Đây là đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 cho năm học 2023 - 2024. Bài thi bao gồm nhiều câu hỏi khác nhau về các tác phẩm văn học đã học trong kỳ. Các câu hỏi này sẽ kiểm tra khả năng hiểu và phân tích của học sinh về những tác phẩm đó.
Mục lục bài viết
1. Ôn thi học kì 1 Ngữ văn 7:
Để có thể ôn tập hiệu quả cho kì thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7, học sinh cần thực hiện các bước sau:
– Xem lại chương trình học đã được giảng dạy trong suốt học kì 1 để đảm bảo đã nắm vững kiến thức cơ bản.
– Tập trung vào các chủ đề được giáo viên nhấn mạnh trong lớp, đặc biệt là những khái niệm, định nghĩa và các ví dụ minh họa liên quan.
– Làm lại bài tập và bài kiểm tra đã được giáo viên giao để củng cố kiến thức và nắm chắc những điểm yếu của bản thân.
– Đọc lại các tác phẩm văn học đã học trong kì, tìm hiểu thêm về tác giả, thời đại, tình huống, tác phẩm để có thể trả lời các câu hỏi phân tích, nhận xét về tác phẩm đó.
– Luyện tập viết bài văn bằng cách đặt ra đề bài và viết bài trên giấy, sau đó nhờ giáo viên hoặc bạn bè góp ý để cải thiện bài viết. Chúc các em ôn tập hiệu quả và đạt kết quả tốt trong kì thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7!
2. Đề thi học kì 1 Ngữ văn 7 năm học 2024 – 2025 có đáp án:
2.1. Đề 1:
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
CHIẾC BÁNH MÌ CHÁY
Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xén bình thường mà cháy đen như than. Tôi ngồi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng và lên tiếng hay không.
Nhưng cha tôi chỉ ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như những việc ở trường học như mọi hôm. Tôi không còn nhớ tôi đã nói gì với ông hôm đó, nhưng tôi nhớ đã nghe mẹ tôi xin lỗi ông vì đã làm cháy bánh mì.
Và tôi không bao giờ quên được những gì cha tôi nói với mẹ tôi: “Em à, anh thích bánh mì cháy mà.”
Đêm đó, tôi đến bên chúc cha tôi ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh mì cháy. Cha tôi khoác tay qua vai tôi và nói:
“Mẹ con đã làm việc rất vất vả cả ngày và mẹ rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai trách móc cay nghiệt đấy.”
Rồi ông nói tiếp: “Con biết đó, cuộc đời đầy rẫy những thứ không hoàn hảo và những con người không toàn vẹn. Cha cũng khá tệ trong rất nhiều việc, chẳng hạn như cha chẳng thể nhớ được sinh nhật hay ngày kỷ niệm như một số người khác.
Điều mà cha học được qua nhiều năm tháng, đó là học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. Đó là chìa khóa quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành, bền vững con ạ.
Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó.”
Câu 1 (1 điểm):Xác định chủ đề và phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2 (1 điểm): Tìm trạng ngữ là cụm danh từ trong câu dưới đây. Xác định danh từ trung tâm và thành tố phụ là cụm chủ – vị trong mỗi cụm danh từ đó.
Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét.
Câu 3 (1 điểm):“Mẹ con đã làm việc rất vất vả cả ngày và mẹ rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai trách móc cay nghiệt đấy.”. Em hiểu gì về người cha qua câu nói trên của ông với đứa con?
Câu 4 (2 điểm): Những bức thông điệp có ý nghĩa nhất mà em nhận được từ truyện trên.
Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)
Viết bài văn thuyết minh về một số quy tắc, luật lệ cho một hoạt động hay trò chơi mà em biết.
* Đáp án:
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 | – Chủ đề: gia đình. – Phương thức biểu đạt chính: tự sự. | 0,5 điểm 0,5 điểm |
Câu 2 | – Trạng ngữ là cụm danh từ: Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó. – DTTT: tôi. – Thành tố phụ là cụm C – V: Khi tôi // lên 8 hay 9 tuổi gì đó. CV | 1 điểm |
Câu 3 | – HS có thể nêu cách hiểu khác nhau theo quan điểm của cá nhân, nhưng cần đảm bảo ý: Những lời người cha nói với con đó là những lời dạy bảo con nhẹ nhàng mà sâu sắc, nhắc nhở con trai hãy trân trọng những việc không hoàn hảo mà người khác dành cho mình. Hãy sống thật bao dung để cuộc đời được thanh thản. => Có thể thấy đây là người cha dịu dàng, ấm áp, biết yêu thương, trân trọng những điều bình dị, chưa hoàn hảo trong cuộc sống mà người khác dành cho mình. | 1 điểm |
Câu 4 | – Thông điệp của câu chuyện: hãy biết yêu thương, trân trọng những điều người khác dành cho mình dù nó chưa hoàn hảo; biết chấp nhận sai sót của người khác vì cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu; hãy yêu quý những người cư xử tốt với mình và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó. | 2 điểm |
Phần 2: Tạo lập văn bản
Hình thức |
|
|
| Đảm bảo bố cục 3 phần |
|
| Trình bày sạch, theo dõi được |
|
| Xác định đúng yêu cầu đề và cấu trúc của bài văn thuyết minh, đảm bảo bố cục mạch lạc, tri thức chính xác, cô đọng, kết hợp miêu tả sinh động hấp dẫn. | 1 điểm |
Nội dung |
| 4 điểm |
a) Mở bài | – Giới thiệu hoạt động hay trò chơi mà em biết. | 0,5 điểm |
b)Thân bài | HS có thể thuyết minh theo nhiều cách khác nhau nhưng vẫn đảm bảo được các yêu cầu sau: – Giới thiệu chi tiết các quy tắc, luật lệ của hoạt động/ trò chơi theo một trật tự nhất định: + Miêu tả cách chơi (quy tắc). + Miêu tả luật chơi. + Nêu tác dụng của trò chơi. + Nêu ý nghĩa của trò chơi. |
3 điểm |
c) Kết bài | – Nêu giá trị và ý nghĩa của hoạt động/ trò chơi đó. | 0,5 điểm |
2.2. Đề 2:
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Chót trên cành cao vót
Mấy quả sấu con con
Như mấy chiếc khuy lục
Trên áo trời xanh non.
Trời rộng lớn muôn trùng
Đóng khung vào cửa sổ
Làm mấy quả sấu tơ
Càng nhỏ xinh hơn nữa.
Trái con chưa đủ nặng
Để đeo oằn nhánh cong.
Nhánh hãy giơ lên thẳng
Trông ngây thơ lạ lùng.
Cứ như thế trên trời
Giữa vô biên sáng nắng
Mấy chú quả sấu non
Giỡn cả cùng mây trắng
Mấy hôm trước còn hoa
Mới thơm đây ngào ngạt,
Thoáng như một nghi ngờ,
Trái đã liền có thật.
Ôi! từ không đến có
Xảy ra như thế nào?
Nay má hây hây gió
Trên lá xanh rào rào.
Một ngày một lớn hơn
Nấn từng vòng nhựa một
Một sắc nhựa chua giòn
Ôm đọng tròn quanh hột…
Trái non như thách thức
Trăm thứ giặc, thứ sâu,
Thách kẻ thù sự sống
Phá đời không dễ đâu!
Chao! cái quả sâu non
Chưa ăn mà đã giòn,
Nó lớn như trời vậy,
Và sẽ thành ngọt ngon.
(Trích trong tập“Tôi giàu đôi mắt” (1970), trong “Những tác phẩm thơ tiêu biểu và nổi tiếng”, Xuân Diệu)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1: Bài thơ trên viết theo thể thơ nào?
A. Bốn chữ
B. Năm chữ
C. Bảy chữ
D. Tám chữ
Câu 2: Trong bài thơ có sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. So sánh
B. Nhân hóa và So sánh
C. Nhân hóa và Ẩn dụ
D. So sánh, Nhân hóa, Ẩn dụ.
Câu 3: Trong bốn khổ thơ đầu, nhà thơ đã miêu tả những quả sấu non bằng những hình ảnh nào?
A. Những quả sấu non như những chiếc khuy lục, nhỏ xinh, ngây thơ, đũa giỡn cùng mây trắng.
B. Những quả sấu non nhỏ xinh, ngây thơ.
C. Những quả sâu non nhí nhảnh.
D. Những quả sâu non như chiếc khuy lục.
Câu 4: Tại sao tác giả lại cảm thấy những quả sấu tơ “Càng nhỏ xinh hơn nữa”?
A. Vì chúng ở trên cao.
B. Vì chúng là những quả sấu non.
C. Vì chúng chưa lớn.
D. Vì chúng là “khuy lục” của áo trời mà trời thì rộng lớn.
Câu 5: Em hiểu từ “Giỡn” trong câu thơ “Giỡn cả cùng mây trắng” có nghĩa là gì?
A. Vui
B. Đùa
C. Chơi
D. Nghịch
Câu 6: Cảm xúc của tác giả về sự sinh thành từ hoa đến trái của quả sấu là cảm xúc gì?
A. Vui sướng
B. Bất ngờ
C. Ngạc nhiên và thích thú
D. Phấn khởi
Câu 7: Khi gọi tên quả sấu bằng những tên khác nhau “quả sấu con con”, “quả sấu tơ”, “trái con”, “mấy chú quả sấu con” tác giả muốn thể hiện dụng ý gì?
A. Thể hiện những quả sấu còn non, nhỏ bé, xinh xắn, ngây thơ, vui nhộn.
B. Thể hiện sự gần gũi.
C. Thể hiện sự vui đùa.
D. Thể hiện thân thiết.
Câu 8: Nhận xét nào sau đây nói đúng nhất nội dung của bài thơ trên?
A. Miêu tả quả sấu non trên cao.
B. Miêu tả quá trình phát triển của quả sấu.
C. Miêu tả sức sống kì diệu của quả sấu.
D. Miêu tả quả sấu non và sức sống kì diệu, mạnh mẽ của nó. Qua đó, tác giả cho người đọc hiểu được sức sống mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam trước kẻ thù xâm lược.
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 9: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau và cho biêt tác dụng của biện pháp tu từ ấy?
Trái non như thách thức
Trăm thứ giặc, thứ sâu,
Thách kẻ thù sự sống
Phá đời không dễ đâu!
Câu 10: Qua bài thơ, tác giả muốn nhắn nhủ tới người đọc điều gì?
II. VIẾT (4.0 điểm)
Phát biểu cảm nghĩ về một người thân của em.
* Đáp án:
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
| ĐỌC HIỂU | 6,0 |
| 1 | B | 0,5 |
2 | D | 0,5 | |
3 | A | 0,5 | |
4 | D | 0,5 | |
5 | B | 0,5 | |
6 | C | 0,5 | |
7 | A | 0,5 | |
8 | D | 0,5 | |
9 | – Xác định được biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ: + So sánh: Trái non như thách thức + Nhân hóa: Thách thức + Ẩn dụ: Trăm thứ giặc thứ sâu – chỉ kẻ thù xâm lược – Tác dụng: Quả sâu non không sợ loài giặc loài sâu nào cứ lên, cứ trở thành ngon ngọt. Đó là sức sống kì diệu mạnh mẽ của nó. Qua đó, tác giả cho ta hiểu một chân lí lớn lao: không một loài sâu bọ, không một thứ giặc nào có thể hủy diệt hay chiến thắng sự sống. Mọi cuộc bắn phá ném bom rồi cũng sẽ thất bại, không thể phá được cuộc sống vĩ đại của dân tộc Việt Nam. | 1,0
| |
10 | -HS nêu được lời nhắn nhủ mà tác giả muốn gửi tới người đọc: Qua hình ảnh quả sấu non, nhà thơ muốn giáo dục lòng yêu thiên nhiên say mê, khám phá những bí ẩn của tự nhiên xung quanh và lòng tự hào về cuộc sống dân tộc.
| 1,0 | |
II |
| VIẾT | 4,0 |
| a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: Mở bài nêu được đối tượng biểu cảm là người thân trong gia đình và ấn tượng ban đầu về người đó. Thân bài nêu được những đặc điểm nổi bật khiến người thân ấy để lại ấn tượng sâu đậm trong em. Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ đối với người thân đó. Kết bài khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của em đối với người thân đó. | 0,25 | |
| b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Cảm nghĩ về một người thân. | 0,25 | |
| c. Cảm nghĩ về người thân. * Giới thiệu được người thân và tình cảm với người đó. * Biểu cảm về người thân: – Nét nổi bật về ngoại hình. – Vai trò của người thân và mối quan hệ đối với người xung quanh. * Kỉ niệm đáng nhớ nhất giữa em và người thân, biểu cảm về người đó. * Tình cảm của em với người thân. | 2.5 | |
| – Biểu cảm về vai trò của người đó đối với mình . | ||
| d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0,5 | |
| e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cảm xúc chân thành, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về đối tượng biểu cảm. | 0,5 |
3. Ma trận đề thi học kì 1 Ngữ văn 7:
Mức độ
Lĩnh vực nội dung |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
Tổng số |
I. Đọc hiểu Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: Đoạn văn bản/văn bản | – Đặc điểm văn bản – đoạn trích (phương thức biểu đạt/ngôi kể/ nhân vật) – Từ và cấu tạo từ (quan hệ từ, đại từ, từ láy , từ ghép) | Văn bản (Nội dung của đoạn trích/đặc điểm nhân vật)
| Bày tỏ ý kiến/ cảm nhận của cá nhân về vấn đề (từ đoạn trích). |
|
|
– Số câu – Số điểm – Tỉ lệ | 1 3.0 30 % | 1 1.0 10% | 1 1.0 10 % |
| 3 5.0 50% |
II. Làm văn |
|
|
| Viết bài văn biểu cảm |
|
– Số câu – Số điểm – Tỉ lệ |
|
|
| 1 5.0 50% | 1 5.0 50% |
Tổng số câu Số điểm Tỉ lệ
| 1 3.0 30% | 1 1.0 10% | 1 1.0 10% | 1 5.0 50%
| 4 10.0 100% |