Nhằm giúp các bạn học sinh có nhiều kiến thức và nắm vững nội dung bài học, bài viết dưới đây chúng mình gửi đến bạn đọc bài viết Đề thi học kì 1 Ngữ văn 6 năm học 2024 - 2025 có đáp án. Cùng tham khảo bài viết của chúng mình nhé.
Mục lục bài viết
1. Đề thi học kì 1 Ngữ văn 6 năm học 2024 – 2025 có đáp án – đề 1:
I/ PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
NGƯỜI ĂN XIN
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:
– Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
– Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.
(Theo Tuốc- ghê- nhép)
Câu 1: (0,5 điểm)
Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?
Câu 2: (0,5 điểm)
Người ăn xin được miêu tả qua những chi tiết nào nào?
Câu 3: (0,5 điểm)
Tìm trong đoạn 1 của văn bản : 01 từ láy và 1 từ ghép?
Câu 4: (0,75 điểm)
Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó?
Câu 5 (0,75 điểm).
Qua câu chuyện, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì tới độc giả?
Câu 6 (1,0 điểm).
Từ câu chuyện trên, em hãy trình bày suy nghĩ của em về tình yêu thương, sự sẻ chia trong cuộc sống.
III/ LÀM VĂN (6,0 điểm)
Em hãy kể lại một trải nghiệm sâu sắc về người bạn thân khiến em xúc động và nhớ mãi./.
Đáp án
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | Phần đọc hiểu | 4,0 | |
1 | – Ngôi kể thứ ba | 0,5 | |
2 | – Người ăn xin “đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi”. | 0,5 | |
3 | Yêu cầu HS chỉ ra đúng 02 từ láy, 02 từ ghép: – Từ láy: giàn giụa; tả tơi. – Từ ghép: đỏ hoe, tái nhợt, áo quần,… | 0,25 0,25 | |
4 | – Đây là dạng câu hỏi mở, mỗi học sinh có nhiều cách giải thích khác nhau nhưng cần diễn đạt hợp lí, phù hợp dựa trên nội dung văn bản. Giám khảo căn cứ để cho điểm tối đa. Gợi ý: Vì cậu bé nhận được lời cảm ơn từ ông lão và ông lão nhận được sự đồng cảm, yêu thương từ cậu bé. | 0,25 0,5 | |
5 | – Đây là dạng câu hỏi mở, mỗi học sinh có nhiều cách giải thích khác nhau nhưng cần diễn đạt hợp lí, phù hợp dựa trên nội dung văn bản. Giám khảo căn cứ để cho điểm tối đa. Gợi ý: Cần yêu thương, chia sẽ đồng cảm với mọi người đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh.. | 0,25 0,25 0,25 | |
6 | – Đây là dạng câu hỏi mở, mỗi học sinh có nhiều cách giải thích khác nhau nhưng cần diễn đạt hợp lí, phù hợp dựa trên nội dung văn bản. Giám khảo căn cứ để cho điểm tối đa. Gợi ý:- Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, chúng ta nên yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ họ – Khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn. – Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn. | 0,5 0,5 | |
II | Làm văn | 6,0 | |
Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em. | |||
a/ Đảm bảo cấu trúc của bài văn với các phần Mở bài, Thân bài, kết bài theo yêu cầu | 0,5 | ||
b/ Xác định đúng vấn đề | 0,5 | ||
c/ Triển khai các vấn đề theo yêu cầu: | |||
a. Mở bài: Giới thiệu nhân vật và trải nghiệm: Người bạn thân tên là gì, bạn thân từ bé hay mới quen biết; trải nghiệm gì sâu sắc về tình bạn: về món quà bạn tặng và lời nói chia tay bất ngờ b. Thân bài: – Kể khái quát những đặc điểm, ngoại hình, tính cách của bạn – Kể lại kỉ niệm về người bạn thân khiến em xúc động, nhớ mãi: diễn biến của câu chuyện theo trình nhất định (tự thời gian, không gian, các sự việc đã sắp xếp theo trình tự hợp lí chưa, làm nổi bật nhân vật, sự việc chính) + Kỉ niệm gì? (chọn bất kì một kỉ niệm sâu sắc như được bạn giúp đỡ, mắc lỗi với bạn, hiểu lầm, hoặc được bạn tặng món quà ấp ủ từ lâu… + Kỉ niệm diễn ra theo trình tự thời gian: trong buổi tổng kết năm học lớp 5, lúc nhặt cánh phượng làm trò chơi, lúc bạn tặng truyện, chia tay… + Không gian: sân trường, ghế đá, hoa phượng rơi…. + Kỉ niệm ấy diễn ra như thế nào? (em rơi vào hoàn cảnh nào? Bạn đã làm gì cho em hoặc ngược lại, để em cảm nhận được tình bạn. Biết bộ lộ cảm xúc của mình về trước, trong, sau khi sự việc diễn ra. – Bài học sâu sắc nhận ra: Ý nghĩa của tình bạn là yêu thương, chia sẻ, chấp nhận sự khắc nghiệt của hoàn cảnh, biết ước mơ hướng tới tương lai tốt đẹp c. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người bạn thân và kỉ niệm. | 0,5 0,5 2,0 0,5 | ||
* Yêu cầu HS phải biết lựa chọn kỉ niệm sao cho đặc sắc nhất. Bài viết có sử dụng ngôi kể hợp lí, có kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm phù hợp. | |||
d/ Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo quy tắc chính tả, ngữ pháp e/ Sáng tạo: Biết so sánh, vận dụng, liên hệ một cách thuyết phục . Văn viết giàu hình ảnh cảm xúc | 0,5 1,0 |
2. Đề thi học kì 1 Ngữ văn 6 năm học 2024 – 2025 có đáp án – đề 2:
Bức tranh quê
Quê hương đẹp mãi trong tôi
Dòng sông bên lở bên bồi uốn quanh
Cánh cò bay lượn chòng chành
Đàn bò gặm cỏ đồng xanh mượt mà
Sáo diều trong gió ngân nga
Bình yên thanh đạm chan hòa yêu thương
Bức tranh đẹp tựa thiên đường
Hồn thơ trỗi dậy nặng vương nghĩa tình.
(Thu Hà)
Câu 1. Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau:
1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ lục bát.
B. Thơ song thất lục bát.
C. Thơ tự do.
D. Thơ sáu chữ,
2. Chủ đề của đoạn thơ là gì?
A. Tình cảm gia đình.
B. Tình yêu quê hương đất nước.
C. Tình yêu thiên nhiên.
D. Tình yêu đôi lứa.
3. Từ nào sau đây không phải là từ láy?
A. chòng chành
B. ngân nga
C. mượt mà
D. thanh đạm
4. Những hình ảnh nào sau đây không được nhắc đến trong bài thơ.
A. dòng sông.
B. cánh cò.
D. đàn bò.
D. bờ đê.
5. Từ trỗi dậy thuộc từ loại nào?
A. động từ.
B. Tính từ.
D. Tính từ.
C. quan hệ từ.
6. Câu thơ Bình yên thanh đạm chan hòa yêu thương có mấy từ ghép
A. 3 từ.
B. 4 từ.
D. 5 từ.
C. 6 từ.
Câu 2. Gọi tên và chỉ ra các vế của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ sau:
Bức tranh đẹp tựa thiên đường
Câu 3. Viết 1 đoạn văn (khoảng 7 – 10 dòng) miêu tả một cảnh đẹp quê hương em, trong đoạn văn có sử dụng một biện pháp tu từ đã học. (Chỉ rõ biện pháp tu từ đã sử dụng).
Đáp án
Nội dung đáp án | Điểm | ||||||||||||||
Câu 1. Mỗi ý đúng HS được 0,5 điểm.
. | 3,0 | ||||||||||||||
Câu 2. – Biện pháp nghệ thuật so sánh. – Bức tranh (vế A) so sánh với thiên đường (vế B); từ so sánh: tựa; phương diện so sánh: đẹp. | 3,0 | ||||||||||||||
Câu 3. | 4,0 | ||||||||||||||
a. Đảm bảo thể thức, dung lượng yêu cầu của một đoạn văn. | 0,25 | ||||||||||||||
b. Xác định đúng nội dung chủ yếu cần miêu tả, sử dụng hợp lí biện pháp tu từ. | 0,25 | ||||||||||||||
c. Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn. Có thể viết đoạn văn theo hướng sau: Quê hương em thật là đẹp. Buổi sớm mai trên con đường quê hương yên bình đến lạ. Làn sương mỏng manh vẫn còn vương trong không gian. Trên cao, tiếng mấy nàng chích chòe, chị sáo sậu hót vang chào ngày mới, làn gió nhẹ lay động khóm tre cuối làng. Xa xa, Cánh đồng mênh mông, mang một màu xanh mướt tựa tấm lụa đào, trải dài tít tắp tới phía cuối chân trời. Bao chị cò trắng cần mẫn kiếm mồi, mấy chú chim chích cũng tranh thủ làm tổ trên những khóm lúa của đồng quê. Bầu không gian buổi sớm thật trong lành, thanh bình và dễ chịu. Yêu lắm! Quê hương tôi! – Chỉ ra các biện pháp tu từ: + Nhân hóa: Bao chị cò trắng cần mẫn kiếm mồi… + So sánh: Cánh đồng mênh mông, mang một màu xanh mướt tựa tấm lụa đào, trải dài tít tắp tới phía cuối chân trời. | 3,0 | ||||||||||||||
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, vận dụng tốt tri thức đã học. | 0,25 | ||||||||||||||
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt. | 0,25 |
3. Ma trận Đề thi học kì 1 Ngữ văn 6:
TT | Kĩ năng | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1 | Đọc hiểu | Truyện dân gian (truyền thuyết, cổ tích).. | 4 | 0 | 4 | 0 | 0 | 2 | 0 | 60 | |
Truyện đồng thoại, truyện ngắn | |||||||||||
2 | Viết | Kể lại một trải nghiệm của bản thân. | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Kể lại truyền thuyết hoặc cổ tích | |||||||||||
Tổng | 20 | 5 | 20 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100% | ||
Tỉ lệ % | 25% | 35% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |