Nhằm giúp các bạn học sinh có nhiều kiến thức và nắm vững nội dung bài học, bài viết dưới đây chúng minh gửi đến bạn đọc bài viết Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 6 2024 - 2025 có đáp án. Cùng tham khảo bài viết của chúng mình nhé.
Mục lục bài viết
1. Mẹo ôn thi môn Khoa học tự nhiên đạt điểm cao:
– Nắm vững kiến thức cơ bản:
Sau khi học trên lớp, học sinh nên ôn lại những kiến thức này ở nhà. Tự học lại những kiến thức còn yếu và bổ sung những kiến thức còn thiếu để không bị mất kiến thức gốc. Qua đó sẽ giúp học sinh không bị bỡ ngỡ, lúng túng khi làm các dạng bài mới, lạ.
– Củng cố kiến thức với các dạng bài quan trọng:
Cùng với việc nắm vững kiến thức cơ bản, học sinh cũng cần thường xuyên luyện tập với các bài tập trong sách giáo khoa hoặc sách bài tập. Việc luyện tập với các dạng bài thi quan trọng sẽ giúp các em ghi nhớ kiến thức tốt hơn và thành thạo kỹ năng làm bài.
– Luyện tập các câu hỏi để rèn luyện kỹ năng làm bài:
Trước mỗi kỳ thi, học sinh cần luyện tập các câu hỏi để nắm được cấu trúc đề thi, phạm vi kiến thức, thời gian làm bài. Từ đó, học sinh sẽ rút ra kỹ năng, kinh nghiệm làm bài thi và có kế hoạch ôn tập những kiến thức còn yếu để rút ra điểm khám phá dữ liệu khi làm bài thi chính thức.
2. Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 6 2024 – 2025 có đáp án:
2.1. Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 6 2024 – 2025 có đáp án – đề 1:
Câu 1: Cho các vật thể: ngôi nhà, con gà, cây mít, viên gạch, nước biển, xe máy. Trong các vật thể đã cho, những vật thể do con người tạo ra là
A. ngôi nhà, con gà, xe máy.
B. con gà, nước biển, xe máy.
C. ngôi nhà, viên gạch, xe máy.
D. cây mít, viên gạch, xe máy.
Câu 2: Dựa vào đặc điểm nào của chất lỏng mà ta có thể chứa nước vào các bình chứa có hình dạng khác nhau?
A. Khối lượng xác định.
B. Có thể tích xác định.
C. Dễ chảy.
D. Không có hình dạng xác định mà có hình dạng của vật chứa nó.
Câu 3: Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hóa học?
A. Hòa tan đường vào nước.
B. Đun sôi nước.
C. Cô cạn dung dịch muối ăn để thu được muối rắn.
D. Gỗ cháy thành than.
Câu 4: Khí oxygen chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm thể tích không khí?
A.10%
B. 21%
C. 28%
D. 78%
Câu 5: Tác hại của ô nhiễm không khí đến con người và tự nhiên là
A. Gây ra một số hiện tượng thời tiết xấu: hạn hán, mù quang hóa, mưa acid,…
B. Gây ra một số bệnh như hen suyễn, ung thư phổi,…
C. Hạn chế tầm nhìn khi tham gia giao thông.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 6: Thành phần chính của đá vôi là
A. Sắt
B. Đồng
C. Calcium carbonate
D. Sodium carbonate
Câu 7: Bệnh thiếu máu là do cơ thể thiếu chất khoáng nào?
A. sắt
B. iodine (iot)
C. calcium (canxi)
D. zinc (kẽm)
Câu 8: Nhiệt kế y tế thủy ngân hoạt động dựa trên hiện tượng nào?
A. sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn
B. sự dãn nở vì nhiệt của chất khí
C. sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng
D. A hoặc B
Câu 9: Khi cho bột sắn dây vào nước và khuấy đều, ta thu được
A. dung dịch.
B. huyền phù.
C. dung môi.
D. nhũ tương.
Câu 10: Phương pháp nào được dùng để tách riêng dầu hỏa ra khỏi nước?
A. Dùng nam châm. B. Cô cạn.
C. Chiết. D. Lọc.
Câu 11: Loại tế bào nào sau đây có thể quan sát bằng mắt thường?
A. Tế bào trứng cá B. Tế bào vảy hành
C. Tế bào mô giậu D. Tế bào vi khuẩn
Câu 12: Thành phần nào dưới đây không có ở tế bào nhân thực?
A. Màng nhân B. Vùng nhân
C. Chất tế bào D. Hệ thống nội màng
Câu 13: Sự lớn lên và sinh sản của tế bào có ý nghĩa gì?
A. Tăng kích thước của cơ thể sinh vật
B. Khiến cho sinh vật già đi
C. Tăng kích thước của sinh vật, thay thế các tế bào già, chết và các tế bào bị tổn thương
D. Ngăn chặn sự xâm nhập của các yếu tố từ bên ngoài vào cơ thể
Câu 14: Cơ quan nào sau đây thuộc hệ thần kinh ở người?
A. Tim B. Phổi C. Não D. Dạ dày
Câu 15: Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Tất cả các sinh vật đều là cơ thể đa bào
B. Mô là cấp độ nhỏ hơn để xây dựng lên cấp độ lớn hơn là hệ cơ quan
C. Cơ thể người chỉ có một hệ cơ quan duy nhất suy trì toàn bộ hoạt động sống của cơ thể.
D. Thực vật có hai hệ cơ quan là hệ chồi và hệ rễ
Câu 16: Quan sát hình ảnh trùng roi và trả lời câu hỏi sau.
Thành phần cấu trúc x (có màu xanh) trong hình bên là gì?
A. Lục lạp. B. Nhân tế bào.
C. Không bào. D. Thức ăn.
Câu 17: Việc phân loại thế giới sống có ý nghĩa gì với chúng ta?
(1) Gọi đúng tên sinh vật
(2) Đưa sinh vật vào đúng nhóm phân loại
(3) Thấy được vai trò của sinh vật trong tự nhiên và trong thực tiễn
(4) Xác định được mối quan hệ họ hàng của các sinh vật
A. (1), (2), (3) B. (2), (3), (4)
C. (1), (2), (4) D. (1), (3), (4)
Câu 18: Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây?
A. Loài → Chi (giống) → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới
B. Chi (giống) → Loài → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới
C. Giới → Ngành → Lớp → Bộ → Họ → Chi (giống) → Loài
D. Loài → Chi (giống) → Bộ → Họ → Lớp → Ngành → Giới
Câu 19: Tên khoa học của các loài được hiểu là?
A. Cách gọi truyền thống của người dân bản địa theo vùng miền, quốc gia
B. Tên giống + tên loài + (Tên tác giả, năm công bố)
C. Cách gọi phổ biến của loài có trong danh mục tra cứu
D. Tên loài + tên giống + (Tên tác giả, năm công bố)
Câu 20: Virus gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người, nhóm các bệnh nào dưới đây do virus gây ra?
A. Viêm gan B, AIDS, sởi
B. Tả, sởi, viêm gan A
C. Quai bị, lao phổi, viêm gan B
D. Viêm não Nhật Bản, thủy đậu, viêm da
Câu 21: Một học sinh thả một quả bóng từ trên cao xuống và nhận thấy quả bóng càng rơi, càng chuyển động nhanh lên. Hỏi phát biểu nào sau đây của học sinh này là đúng?
A. Quả bóng không còn chịu tác dụng của lực nào vì tay ta đã thả quả bóng ra.
B. Quả bóng rơi nhanh dần nên phải chịu tác dụng của một lực, lực này chỉ có thể là lực của tay ta.
C. Quả bóng là một vật nặng nên giống như mọi vật nặng khác, khi được thả ra từ trên cao, đều rơi xuống nhanh dần, dù không chịu tác dụng của lực nào.
D. Quả bóng đã được thả ra nên không còn chịu tác dụng của lực tay. Tuy nhiên quả bóng rơi nhanh dần nên phải chịu tác dụng của một lực, lực này không thể là lực của tay ta mà là một lực khác.
Câu 22: Khi chịu tác dụng của lực, vật vừa bị biến dạng, vừa đổi hướng chuyển động. Trường hợp nào sau đây thể hiện điều đó:
A. Khi có gió thổi cành cây đu đưa qua lại.
B. Khi đập mạnh quả bóng vào tường quả bóng bật trở lại.
C. Khi xoay tay lái ô tô đổi hướng chuyển động.
D. Khi có gió thổi hạt mưa bay theo phương xiên.
Câu 23: Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực …. với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.
A. nằm gần nhau
B. cách xa nhau
C. không tiếp xúc
D. có sự tiếp xúc
Câu 24: Lực nào sau đây là lực không tiếp xúc?
A. Lực của bạn Linh tác dụng lên cửa để mở cửa.
B. Lực cùa chân cầu thủ tác dụng lên quả bóng.
C. Lực của Trái Đất tác dụng lên quyển sách đặt trên mặt bàn.
D. Lực của Nam cầm bình nước.
Câu 25: Khi xe đang chuyển động, muốn xe đứng lại, người ta dùng phanh xe để
A. tăng ma sát nghỉ
B. tăng ma sát trượt
C. tăng quán tính
D. tăng ma sát lăn
Câu 26: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ma sát
A. Lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt
B. Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy
C. Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy
D. Lực ma sát lăn cản trở chuyển động của vật này trượt trên vật khác
Câu 27: Một túi đường có khối lượng 2kg thì có trọng lượng gần bằng:
A. P = 2N
B. P = 20N
C. P = 200N
D. P = 2000N
Câu 28: Kết luận nào sai khi nói về trọng lượng của vật?
A. Trọng lượng là cường độ của trọng lực.
B. Trọng lượng của vật tỉ lệ với khối lượng của vật.
C. Có thể xác định trọng lượng của vật bằng lực kế.
D. Trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích vật.
Câu 29: Mặt lốp ô tô, xe máy, xe đạp có khía rãnh để:
A. tăng ma sát
B. giảm ma sát
C. tăng quán tính
D. giảm quán tính
Câu 30: Trong hoạt động Lan cầm lọ hoa, vật nào gây ra lực và vật nào chịu tác dụng của lực?
A. Vật gây ra lực: cánh tay của Lan; vật chịu tác dụng của lực: bình hoa.
B. Vật gây ra lực: bình hoa; vật chịu tác dụng của lực: cánh tay của Lan.
C. Vật gây ra lực: bình hoa; vật chịu tác dụng của lực: hoa trong bình.
D. Vật gây ra lực: hoa trong bình; vật chịu tác dụng của lực: bình hoa
Đáp án
1.C | 2.D | 3.D | 4.B | 5.D | 6.C | 7.A | 8.C | 9.B | 10.C |
11. C | 12. B | 13. C | 14. C | 15. D | 16. A | 17. C | 18. D | 19. B | 20. A |
21.D | 22.B | 23.D | 24.C | 25.B | 26.A | 27.B | 28.D | 29.A | 30.A |
Câu 1
Đáp án C
Vật thể do con người tạo ra: ngôi nhà, viên gạch, xe máy.
Câu 2
Đáp án D
Do chất lỏng không có hình dạng xác định mà có hình dạng của vật chứa nó nên ta có thể chứa nước vào các bình chứa có hình dạng khác nhau đó.
Câu 3
Đáp án D
Các đáp án A, B, C là các hiện tượng vật lí, chất không bị biến đổi.
Câu 4
Đáp án B
Khí oxygen chiếm khoảng 21% thể tích không khí.
Câu 5
Đáp án D
Ô nhiễm môi trường gây nên nhiều tác hại đối với con người, sinh vật và môi trường sống:
– Gây ra một số bệnh như hen suyễn, ung thư phổi,…
– Không khí bị ô nhiễm sẽ làm giảm tầm nhìn khi tham gia giao thông.
– Đất bị ô nhiễm sẽ làm cho thực vật không phát triển được, phá hủy quá trình trồng trọt và chăn nuôi
– Gây ra một số hiện tượng thời tiết xấu: hạn hán, mù quang hóa, mưa acid,…
Câu 6
Đáp án C
Thành phần chính của đá vôi là calcium carbonate.
Câu 7
Đáp án A
Thiếu sắt có thể dẫn đến bệnh thiếu máu.
Câu 8
Đáp án C
Nhiệt kế y tế thủy ngân hoạt động dựa trên hiện tượng sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng.
Câu 9
Đáp án B
Khi cho bột sắn dây vào nước và khuấy đều, bột sắn dây không tan và lơ lửng trong dung dịch nên ta thu được huyền phù.
Câu 10
Đáp án C
Dùng phương pháp chiết để tách dầu hỏa ra khỏi nước vì dầu hỏa không tan trong nước.
Câu 11
Đáp án A
Tế bào vảy hành, tế bào mô giậu và tế bào vi khuẩn rất nhỏ, chỉ có thể quan sát dưới kính hiển vi.
Câu 12
Đáp án B
Tế bào nhân thực đã có màng nhân bao bọc vật chất di truyền nên đã có nhân hoàn chỉnh nên không gọi là vùng nhân.
Câu 13
Đáp án C
Sự lớn lên và sinh sản của tế bào giúp cho các sinh vật lớn lên, thay thế các tế bào già, tế bào chết và các tế bào bị tổn thương.
Câu 14
Đáp án C
– Tim là cơ quan thuộc hệ tuần hoàn
– Phổi là cơ quan thuộc hệ hô hấp
– Não là cơ quan thuộc hệ thần kinh
Câu 15
Đáp án: D
Hệ cơ quan ở thực vật gồm:
– Hệ rễ: bao gồm rễ cây
– Hệ chồi: bao gồm thân, lá, hóa, quả
Câu 16
Đáp án A
Lục lạp là bào quan có màu xanh nằm trong cơ thể trùng roi.
Câu 17
Đáp án C
Việc phân loại thế giới sống không giúp ta thấy được vai trò của sinh vật trong tự nhiên và trong thực tiễn.
Câu 18
Đáp án A
Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao sẽ bắt đầu từ cấp nhỏ nhất là loài và kết thúc bằng cấp lớn nhất là giới. Cụ thể là: Loài → Chi (giống) → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới.
Câu 19
Đáp án B
Tên khoa học của loài gồm hai phần chính là tên chi (giống) đứng trước và tên loài đứng sau. Ngoài ra còn có thể đi kèm tên tác giả và năm công bố.
Câu 20
Đáp án A
– Bệnh tả là do vi khuẩn tả gây nên
– Bệnh lao phổi là do vi khuẩn lao gây nên
– Bệnh viêm da là do vi khuẩn tụ cầu vàng gây nên
Câu 21
Đáp án D
Phát biểu đúng là quả bóng đã được thả ra nên không còn chịu tác dụng của lực tay. Tuy nhiên quả bóng rơi nhanh dần nên phải chịu tác dụng của một lực, lực này không thể là lực của tay ta mà là một lực khác.
Câu 22
Đáp án B
– Khi có gió thổi cành cây đu đưa qua lại ⇒ có sự biến đổi vận tốc.
– Khi đập mạnh quả bóng vào tường quả bóng bật trở lại ⇒ có sự biến đổi vận tốc và đổi hướng chuyển động.
– Khi xoay tay lái ô tô đổi hướng chuyển động ⇒ có sự đổi hướng chuyển động.
– Khi có gió thổi hạt mưa bay theo phương xiên ⇒ có sự đổi hướng chuyển động.
Câu 23
Đáp án D
Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.
Câu 24
Đáp án C
A – lực tiếp xúc, vì giữa tay bạn Linh và cửa có sự tiếp xúc
B – lực tiếp xúc, vì giữa chân cầu thủ và quả bóng có sự tiếp xúc
C – lực không tiếp xúc, vì Trái Đất và quyển sách không có sự tiếp xúc
D – lực tiếp xúc, vì giữa tay bạn Nam và bình nước có sự tiếp xúc
Câu 25
Đáp án B
Khi xe đang chuyển động, muốn xe đứng lại, người ta dùng phanh xe để tăng ma sát trượt.
Câu 26
Đáp án A
A – đúng
B – sai, vì khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy để giúp vật dừng lại.
C – sai, vì khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy, thì vật mới tăng tốc độ được.
D – sai, vì lực ma sát lăn cản trở chuyển động của vật này lăn trên vật khác
Câu 27
Đáp án B
Ta có trọng lượng gần bằng 10 lần khối lượng:
P = 10 . m = 10 . 2 = 20N
Câu 28
Đáp án D
Kết luận sai khi nói về trọng lượng của vật là trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích vật. Điều này chỉ đúng khi ta so sánh các vật làm cùng một chất.
Câu 29
Đáp án A
Mặt lốp ô tô, xe máy, xe đạp có khía rãnh để tăng ma sát.
Câu 30
Đáp án A
Vật gây ra lực: cánh tay của Lan; vật chịu tác dụng của lực: bình hoa.
2.2. Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 6 2024 – 2025 có đáp án – đề 2:
Câu 1: Cho các vật thể: con chim, con gà, đôi giày, vi khuẩn, máy bay. Những vật sống trong các vật thể đã cho là
A. vi khuẩn, con chim, đôi giày.
B. vi khuẩn, con gà, con chim.
C. con chim, con gà, máy bay.
D. con chim, đôi giày, vi khuẩn.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây nói đúng về đặc điểm của chất rắn?
A. Có khối lượng, hình dạng và thể tích không xác định.
B. Không có khối lượng, hình dạng và thể tích không xác định.
C. Có khối lượng, hình dạng và thể tích xác định.
D. Không có khối lượng, hình dạng và thể tích xác định.
Câu 3: Dãy gồm các tính chất vật lí của chất?
A. Tính tan, tính dẻo, màu sắc, tính dẫn điện, nhiệt độ sôi.
B. Nhiệt độ nóng chảy, tính cứng, thể tích, năng năng cháy, tính dẫn nhiệt.
C. Khả năng bị phân hủy, tính dẻo, mùi vị, nhiệt độ sôi, tính cứng.
D. Khả năng cháy, khả năng bị phân hủy, tính dẫn điện, tính tan, thể tích.
Câu 4: Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất vật lí của chất?
A. Nước vôi trong bị vẩn đục khi sục khí carbon dioxide.
B. Gỗ cháy thành than.
C. Dây xích xe đạp bị gỉ.
D. Hòa tan muối ăn vào nước.
Câu 5: Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng được gọi là
A. sự ngưng tự.
B. sự bay hơi.
C. sự nóng chảy.
D. sự đông đặc.
Câu 6: Chọn phát biểu sai, khi nói về vai trò của không khí đối với tự nhiên và con người?
A. Oxygen cần cho quá trình hô hấp và quá trình đốt cháy nhiên liệu.
B. Nitrogen cung cấp một phần dưỡng chất cho sinh vật.
C. Carbon dioxide cần cho sự quang hợp.
D. Oxygen dùng để dập các đám cháy.
Câu 7: Quặng nào sau đây được khai thác để sản xuất nhôm?
A. Quặng apatite
B. Quặng bauxite
C. Quặng hematite
D. Quặng titanium
Câu 8: Trường hợp nào dưới đây là chất tinh khiết?
A. Nước khoáng. B. Nước biển.
C. Sodium chloride. D. Không khí.
Câu 9: Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Thực phẩm đóng hộp phải chú ý hạn sử dụng.
B. Thực phẩm bị biến đổi tính chất thì không dùng được.
C. Bảo quản thực phẩm không đúng cách làm giảm chất lượng thực phẩm.
D. Trong thành phần của ngô, khoai, sắn không chứa tinh bột.
Câu 10: Trong các hỗn hợp dưới đây, hỗn hợp nào là hỗn hợp không đồng nhất?
A. Hỗn hợp nước muối.
B. Hỗn hợp nước đường.
C. Hỗn hợp dầu ăn và nước.
D. Hỗn hợp nước và rượu.
Câu 11: Cho các đặc điểm sau:
(1) Lựa chọn đặc điểm đối lập để phân chia các loài sinh vật thành hai nhóm
(2) Lập bảng các đặc điểm đối lập
(3) Tiếp tục phân chia các nhóm nhỏ cho đến khi xác định được từng loài
(4) Lập sơ đồ phân loại (khóa lưỡng phân)
(5) Liệt kê các đặc điểm đặc trưng của từng loài
Xây dựng khóa lưỡng phân cần trải qua các bước nào?
A. (1), (2), (4) B. (1), (3), (4)
C. (5), (2), (4) D. (5), (1), (4)
Câu 12: Trình từ sắp xếp các cấp tổ chức của cơ thể đa bào theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là?
A. Tế bào → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể → mô
B. Mô → tế bào → hệ cơ quan → cơ quan → cơ thể
C. Tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể
D. Cơ thể → hệ cơ quan → cơ quan → tế bào → mô
Câu 13: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào khác nhau chủ yếu ở điểm nào?
A. Màu sắc B. Kích thước
C. Số lượng tế bào tạo thành D. Hình dạng
Câu 14: Cho các sinh vật sau:
(1) Tảo lục (4) Tảo vòng
(2) Vi khuẩn lam (5) Cây thông
(3) Con bướm
Các sinh vật đa bào là?
A. (1), (2), (5) B. (5), (3), (1)
C. (1), (2), (5) D. (3), (4), (5)
Câu 15: Vi khuẩn là:
A. Nhóm sinh vật có cấu tạo nhân sơ, kích thước hiển vi.
B. Nhóm sinh vật có cấu tạo nhân thực, kích thước hiển vi.
C. Nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước hiển vi.
D. Nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước siêu hiển vi.
Câu 16: Trùng kiết lị có khả năng nào sau đây?
A. Mọc thêm roi B. Hình thành bào xác
C. Xâm nhập qua da D. Hình thành lông bơi
Câu 17: Điều gì xảy ra nếu số lượng nguyên sinh vật có trong chuỗi thức ăn dưới nước bị suy giảm?
A. Các sinh vật khác phát triển mạnh mẽ hơn
B. Các sinh vật trong cả khu vực đó bị chết do thiếu thức ăn
C. Có nguồn sinh vật khác phát triển thay thế các nguyên sinh vật
D. Các sinh vật ăn các nguyên sinh vật giảm đi vì thiếu thức ăn
Câu 18: Vi khuẩn lam có cơ thể đơn bào, nhân sơ, có diệp lục và khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ. Vi khuẩn lam thuộc giới nào?
A. Khởi sinh
B. Nguyên sinh
C. Nấm
D. Thực vật
Câu 19: Tập hợp các mô thực hiện cùng một chức năng là?
A. Tế bào B. Mô
C. Cơ quan D. Hệ cơ quan
Câu 20: Tế bào động vật không có bào quan nào dưới đây?
A. Ti thể B. Thể Golgi C. Ribosome D. Lục lạp
Câu 21: Chọn phương án đúng
Đập một cái búa vào một quả bóng cao su. Lực mà búa tác dụng vào quả bóng sẽ làm cho quả bóng:
A. búa bị biến dạng một chút.
B. bị biến dạng và thay đổi chuyển động.
C. chuyển động của búa bị thay đổi.
D. thay đổi chuyển động.
Câu 22: Trường hợp nào sau đây vật không bị biến dạng khi chịu tác dụng của lực?
A. Cửa kính bị vỡ khi bị va đập mạnh.
B. Đất xốp khi được cày xới cẩn thận.
C. Cành cây đu đưa khi có gió thổi.
D. Tờ giấy bị nhàu khi ta vò nó lại
Câu 23: Em hãy xác định vật gây ra lực trong hoạt động nâng tạ?
A. Quả tạ.
B. Đôi chân.
C. Bắp tay.
D. Cánh tay.
Câu 24: Lực nào sau đây là lực tiếp xúc?
A. Lực của Trái Đất tác dụng lên bóng đèn treo trên trần nhà.
B. Lực của quả cân tác dụng lên lò xo khi treo quả cân vào lò xo
C. Lực của nam châm hút thanh sắt đặt cách đó một đoạn.
D. Lực hút giữa Trái Đất và Mặt Trăng.
Câu 25: Trong các hoạt động sau, hoạt động nào xuất hiện lực tiếp xúc?
A. Bạn Lan cầm quyển vở đọc bài.
B. Viên đá rơi.
C. Nam châm hút viên bi sắt.
D. Mặt trăng quay quanh Mặt Trời.
Câu 26: Em hãy xác định vật chịu tác dụng trực tiếp của lực trong hoạt động giáo viên cầm phấn viết lên bảng?
A. Giáo viên.
B. viên phấn.
C. Bảng.
D. Bàn tay giáo viên.
Câu 27: Hiếu đưa một vật nặng hình trụ lên cao bằng hai cách, hoặc là lăn vật trên mặt phẳng nghiêng, hoặc kéo vật trượt trên mặt phẳng nghiêng. Cách nào có lực ma sát lớn hơn?
A. Không so sánh được.
B. Lăn vật
C. Cả 2 cách như nhau
D. Kéo vật
Câu 28: Treo một vật vào lực kế, nhận xét nào sau đây là đúng
A. Lực mà lò xo lực kế tác dụng vào vật là lực đàn hồi
B. Lực mà vật tác dụng vào lò xo là trọng lượng vật
C. Lực mà vật tác dụng vào lò xo và lực mà lò xo tác dụng vào vật là hai lực cân bằng.
D. A, B, C đều đúng
Câu 29: Lực là gì?
A. Tác dụng đẩy của vật này lên vật khác
B. Tác dụng kéo của vật này lên vật khác
C. A và B đúng
D. A và B sai
Câu 30: Đơn vị đo của lực là?
A. Kilôgam (kg)
B. Niuton (N)
C. Lít (L)
D. centimet (cm)
Đáp án
1.B | 2.C | 3.A | 4.D | 5.C | 6.D | 7.B | 8.C | 9.D | 10.C |
11. B | 12. C | 13. C | 14. D | 15. A | 16. B | 17. D | 18. A | 19.C | 20. D |
21. B | 22. C | 23.D | 24. B | 25.A | 26. B | 27. D | 28. D | 29.C | 30.B |
Câu 1
Đáp án B
Các vật sống là: con chim, con gà, vi khuẩn.
Câu 2
Đáp án C
Chất rắn có khối lượng, hình dạng và thể tích xác định.
Câu 3
Đáp án A.
Khả năng cháy, khả năng bị phân hủy là tính chất hóa học.
⇒ B, C, D là các đáp án sai.
Câu 4
Đáp án D
A, B, C là các quá trình thể hiện tính chất hóa học.
D thể hiện tính tan của muối là tính chất vật lí.
Câu 5
Đáp án C
Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng được gọi là sự nóng chảy.
Câu 6
Đáp án D
Oxygen là chất duy trì sự cháy, nếu dùng oxygen dập đám cháy sẽ làm đám cháy bùng cháy mãnh liệt hơn.
Câu 7
Đáp án B
Quặng bauxite được dùng để sản xuất nhôm.
Câu 8
Đáp án C
Chất tinh khiết là sodium chloride do nó không có lẫn chất khác.
Câu 9
Đáp án D
D sai vì thành phần của ngô, khoai, sắn chứa tinh bột.
Câu 10
Đáp án C
A, B, D là hỗn hợp đồng nhất.
C là hỗn hợp không đồng nhất.
Câu 11
Đáp án B
Khi xây dựng khóa lưỡng phân, người ta sẽ bắt đầu bằng việc lựa chọn các đặc điểm để phân chia các loài sinh vật thành hai nhóm. Sau đó sẽ tiếp tục các làm như vậy ở các nhóm nhỏ tiếp theo cho đến khi xác định được từng loài. Cuối cùng thì sẽ lập sơ đồ phân loại các loài sinh vật.
Câu 12
Đáp án C
Các cấp tổ chức của cơ thể đa bào theo thứ tự từ nhỏ đến lớn sẽ bắt đầu từ cấp nhỏ nhất là tế bào và cấp lớn nhất là cơ thể. Cụ thể là: tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể.
Câu 13
Đáp án C
Điểm khác nhau lớn nhất giữa cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào là:
– Cơ thể đơn bào được cấu tạo bởi một tế bào
– Cơ thể đa bào được cấu tạo bởi nhiều tế bào
Câu 14
Đáp án D
Tảo lục, vi khuẩn lam là các sinh vật đơn bào.
Câu 15
Đáp án A
Vi khuẩn là những cơ thể cấu tạo đơn bào, nhân sơ và có kích thước hiển vi.
Câu 16
Đáp án B
Trùng kiết lị có khả năng hình thành bào xác để tránh khỏi các tác động từ môi trường.
Câu 17
Đáp án D
Số lượng nguyên sinh vật có trong chuỗi thức ăn dưới nước bị suy giảm dẫn đến các sinh vật ăn nguyên sinh vật bị thiếu nguồn cung cấp thức ăn và sẽ bị giảm số lượng.
Câu 18
Đáp án A
Giới khởi sinh gồm các sinh vật đơn bào, nhân sơ nên vi khuẩn lam thuộc giới Khởi sinh.
Câu 19
Đáp án C
Cơ quan là cấu trúc được cấu tạo nên bởi nhiều mô cùng thực hiện một chức năng trong cơ thể (Vd: da được cấu tạo từ nhiều mô biểu bì)
Câu 20
Đáp án D
Lục lạp là bào quan chỉ có ở thực vật làm nhiệm vụ quang hợp.
Câu 21
Đáp án B
Lực mà búa tác dụng vào quả bóng sẽ làm cho quả bóng bị biến dạng và thay đổi chuyển động.
Câu 22
Đáp án C
Cành cây đu đưa khi có gió thổi có sự biến đổi vận tốc, không có sự biến dạng.
Câu 23
Đáp án D
Vật gây ra lực là cánh tay
Câu 24
Đáp án B
A – lực không tiếp xúc, vì giữa bóng đèn và Trái Đất không có sự tiếp xúc
B – lực tiếp xúc, vì giữa quả cân và lò xo có sự tiếp xúc tại điểm treo
C – lực không tiếp xúc, vì giữa nam châm và thanh sắt không có sự tiếp xúc
D – lực không tiếp xúc, vì giữa Trái Đất và Mặt Trăng không có sự tiếp xúc
Câu 25
Đáp án A
A – xuất hiện lực ma sát => lực tiếp xúc
B – viên đá rơi chịu tác dụng của trọng lực => lực không tiếp xúc
C – lực từ của nam châm => lực không tiếp xúc
D – lực hút giữa Mặt Trăng và Mặt Trời => lực không tiếp xúc
Câu 26
Đáp án B
vật chịu tác dụng trực tiếp của lực trong hoạt động giáo viên cầm phấn viết lên bảng là viên phấn.
Câu 27
Đáp án D
Ta có, lực ma sát trượt lớn hơn lực ma sát lăn
=> cách kéo vật trượt trên mặt phẳng nghiêng có lực ma sát lớn hơn cách lăn vật trên mặt phẳng nghiêng.
Câu 28
Đáp án D
A – đúng
B – đúng
C – đúng
Câu 29
Đáp án C
Lực là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác
Câu 30
Đáp án B
Đơn vị của lực là niuton (N)
3. Ma trận Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 6:
Chủ đề | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | ||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
1. Các phép đo | 2 | 1 (2 ý) | 2 | 2 | 1,0 | ||||||
2. Các thể (trạng thái) của chất. | 2 | 2 | 4 | 0 | 1,0 | ||||||
3. Oxygen và không khí. | 1 (4 ý) | 4 | 1,0 | ||||||||
4. Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm thông dụng; tính chất và ứng dụng của chúng. | 2 | 1 (4 ý) | 2 | 4 | 1,5 | ||||||
5. Chất tinh khiết, hỗn hợp, dung dịch. Tách chất ra khỏi hỗn hợp. | 2 | 2 | 1 (4 ý) | 4 | 4 | 2.0 | |||||
6. Tế bào – đơn vị cơ sở của sự sống. | 2 | 1 (4 ý) | 1 (2 ý) | 2 | 6 | 2.0 | |||||
7. Từ tế bào đến cơ thể. | 2 | 1 (4 ý) | 2 | 4 | 1,5 | ||||||
Số câu TN/ Số ý TL | 12 | 4 ý | 4 | 8 ý | 0 | 8 ý | 0 | 4 ý | 16 | 6 (24 ý) | 10 |
Điểm số | 3,0 | 1,0 | 1,0 | 2,0 | 0 | 2,0 | 0 | 1,0 | 4.0 | 6.0 | 10 |
Tổng số điểm | 4,0 điểm | 3,0 điểm | 2,0 điểm | 1,0 điểm | 10 điểm | 10 điểm |