Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm học 2023 - 2024 đã được cập nhật đầy đủ đáp án. Đề thi này bao gồm nhiều câu hỏi về các tác phẩm văn học, từ vựng, ngữ pháp và kĩ năng viết văn. Học sinh sẽ được yêu cầu đọc và hiểu các đoạn văn ngắn, cũng như phân tích các chủ đề và ý nghĩa của chúng.
Mục lục bài viết
1. Nội dung ôn tập học kì 1 Ngữ văn 9:
Các loại truyện thơ Nôm được viết bằng chữ Nôm và thường được viết dưới dạng thể thơ lục bát. Ngoài ra, loại truyện thơ này còn có thể được viết bằng các thể thơ khác, tùy thuộc vào tác giả.
Tham luận là một loại văn bản có hình thức giống với văn nghị luận. Tuy nhiên, nó có tác dụng đưa ra một quan điểm hay là một ý kiến nào đó. Ngoài ra, tham luận còn có tính thời sự, tính tham khảo, tính phản biện và đề xuất. Thường thì tham luận được sử dụng trong các buổi hội nghị hoặc hội thảo với tính chất tương đối trang trọng.
Truyện truyền kì là một loại hình tự sự bằng văn xuôi, thuộc thể loại văn học viết. Loại truyện này thường kể về các chuyện kỳ ngộ và thật lạ lùng, mang đến cho độc giả cảm giác tò mò và hứng thú.
Trong tiểu thuyết chương hồi, câu chuyện rất dài và phải được chia ra làm nhiều đoạn, kể lại từng phần khác nhau. Bằng cách này, tác giả có thể tạo ra sự hấp dẫn và kích thích sự tò mò của độc giả.
Tùy bút là một thể loại văn bản thuộc loại hình ký, trong đó tác giả có ghi chép lại các sự việc được quan sát và suy ngẫm về cảnh vật, con người xung quanh một cách trung thực. Tùy bút có thể được viết dưới dạng văn bản ngắn hoặc dài, tùy thuộc vào nội dung mà tác giả muốn truyền tải.
2. Ma trận ôn tập học kì 1 Ngữ văn 9:
Mức độ Lĩnh vựcnội dung | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Tổng số |
I. Đọc hiểuTiêu chí lựa chọn ngữ liệu: Đoạn văn bản | – Tên văn bản, tác giả.- Nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ- Các BPTT từ vựng- Phương thức biểu đạt.- Các phương châm hội thoại. | – Hiểu được tác dụng của biện pháp tu từ.- Nghĩa của câu văn;- Hiểu nội dung của đoạn trích | Trình bày quan điểm, suy nghĩ về một vấn đề đặt ra trong đoạn trích. | ||
– Số câu- Số điểm- Tỉ lệ | 33.030 % | 11.010% | 11.010 % | 55.050% | |
II. Tạo lập | Viết bài văn thuyết minh | ||||
– Số câu- Số điểm- Tỉ lệ | 15.050% | 15.050% | |||
Tổng số câuSố điểmTỉ lệ | 33.030% | 11.010% | 11.010% | 15.050% | 610.0100% |
3. Đề thi học kì 1 Ngữ văn 9 năm học 2024 – 2025 có đáp án:
3.1. Câu hỏi:
Phần I
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ
Chân trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
(Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)
1. Đoạn thơ nằm trong tác phẩm nào? Của ai?
2. Tìm hai điển cố trong đoạn thơ và nêu hiệu quả nghệ thuật của cách sử dụng điển cố đó?
3. Trong đoạn thơ trên, tại sao khi nói tới nỗi nhớ của Kiều hướng tới Kim Trọng, tác giả sử dụng từ “tưởng”, còn khi nói tới nỗi nhớ của Kiều dành cho cha mẹ, nhà thơ lại dùng từ “xót”
4. Viết một đoạn văn khoảng 12- 15 câu theo phép lập luận quy nạp làm rõ những phẩm chất của Kiều được thể hiện ở đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu bị động (gạch dưới câu bị động)
Phần II
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
… Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.
– Tôi sẽ mang về trao tận tay cháu.
Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi.
(Trích Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)
1. Người kể chuyện trong đoạn trích trên là ai? Cách chọn vai kể như vậy có tác dụng gì?
2. Cụm từ “nhắm mắt đi xuôi” trong đoạn văn trên có ý nghĩa gì? Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn này.
3. Bằng đoạn văn ngắn, hãy nêu ý nghĩa của hình tượng chiếc lược ngà trong đoạn trích trên.
3.2. Đáp án:
Phần I (6 điểm)
Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm Kiều ở lầu Ngưng Bích, của tác giả Nguyễn Du (1 điểm)
Hai điển tích điển cố được sử dụng:
Quạt nồng ấp lạnh: điển tích miêu tả về người con có hiếu, luôn phụng dưỡng cha mẹ, trong mùa hè nóng bức, quạt giúp cha mẹ được ngủ ngon, trong mùa đông lạnh giá, con vào nằm trên giường trước để giữ ấm (0,25 điểm)
Sân Lai: điển tích kể về sân nhà của Lão Tử, một người nước Sở thời Xuân Thu, rất có hiếu với cha mẹ, dù đã già mà vẫn nhảy múa ngoài sân để cha mẹ xem và làm cho cha mẹ vui. (0,25 điểm)
Điển tích được sử dụng để thể hiện, nhấn mạnh nỗi nhớ nhà, mong muốn về nhà, lo lắng cho cha mẹ của Thúy Kiều (0,5 điểm)
Nỗi nhớ của Kiều dành cho Kim Trọng được diễn tả bằng động từ “tưởng” (hồi tưởng, nhớ lại) để nói về những kỉ niệm đẹp trong quá khứ. Trong nỗi nhớ của Thúy Kiều về tình yêu đẹp còn có cả hình dung về không gian đêm trăng, sự khắc khoải trông chờ của Kim Trọng khi trở lại vườn Thúy… Tưởng là vừa nhớ, vừa hoài niệm. (0,5 điểm)
Nhớ về cha mẹ của Nguyễn Du được miêu tả bằng từ “xót” để thể hiện nỗi khổ tâm đau xót của người con giàu lòng vị tha hiếu thảo khi không chăm sóc được cha mẹ. (0,5 điểm)
Viết đoạn văn
Nỗi nhớ Kim Trọng (1 điểm)
Chữ “tưởng” nhớ lại, hồi tưởng lại
Nhớ đêm trăng thề nguyền
Nhớ về Kim Trọng nên đau đớn hình dùng ra khi chàng trở về không hề biết Kiều đã bán mình chuộc cha
Động từ “gột rửa” diễn tả tấm lòng son sắt, thủy chung của mối tình đầu, nhưng cũng xót thương cho tấm thân không còn gột rửa được nữa
→ Nỗi nhớ người yêu tha thiết, đau đáu
Nỗi nhớ cha mẹ (1 điểm)
Sử dụng thành ngữ, điển tích, điểm cố để nói tới nỗi nhớ cha mẹ
Kiều xót xa khi nghĩ tới cảnh cha mẹ già yếu mà hằng ngày vẫn tựa cửa ngóng tin con
Kiều lo lắng cho cha mẹ khi cha mẹ đã già không biết có ai chăm sóc, giúp đỡ
→ Kiều là người con hiếu thảo, đầy tình nghĩa
Câu bị động được sử dụng (0,5 điểm)
Sử dụng ngôn ngữ sáng tạo hơn để văn bản sâu sắc hơn (0,5 điểm)
Trình bày sạch đẹp, đầy đủ ý (0,5 điểm)
Phần II (4 điểm)
Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ nhất – nhân vật ông Ba kể chuyện, xưng “tôi”. Ngôi kể này có tác dụng tạo ra độ chính xác, tin tưởng cao, khi nhân vật trực tiếp thuật lại câu chuyện bản thân chứng kiến.
Cụm từ “nhắm mắt đi xuôi” để chỉ cái chết nhẹ nhàng, thanh thản (0,5 điểm)
Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn “Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi”: biện pháp nói giảm nói tránh được sử dụng nhằm giảm bớt sắc thái đau đớn khi diễn tả cái chết của ông Sáu (0,5 điểm)
Ý nghĩa hình tượng chiếc lược ngà
Chiếc lược ngà ở đây được lựa chọn làm tên nhan đề tác phẩm. Câu chuyện cảm động về tình cha con giữa ông Sáu và bé Thu được trong hoàn cảnh chiến tranh đã làm rõ tư tưởng của tác phẩm (0,5 điểm)
Trước khi trở về mặt trận, ông Sáu hứa tặng bé Thu chiếc lược ngà. Tóm tắt lại nội dung câu chuyện (0,25 điểm)
Chiếc lược ngà là tất cả tình cảm, sự yêu thương và hối hận của ông Sáu dành cho con. “Anh cưa từng chiếc răng lược tỉ mỉ thận trọng cố công như người thợ bạc, gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét ‘Yêu nhớ tặng Thu con của ba’” (0,25 điểm)
Chiếc lược ngà như gỡ rối được một phần tâm trạng của ông Sáu, trở thành biểu tượng của tình thương con, chăm sóc cho con, nỗi nhớ mong con gái của ông Sáu (0,25 điểm)
Ông Sáu đã hi sinh mà vẫn không kịp trao tận tay con chiếc lược ngà. Điều này đã gây xúc động trong lòng người đọc và tố cáo chiến tranh chia cắt tình thân, gây ra nhiều đau đớn. (0,25 điểm)
Vì những ý nghĩa sâu sắc về mặt nội dung và hình thức, chiếc lược ngà trở thành biểu tượng đẹp đẽ về tình phụ tử, để lại ấn tượng sâu đậm cho người đọc. (0,5 điểm)
Bố cục khoa học, không mắc lỗi chính tả, và sáng rõ trong trình bày. (0,5 điểm)
4. Đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 9:
4.1. Phương châm hội thoại:
Phương châm về lượng | Nội dung lời nói cần thiết, đáp ứng yêu cầu cuộc giao tiếp. |
Phương châm về chất | Không nói những điều mà không tin là đúng hay không có bằng chứng. |
4.2. Thuật ngữ:
– Là từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, dùng trong văn bản khoa học, công nghệ.
– Mỗi thuật ngữ biểu thị một khái niệm trong lĩnh vực khoa học, công nghệ.
– Thuật ngữ không biểu cảm.
4.3. Tổng kết về từ vựng:
Khái niệm | Ví dụ |
Từ đơn | Từ chỉ bằng một tiếng. |
Từ phức | Từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên. |
Từ ghép | Từ cấu tạo từ hai tiếng trở lên, có thể là từ ghép chính phụ hoặc đẳng lập. |
Từ láy | Từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên, chỉ có một phần nguyên âm hoặc phụ âm được láy giống nhau. Phân loại: từ láy toàn bộ hoặc từ láy bộ phận. |
Thành ngữ | Cụm từ cố định biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. |
Từ nhiều nghĩa | Từ có một nghĩa gốc và một hoặc một số nghĩa chuyển, liên quan đến nhau. |
Từ đồng âm | Những từ có âm thanh giống nhau nhưng nghĩa khác nhau. |
Từ đồng nghĩa | Những từ có nghĩa giống hoặc gần giống nhau. Phân loại: đồng nghĩa hoàn toàn hoặc không hoàn toàn. |
Từ trái nghĩa | Những từ có nghĩa trái ngược nhau. |
4.4. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống:
a) Mở bài:
– Giới thiệu vấn đề nghị luận đó và đặt ra ở đề bài: hiện tượng đời sống mà đề bài muốn đề cập.
b) Thân bài:
– Mô tả được hiện tượng đời sống được nêu sẵn ở đề bài, đồng thời phân tích được những nguyên nhân cũng như tác hại của nó.
– Đề xuất lên những giải pháp: Đối với bản thân, bạn bè, gia đình, xã hội,…
c) Kết bài:
– Tổng quát về hiện tượng đời sống đã bàn và lời nhắn gửi đến tất cả mọi người.