Để giúp các bạn học sinh lớp 6 ôn tập môn GDCD một cách hiệu quả, dưới đây là tổng hợp đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 6 năm học mới nhất có đáp án giúp dành cho các bạn tham khảo!
Mục lục bài viết
1. Đề cương ôn tập học kỳ 1 GDCD 6:
1.1. Trắc nghiệm:
Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ
Các em xem kĩ phần biểu hiện, ý nghĩa
Bài 2: Yêu thương con người
Các em xem kĩ phần biểu hiện, khái niệm
1.2. Tự luận:
Bài 3: Siêng năng, kiên trì
1. Khái niệm siêng năng, kiên trì.
– Siêng năng là làm việc tự giác, cần cù, chịu khó thường xuyên của con người.
– Kiên trì là làm việc miệt mài, quyết tâm giữ vững ý chí, làm đến cùng dù gặp khó khăn, trở ngại.
2. Biểu hiện của siêng năng, kiên trì
Học tập | Lao động | Hoạt động khác |
– Đi học chuyên cần – Chăm chỉ làm bài – Có kế hoạch học tập – Bài khó không nản chí – Tự giác học | – Chăm làm việc nhà – Không bỏ dở công việc -Chăm làm vệ sinh lớp học. – Không ngại khó. – Tìm tòi, sáng tạo… | – Kiên trì luyện tập thể dục thể thao – Bảo vệ môi trường – Kiên trì đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội. – Ủng hộ các bạn ở vùng sâu, vùng xa… |
3. Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì
– Siêng năng, kiên trì sẽ giúp cho con người thành công trong công việc, trong cuộc sống.
– Trong bất cứ điều kiện hoàn cảnh nào thì con người cũng phải kiên trì, chịu khó, thường xuyên thì kết quả học tập, lao động mới đạt hiệu quả cao.
Bài 4: Tôn trọng sự thật
Ý nghĩa của tôn trọng sự thật ?
– Tôn trọng sự thật là đức tính cần thiết, quý báu, giúp con người nâng cao phẩm giá bản thân, góp phần tạo ra các mối quan hệ xã hội tốt đẹp, được mọi người tin yêu, quý trọng.
– Để tôn trọng sự thật, chúng ta cần nhận thức đúng, có hành động và thái độ phù hợp với sự thật. Ngoài ra, còn phải bảo vệ sự thật, phản ứng với các hành vi thiếu tôn trọng sự thật, bóp méo sự thật.
Bài 5 : Tự lập
1. Thế nào là tự lập?
– Tự lập là chủ động, tự giác làm các công việc bằng khả năng, sức lực của mình.
2. Vì sao cần phải tự lập?
– Tự lập giúp chúng ta tự tin, bản lĩnh cá nhân, dễ thành công trong cuộc sống, xứng đáng được người khác kính trọng.
– Để rèn luyện tính tự lập, chúng ta cần chủ động làm việc, tự tin và quyết tâm khi thực hiện hành động.
2. Đề thi học kì 1 Giáo dục công dân 6 có đáp án:
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm).
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đáp án em cho là đúng . Mỗi câu đúng 0,5 điểm
Câu 1: Truyền thống là những giá trị tốt đẹp của gia đình, dòng họ được
A. truyền từ đời này sang đời khác. B. mua bán, trao đổi trên thị trường.
C. nhà nước ban hành và thực hiện. D. đời sau bảo vệ nguyên trạng.
Câu 2: Hành vi nào dưới đây góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ?
A. Giữ gìn mọi hủ tục của gia đình. B. Chê bai nghề truyền thống gia đình.
C. Tự ti vì nghề truyền thống của gia đình. D. Quảng bá nghề truyền thống của gia đình.
Câu 3: Cá nhân thực hiện tốt phẩm chất siêng năng kiên trì sẽ vượt qua
A. cám dỗ tinh thần. B. cám dỗ vật chất.
C. khó khăn, thử thách. D. công danh, sự nghiệp.
Câu 4: Việc làm nào dưới đây thể hiện tính siêng năng kiên trì ?
A. Thường xuyên trốn học để đi chơi. B. Giả vờ bị ốm để xin nghỉ lao động.
C. Luôn hoàn thành bài tập trước khi ngủ. D. Chỉ làm việc dễ, gặp việc khó bỏ qua.
Câu 5: Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ và làm những điều tốt đẹp nhất cho người khác nhất là những lúc
A. cần đánh bóng tên tuổi. B. mưu cầu lợi ích cá nhân.
C. gặp khó khăn và hoạn nạn. D. vì mục đích vụ lợi
Câu 6: Hành động nào dưới đây là trái với biểu hiện của yêu thương con người?
A. Quan tâm. B. Chia sẻ. C. Giúp đỡ. D. Vô cảm
PHẦN II: TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 1 Siêng năng, kiên trì là gì? Cho 2 ví dụ em đã siêng năng, kiên trì trong học tập, 2 ví dụ em đã siêng năng, kiên trì trong cuộc sống?
Câu 2
Tại sao trong cuộc sống, mỗi người phải biết yêu thương con người? hãy kể tên những hoạt động, phong trào có ý nghĩa lan tỏa tình yêu thương con người ở trường hoặc ở địa phương em ?
Câu 3: TÌNH HUỐNG
Bạn Long có thói quen khi gặp bài khó, bạn thường ngại suy nghĩ và giở sách giải bài tập ra chép. Bạn Long còn khuyên các bạn trong lớp : “Các cậu cũng lấy mà chép cho nhanh, khỏi mất công suy nghĩ”.
a. Bạn Long làm như vậy đúng hay sai? Bạn Long còn thiếu đức tính gì ?
b. Nếu em là bạn thân của Long, em sẽ khuyên bạn như thế nào ?
HƯỚNG DẪN CHẤM
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3 ,0đ)
(Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,5 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | A | D | C | C | C | D |
PHẦN II : TỰ LUẬN (7,0đ)
Câu 1(2,0 điểm) Yêu cầu học sinh nêu được:
– Siêng năng, kiên trì là tính cách làm việc tự giác, cần cù, chịu khó, thường xuyên của con người.(0,5điểm)
– Kiên trì là tính cách làm việc miệt mài, quyết tâm giữ và thực hiện ý định đến cùng, dù gặp khó khăn, trở ngại cũng không nản chí .(0,5điểm)
Ví dụ: (1 điểm)
– Trong học tập: Đi học đều, chăm chỉ, học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp…
– Trong cuộc sống: Giúp đỡ ông bà, ba mẹ những việc làm vừa sức: trông em, quét nhà, nấu cơm….
Câu 2(3,0 điểm) Yêu cầu học sinh nêu được:
*Giá trị của tình yêu thương con người (2 điểm)
– Yêu thương con người là tình cảm quý giá, một giá trị nhân văn và là truyền thống quý báu của dân tộc mà chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy.
– Tình yêu thương con người giúp mỗi cá nhân biết sống đẹp hơn, sẵn sàng làm những điều tốt đẹp nhất vì người khác.
– Tình yêu thương con người làm cho xã hội lành mạnh, trong sáng và ngày càng tốt đẹp hơn.
* Những phong trào, việc làm thể hiện tình yêu thương con người:(1điểm)
– Quyên góp sách vở cũ.
– Quyên góp đồ dùng học tập cho trẻ em vùng cao.
– Quyên góp, hỗ trợ đồng bào lũ lụt.
– Ủng hộ giúp đỡ người bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19.
Câu 3(2,0 điểm) Yêu cầu học sinh nêu được:
a. Em suy nghĩ gì về hành vi của một số bạn đó: (1 điểm)
+ Hành vi của bạn Lan như vậy là sai, không tốt
+ Vì làm như vậy là đối phó, và làm cho Lan học tập càng yếu
+ Về lâu dài tạo thành thói quen xấu
+ Bạn Lan còn thiếu đức tính siêng năng kiên trì
b. Em sẽ góp ý cho bạn : (1 điểm)
+ Em sẽ khuyên nhủ bạn là từ nay không được làm như vậy
+ Lan cần phải rèn luyện cho mình đức tính siêng năng, kiên trì trong học tập mới đạt được kết quả cao.
3. Ma trận đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 6:
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 6
TT | Mạch nội dung | Chủ đề | Mức độ nhận thức | Tổng | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Số câu | Tổng điểm | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 | Giáo dục đạo đức | 1. Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ | 2 câu |
|
|
|
|
|
|
| 2 câu |
| 1 |
2. Yêu thương con người | 2 câu |
|
| 1 câu |
|
|
|
| 2 câu | 1 câu | 4 | ||
3. Siêng năng kiên trì | 2 câu | 1 câu |
|
|
| 1 câu |
|
| 2 câu | 2 câu | 5 | ||
Tổng | 6 | 1 |
| 1 |
| 1 |
|
| 6
| 3 |
10 | ||
Tỉ lệ % | 50% | 30% | 20% |
| 30% | 70% |
| ||||||
Tỉ lệ chung | 80% | 20% |
| 100% |
BẢNG ĐẶC TẢ
TT |
Mạch nội dung |
Chủ đề |
Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Giáo dục đạo đức | Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ | Nhận biết: Nêu được một số truyền thống của gia đình, dòng họ. Thông hiểu: Giải thích được ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ một cách đơn giản.
| 2TN |
|
|
|
Yêu thương con người | Nhận biết: – Nêu được khái niệm tình yêu thương con người – Nêu được biểu hiện của tình yêu thương con người Thông hiểu: – Giải thích được giá trị của tình yêu thương con người đối với bản thân, đối với người khác, đối với xã hội. – Nhận xét, đánh giá được thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương con người
| 2TN | 1TL |
|
| ||
Siêng năng kiên trì | Nhận biết: – Nêu được khái niệm siêng năng, kiên trì – Nêu được biểu hiện siêng năng, kiên trì – Nêu được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì Thông hiểu: – Đánh giá được những việc làm thể hiện tính siêng năng kiên trì của bản thân trong học tập, lao động. – Đánh giá được những việc làm thể hiện tính siêng năng kiên trì của người khác trong học tập, lao động. Vận dụng: – Thể hiện sự quý trọng những người siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động. – Góp ý cho những bạn có biểu hiện lười biếng, hay nản lòng để khắc phục hạn chế này. – Xác định được biện pháp rèn luyện siêng năng, kiên trì trong lao động, học tập và cuộc sống hằng ngày phù hợp với bản thân.
| 2TN, 1 TL |
| 1TL |
| ||
Tổng |
| 7 | 1 | 1 |
|
4. Cách đạt điểm cao môn GDCD 6:
– Đọc sách và báo: Đọc sách và báo để nắm bắt được các kiến thức mới nhất, hiểu rõ hơn về các vấn đề đạo đức, văn hóa và xã hội. Đọc thêm những cuốn sách, tạp chí có liên quan đến đạo đức và pháp luật sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức và có thể ứng dụng chúng vào bài thi.
– Làm bài tập và đề thi mẫu: Luyện tập nhiều bằng cách làm bài tập và đề thi mẫu. Bạn có thể tìm kiếm các đề thi mẫu trên internet, hoặc đến thư viện để tìm sách bài tập. Hãy chú ý đến cách viết bài và cách trình bày thông tin đúng và rõ ràng.
– Thực hành nhiều: Để làm tốt bài thi GDCD, bạn cần thực hành nhiều. Hãy cố gắng áp dụng các kiến thức vào cuộc sống thực tế, đặc biệt là những kinh nghiệm liên quan đến đạo đức, văn hóa và pháp luật. Điều này giúp bạn nắm vững và hiểu sâu hơn về các kiến thức này.
– Tham gia các hoạt động ngoại khóa: Tham gia các hoạt động ngoại khóa, như các câu lạc bộ, đội nhóm hoặc các hoạt động xã hội có liên quan đến đạo đức và văn hóa. Các hoạt động này giúp bạn rèn luyện các kỹ năng mềm, tăng cường sự tự tin và rèn luyện khả năng thực hiện những giá trị đạo đức và văn hóa trong cuộc sống.