tin cần thiết trước khi làm bài thi trắc nghiệm và sau khi làm bài trắc nghiệm, các bạn điền luôn mã bài thi vào phiếu trả lời, tránh quên sau khi làm bài thi.
Kiểm tra đề thi: Bạn không nên chạy thử ngay mà hãy kiểm tra đề thi xem đề thi có bị mờ, mất trang đề thi hay không cùng mã đề thi. Nếu có phải báo ngay cho quản lý thị trường để thay đổi đề thi, tránh trường hợp làm nửa bài mới mò ra đề thi, gây tâm lý không tốt khi làm bài.
Làm bài đúng quy định: Không dùng 2 màu hoặc mực đỏ trong bài thi hoặc tẩy xóa, nhòe đáp án
Đối với những bài thi sử dụng 2 màu mực được coi là bài thi đặc biệt, hội đồng thi sẽ tổ chức thu bài. Bài thi có thể bị cho điểm 0 đối với từng phần của bài thi hoặc toàn bộ bài thi.
Khi tô màu phải tô đậm và đóng ô lại, tránh trường hợp máy chấm gặp khó khăn trong việc chấm và xóa đáp án sai, tránh trường hợp máy chấm nhận 2 đáp án khiến đáp án bị loại, làm mất điểm bài thi.
2. Đề thi học kì 1 Vật lý 7 năm học 2024 – 2025 có đáp án:
2.1. Đề thi học kì 1 Vật lý 7 năm học 2024 – 2025 có đáp án – đề 1:
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi.
Câu 1. Trong một phòng hoàn toàn đóng kín bằng cửa kính, ta có thể nhìn thấy đồ vật trong phòng khi:
A. Ban đêm, bật đèn, có ánh trăng, nhưng nhắm mắt.
B. Ban đêm, bật đèn, không có ánh trăng, nhưng nhắm mắt.
C. Ban đêm, không bật đèn, không có ánh trăng, nhưng mở mắt.
D. Ban ngày, không bật đèn, mở mắt.
Câu 2. Trong trường hợp nào dưới đây, ánh sáng truyền theo phương thẳng?
A. Trong môi trường trong suốt.
B. Đi từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác.
C. Trong môi trường đồng tính.
D. Trong môi trường trong suốt và đồng tính.
Câu 3. Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nhật thực?
A. Mặt Trời ngừng phát ra ánh sáng.
B. Mặt Trời bỗng nhiên biến mất.
C. Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất nên ánh sáng Mặt Trời không đến được mặt đất.
D. Người quan sát đứng ở nửa sau Trái Đất, không được Mặt Trời chiếu sáng.
Câu 4. Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 40o. Góc tới có giá trị nào sau đây?
A. 20o
B. 80o
C. 40o
D. 60o
Câu 5. Một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng một khoảng d cho một ảnh S’ cách gương một khoảng d’. So sánh d và d’.
A. d = d’
B. d > d’
C. d < d’
D. Không so sánh được.
Câu 6. Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm, ta thu được một chùm tia phản xạ có tính chất nào dưới đây?
A. Song song
B. Hội tụ
C. Phân kì
D. Không truyền theo đường thẳng
Câu 7. Khi bác bảo vệ gõ trống, tai ta nghe thấy tiếng trống. Vật nào đã phát ra âm đó?
A. Tay bác bảo vệ gõ trống.
B. Dùi trống.
C. Mặt trống.
D. Không khí xung quanh trống.
Câu 8. Vật nào sau đây dao động với tần số lớn nhất?
A. Trong 1 giây, dây đàn thực hiện được 200 dao động.
B. Trong 1 phút, con lắc thực hiện được 3000 dao động.
C. Trong 5 giây, mặt trống thực hiện được 500 dao động.
D. Trong 20 giây, dây chun thực hiện được 1200 dao động.
Câu 9. Vật phát ra âm to hơn khi nào?
A. Khi vật dao động nhanh hơn.
B. Khi vật dao động mạnh hơn.
C. Khi tần số dao động lớn hơn.
D. Cả 3 trường hợp trên.
Câu 10. Vận tốc truyền âm trong các môi trường tăng dần theo thứ tự nào sau đây?
A. Rắn, lỏng, khí.
B. Khí, rắn, lỏng.
C. Lỏng, khí, rắn.
D. Khí, lỏng, rắn.
Câu 11. Vật nào dưới đây phản xạ âm kém?
A. Đệm cao su.
B. Mặt đá hoa.
C. Mặt gương.
D. Thép.
Câu 12. Âm nào dưới đây gây ô nhiễm tiếng ồn?
A. Tiếng xình xịch của bánh tàu hỏa đang chạy.
B. Tiếng sấm rền.
C. Tiếng máy móc làm việc phát ra to, kéo dài.
D. Tiếng sóng biển ầm ầm.
II. PHẦN TỰ LUẬN: (4 điểm)
Câu 13. Trên ô tô, xe máy người ta thường lắp một gương lồi ở phía trước người lái xe để quan sát ở phía sau mà không lắp một gương phẳng. Làm như thế có lợi gì?
Câu 14. Em phải đứng cách xa núi ít nhất bao nhiêu, để tại đó, em nghe được tiếng vang tiếng nói của mình ? Biết rằng vận tốc truyền của âm trong không khí là 340 m/s.
Câu 15. Cho một điểm sáng S đặt trước gương phẳng.
a. Vẽ ảnh S’ của S tạo bởi gương (dựa vào tính chất của ảnh).
b. Vẽ một tia tới SI cho một tia phản xạ đi qua một điểm A ở trước gương.
Đáp án
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu đúng được 1 điểm)
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
D | D | C | A | A | B | C | A | B | D | A | C |
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 13: (1 điểm) Trên ô tô, xe máy người ta thường lắp một gương cầu lồi ở phía trước người lái xe để quan sát ở phía sau mà không lắp một gương phẳng vì gương cầu lồi có vùng nhìn thấy rộng hơn giúp cho người lái xe quan sát vùng phía sau xe được một khoảng rộng hơn.
Câu 14: (1.5 điểm) Để có tiếng vang trong không khí, thời gian kể từ khi âm phát ra đến khi nhận được âm phản xạ tối thiểu phải bằng (1/15)giây. Trong khoảng thời gian (1/15)giây, âm đi được một quãng đường là :
s = v.t = 340. (1/15) = 22,7 (m)
Vậy để nghe được tiếng vang tiếng nói của mình, phải đứng cách núi ít nhất:
d = 22,7 : 2 = 11,35 (m)
Câu 15: (1.5 điểm)
a. Vẽ SS’ vuông góc với gương cắt gương tại H sao cho SH = HS’.
b. Các tia phản xạ kéo dài đều đi qua ảnh S’. Vẽ S’A cắt gương ở I. SI là tia tới cho tia phản xạ IA đi qua A.
2.2. Đề thi học kì 1 Vật lý 7 năm học 2024 – 2025 có đáp án – đề 2:
I. TRẮC NGHIỆM
Điền chữ cái đứng trước đáp án mà con chọn vào bảng sau: (5 điểm)
Câu 1: Vì sao ta nhìn thấy một vật?
A. Vì ta mở mắt hướng về phía vật
B. Vì mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật
C. Vì có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta
D. Vì vật được chiếu sáng
Câu 2: Vật nào sau đây không phải là vật sáng?
A. Bông hoa dưới ánh nắng mặt trời.
B. Con mèo dưới ánh nắng mặt trời.
C. Con người dưới ánh nắng mặt trời.
D. Bảng đen dưới ánh nắng mặt trời
Câu 3: Trong một môi trường trong suốt và đồng tính thì ánh sáng:
A. Luôn truyền theo đường gấp khúc
B. Luôn truyền theo đường thẳng
C. Luôn truyền theo đường cong
D. Có thể truyền theo đường cong hoặc đường gấp khúc
Câu 4: Góc phản xạ luôn:
A. Lớn hơn góc tới
B. Nhỏ hơn góc tới
C. Bằng góc tới.
D. Lúc lớn hơn, lúc nhỏ hơn góc tới
Câu 5: Cho góc tới bằng 600. Góc phản xạ có giá trị
A. 600
B. 400
C. 300
D. 200
Câu 6: Chọn câu trả lời đúng:
A. Ảnh của vật qua gương phẳng lớn hơn vật
B. Ảnh của vật qua gương phẳng nhỏ hơn vật
C. Ảnh của vật qua gương phẳng bằng vật
D. Ảnh của vật qua gương phẳng có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật
Câu 7: Một ngọn nến đặt vuông góc trước một gương phẳng và cách mặt gương 16cm.
Ảnh của ngọn nến cách gương:
A. 14 cm
B. 8cm
C. 16 cm
D. 20cm
Câu 8: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng là:
A. Ảnh ảo, không hứng được trên màn.
B. Ảnh thật, hứng được trên màn
C. Ảnh ảo, hứng được trên màn.
D. Ảnh thật, không hứng được trên màn
Câu 9: Ảnh tạo bởi gương cầu lồi là:
A. ảnh ảo lớn hơn vật
B. ảnh thật nhỏ hơn vật
C. ảnh thật lớn hơn vật
D. ảnh ảo nhỏ hơn vật
Câu 10: Tại sao ở các góc đường có khúc cua hẹp người ta lại lắp các loại gương cầu lồi mà không dùng các gương phẳng?
A. Vì các gương cầu lồi cho ảnh rõ nét hơn
B. Vì các gương cầu lồi cho ảnh lớn hơn vật
C. Vì các gương cầu lồi giá thành rẻ hơn gương phẳng
D. Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn gương phẳng có cùng kích thước
Câu 11: Nguồn âm của cây đàn ghi – ta là:
A. Dây đàn
B. Hộp đàn
C. Ngón tay gảy đàn
D. Lớp không khí bị nén bên trong hộp đàn
Câu 12 : Hộp đàn ghi ta có tác dụng gì là chủ yếu?
A. Để tạo kiểu dáng cho đàn
B. Để khuếch đại âm do dây đàn phát ra
C. Để người nhạc sĩ có chỗ tì khi đánh đàn
D. Để người nghệ sĩ có thể vỗ vào hộp đàn khi cần thiết.
Câu 13: Nguồn âm của cây sáo trúc là:
A. Các lỗ sáo
B. Miệng người thổi sáo
C. Lớp không khí trong ống sáo
D. Lớp không khí ngoài ống sáo
Câu 14: Khi trời mưa ta thường thấy tiếng sấm bao giờ cũng xuất hiện sau ánh chớp. Điều này được lí giải là:
A. Khi hai đám mây va chạm nhau sẽ sinh ra tia chớp sau đó mới sinh ra tiếng động, do vậy mà ta nghe thấy tiếng sấm sau khi thấy tia chớp
B. Do vận tốc ánh sáng lớn hơn vận tốc âm thanh
C. Do vận tốc âm thanh lớn hơn vận tốc ánh sáng
D. Do mắt ta nhìn được từ rất xa còn âm thanh thì chỉ đến gần tai mới nghe được
Câu 15: Khi nói một vật dao động với tần số 70Hz có nghĩa là:
A. Trong 1 phút vật thực hiện 70 dao động.
B. Trong 1 giờ vật thực hiện 70 dao động.
C. Trong 70 giây vật thực hiện 1 dao động.
D. Trong 1 giây vật thực hiện 70 dao động.
Câu 16: Ta nghe được những âm có tần số
A. từ 200 Hz đến 20.000 Hz
B. từ 20 Hz đến 20.000 Hz.
C. từ 2 Hz đến 2000 Hz.
D. từ 2 Hz đến 20.000 Hz.
Câu 17: Âm phản xạ là:
A. Âm dội lại khi gặp vật chắn
B. Âm đi xuyên qua vật chắn
C. Âm đi vòng qua vật chắn
D. Các loại âm trên
Câu 18: Chọn đáp án đúng
A. Tiếng vang là âm dội lại khi gặp một vật chắn
B. Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cùng một lúc với âm phát ra
C. Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm phát ra 1 khoảng thời gian nhỏ hơn 1/15 giây
D. Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm phát ra 1 khoảng ít nhất là 1/15 giây
Câu 19: Vật nào dưới đây phản xạ âm tốt?
A. Miếng xốp
B. Đệm cao su
C. Rèm nhung
D. Cửa kính
Câu 20: Âm nào dưới đây gây ô nhiễm tiếng ồn?
A. Tiếng sấm rền
B. Tiếng máy móc làm việc phát ra to, kéo dài
C. Tiếng xình xịch của bánh tàu hỏa đang chạy
D. Tiếng sóng biển ầm ầm
Câu 21: Đánh dấu (Đ) vào câu trả lời đúng, và (S) vào câu trả lời sai: (1đ)
1. Âm thanh chỉ truyền được trong chất khí
2. Nước không truyền được âm
3. Âm truyền trong gỗ nhanh hơn trong không khí
4. Một miếng gỗ phản xạ âm tốt hơn đệm cao su
Câu 22: Chọn từ thích hợp trong những từ sau để vào chỗ trống:
(tần số, biên độ dao động, Hz, dB, trầm, bổng, to, nhỏ)
1. Độ lệch xa nhất so với vị trí cân bằng gọi là……
2. Đơn vị đo độ to của âm là…
3. Âm càng……thì biên độ dao động càng lớn.
4. Âm càng….thì biên độ dao động càng nhỏ.
II. TỰ LUẬN
Câu 1. a) Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng. Có thể áp dụng định luật phản xạ ánh sáng cho gương cầu lồi và gương cầu lõm được không? Tại sao?
b) Em hãy nêu ngắn gọn các cách để vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng?
Câu 2. Em hãy quan sát chiếc trống khi đánh, và cho biết tại sao trống lại phát ra được âm thanh?
Câu 3. Tần số là gì? Đơn vị? Khi nào một vật phát ra âm cao (bổng) âm thấp (trầm).
Đáp án
I. TRẮC NGHIỆM – Mỗi câu trả lời đúng 0,25đ
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
C | D | B | C | A | C | C | A | D | D |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
A | B | C | B | D | B | A | D | D | B |
Câu 21: Mỗi ý đúng 0,25đ
1. Âm thanh chỉ truyền được trong chất khí | S |
2. Nước không truyền được âm | S |
3. Âm truyền trong gỗ nhanh hơn trong không khí | Đ |
4. Một miếng gỗ phản xạ âm tốt hơn đệm cao su | Đ |
Câu 22: Mỗi từ điền đúng 0,25đ
1. Độ lệch xa nhất so với vị trí cân bằng gọi là biên độ dao động
2. Đơn vị đo độ to của âm là dB
3. Âm càng, to thì biên độ dao động càng lớn.
4. Âm càng nhỏ thì biên độ dao động càng nhỏ.
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Định luật phản xạ ánh sáng:
– Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương ở điểm tới.
– Góc phản xạ bằng góc tới.
+ Có thể áp dụng định luật phản xạ ánh sáng cho gương cầu lồi và gương cầu lõm được với điều kiện cho từng điểm một trên gương.
b) Nêu ngắn gọn các cách để vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
+ Ta chia vật thành nhiều điểm A, B, C…
+ Vẽ ảnh A’ của A đối xứng với A qua gương, B’ của B đối xứng với B qua gương…
+ Nối các điểm lại ta có ảnh của vật.
Câu 2. Trống phát được âm thanh là do mặt da trống dao động khi bị đánh.
Câu 3.Tần số là số lần dao động được trong một giây.
– Đơn vị: Héc (Hz)
– Vật phát ra âm càng cao (bổng) khi tần số dao động càng lớn.
– Vật phát ra âm càng thấp (trầm) khi tần số dao động càng nhỏ.
3. Ma trận Đề thi học kì 1 Vật lý 7:
| ||||||||||||
Mức độ Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng | ||||||||
Cấp độ thấp | Cấp độ cao | |||||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||||
Nhận biết AS, nguồn sáng, vật sáng – Sự truyền ánh sáng – Ứng dụng ĐL truyền thẳng của AS | Khi nào mắt nhận biết ánh sáng hoặc nhìn thấy một vật? Nguồn sáng, Vật sáng là gì? Cho VD Định luật truyền thẳng của ánh sáng. Nhận biết 3 loại chùm sáng Khái niệm bóng tối, bóng nữa tối. Nhật thực, nguyệt thực xảy ra khi nào? | Nhận thấy vật có màu sắc do vật nhận ánh sáng màu và hắt lại ánh sáng màu đó vào mắt. Vật đen không nhận ánh sáng, cũng không hắt lại ánh sáng. Giải thích được hiện tượng nhật thực, nguyệt thực | ||||||||||
Số câu | 2 | 1 | 1 | 4 | ||||||||
Số điểm | 1.0 | 1.5 | 0.5 | 3.0 | ||||||||
ĐL phản xạ ánh sáng – Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng | Nêu được định luật phản xạ ánh sáng Tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng | Chỉ ra được trên hình vẽ hoặc trong thí nghiệm đâu là điểm tới, tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ. | Vẽ ảnh của vật tạo bởi gương phẳng. Tính được giá trị góc tới, góc phản xạ | Vẽ được vị trí đặt gương, phương và chiều của tia tới hay tia phản xạ theo yêu cầu của đề bài | ||||||||
Số câu: | 1 | 1 | 1 | 0.5 | 0.5 | 4 | ||||||
Số điểm: | 0.5 | 1.0 | 0.5 | 1.0 | 1.0 | 4.0 | ||||||
Gương cầu lồi, gương cầu lõm | Tính chất ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi, gương cầu lõm Tác dụng biến đổi chùm tia sáng khi tới bề mặt gương cầu lồi và gương cầu lõm. | So sánh ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm. So sánh Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi, gương phẳng. | Giải thích việc ứng dụng gương cầu lồi trên xe ô tô, chỗ đường cong bị che khuất Giải thích các ứng dụng của gương cầu lõm và vận dụng thực tế đời sống. | |||||||||
Số câu: | 1 | 1 | 1 | 3 | ||||||||
Số điểm: | 0.5 | 1.5 | 1.0 | 3.0 | ||||||||
Tổng câu | 4 | 4 | 1.5 | 0.5 | 10 | |||||||
Tổng điểm | 4.0 | 3 | 2.0 | 1.0 | 10.0 | |||||||