Môn Giáo dục công dân đóng vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục và đào tạo học sinh trở thành công dân trách nhiệm, hiểu biết về quyền và nghĩa vụ của mình trong cộng đồng. Dưới đây là bài viết về: Đề thi học kì 1 GDCD 11 năm học 2024 - 2025 có đáp án.
Mục lục bài viết
1. Đề cương ôn thi học kì 1 GDCD 11 năm học 2024 – 2025:
Đề cương ôn thi học kì 1 môn Giáo dục công dân (GDCD) lớp 11 có thể được tổ chức theo các chủ đề sau:
– Công dân với sự phát triển kinh tế:
+ Định nghĩa và vai trò của công dân trong sự phát triển kinh tế của đất nước.
+ Công dân và trách nhiệm với nền kinh tế: đóng góp, tận dụng cơ hội, thực hiện nghĩa vụ thuế, tuân thủ luật pháp kinh tế.
+ Công dân và nguyên tắc phát triển kinh tế bền vững: đồng thuận, cân bằng, bền vững.
– Hàng hóa – tiền tệ – thị trường:
+ Khái niệm về hàng hóa, tiền tệ, thị trường và vai trò của chúng trong hoạt động kinh tế.
+ Quy luật cung cầu và sự cân đối giữa cung cầu hàng hóa và tiền tệ.
+ Thị trường và vai trò của nhà nước trong điều tiết hoạt động kinh tế.
– Quy luật kinh tế cơ bản trong sản xuất và lưu thông hàng hóa:
+ Quy luật sản xuất: nhu cầu, nguồn cung, công nghệ, nhân lực, vốn.
+ Quy luật lưu thông hàng hóa: vận chuyển, lưu kho, tiêu thụ, xuất khẩu, nhập khẩu.
+ Quy luật giá cả: giá cả cạnh tranh, giá cả ảo, giá cả chính sách.
– Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước:
+ Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tầm quan trọng của chúng trong phát triển kinh tế.
+ Ưu điểm và hạn chế của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
+ Bảo vệ môi trường trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
– Chủ nghĩa xã hội:
+ Định nghĩa và nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa xã hội.
+ Phân biệt chủ nghĩa xã hội và các hệ thống chủ nghĩa khác.
+ Đóng góp của chủ nghĩa xã hội vào phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
2. Đề thi học kì 1 GDCD 11 năm học 2024 – 2025 có đáp án:
2.1 Đề thi cuối kì 1 giáo dục công dân 11:
I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
Câu 1: Yếu tố nào dưới đây là một trong những đối tượng lao động trong ngành Công nghiệp khai thác?
A. Máy cày.
B. Than.
C. Sân bay.
D. Nhà xưởng.
Câu 2: Quy luật giá trị yêu cầu trong lưu thông, giá cả phải vận động như thế nào?
A. Ngang bằng trục giá trị.
B. Cao hơn trục giá trị.
C. Xoay quanh trục giá trị.
D. Thấp hơn trục giá trị.
Câu 3: Người sản xuất kinh doanh đua nhau cải tiến máy móc hiện đại và nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động là thể hiện mặt tích cực nào dưới đây của cạnh tranh?
A. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động.
B. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế.
C. Góp phần ổn định thị trường hàng hóa.
D. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước.
Câu 4: Giá trị sử dụng của hàng hóa là
A. lao động cá biệt của từng người sản xuất kết tinh trong hàng hóa.
B. sức lao động của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
C. công dụng của hàng hóa thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
D. lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
Câu 5: Một trong những tác động tích cực của quy luật giá trị là
A. người sản xuất có thể sản xuất nhiều loại hàng hóa.
B. làm cho người sản xuất ngày càng được giàu có.
C. kích thích lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động.
D. làm cho người tiêu dùng mua được hàng hóa rẻ.
Câu 6: Nội dung nào dưới đây thể hiện mặt tích cực của cạnh tranh?
A. Nâng cao chất lượng cuộc sống.
B. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
C. Bảo vệ môi trường tự nhiên.
D. Đa dạng hóa các quan hệ kinh tế.
Câu 7: Khi cầu giảm xuống, sản xuất – kinh doanh thu hẹp, lượng cung hàng hóa giảm xuống là nội dung của biểu hiện nào trong quan hệ cung – cầu?
A. Cung – cầu tác động lẫn nhau.
B. Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả.
C. Giá cả ảnh hưởng đến cung – cầu.
D. Thị trường chi phối cung – cầu.
Câu 8: Yếu tố nào dưới đây giữ vai trò quyết định nhất đến giá cả của hàng hoá?
A. Giá trị của hàng hoá.
B. Mốt thời trang của hàng hoá.
C. Quan hệ cung – cầu trên thị trường.
D. Giá trị sử dụng của hàng hoá.
Câu 9: Khi trên thị trường giá cả tăng thì xảy ra trường hợp nào sau đây?
A. Cung và cầu tăng.
B. Cung giảm, cầu tăng.
C. Cung và cầu giảm.
D. Cung tăng, cầu giảm.
Câu 10: Khi chưa vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì chức năng nào dưới đây của tiền tệ đòi hỏi tiền phải là vàng?
A. Phương tiện cất trữ.
B. Thước đo giá trị.
C. Phương tiện lưu thông.
D. Phương tiện thanh toán.
Câu 11: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, cạnh tranh lành mạnh được xem là
A. hiện tượng tất yếu.
B. cơ sở quan trọng.
C. động lực kinh tế.
D. nhân tố cơ bản.
Câu 12: Trong nền kinh tế hàng hoá khái niệm cầu được dùng để gọi nhu cầu
A. của người sản xuất.
B. của người tiêu dùng.
C. của mọi người.
D. có khả năng thanh toán.
Câu 13: Một sản phẩm chỉ trở thành hàng hóa khi sản phẩm đó
A. được buôn bán trên thị trường và thỏa mãn nhu cầu của con người.
B. do lao động tạo ra, thõa mãn nhu cầu và được trao đổi, mua bán.
C. là sản phẩm của lao động và thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
D. là sản phẩm của lao động, được trao đổi, mua bán trên thị trường.
Câu 14: Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở nào dưới đây?
A. Thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hóa.
B. Thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra hàng hóa.
C. Chi phí, khả năng và điều kiện để sản xuất ra hàng hóa.
D. Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa.
Câu 15: Khi giá cả hàng hóa tăng thì sẽ làm cho người tiêu dùng
A. đầu tư hàng hóa khác.
B. mua hàng hóa ít hơn.
C. mua hàng hóa nhiều hơn.
D. không mua hàng hóa.
Câu 16: Trên thị trường, các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định
A. giá cả và giá trị sử dụng của hàng hóa.
B. chất lượng và số lượng hàng hóa.
C. giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa.
D. giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ.
Câu 17: Để sản xuất ra một cái áo, thời gian lao động của anh A là 1 giờ, anh B là 2 giờ, anh C là 3 giờ. Trên thị trường, xã hội thừa nhận mua bán với thời gian là 2 giờ. Trong ba người trên, ai đã thực hiện tốt nhất quy luật giá trị?
A. Anh A.
B. Anh B.
C. Anh C.
D. Anh A và B.
Câu 18: Cạnh tranh kinh tế là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm
A. khẳng định vị trí và địa bàn hoạt động của mình.
B. loại trừ các đối thủ trong làm ăn kinh tế.
C. trao đổi và học hỏi kinh nghiệm của nhau.
D. giành những điều kiện thuận lợi để thu lợi nhuận.
Câu 19: Sự tác động của con người vào tự nhiên, làm biến đổi các yếu tố tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình gọi là
A. thỏa mãn nhu cầu.
B. sản xuất của cải vật chất.
C. quá trình sản xuất.
D. sản xuất kinh tế.
Câu 20: Quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho
A. thời gian lao động cá biệt phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết.
B. thời gian lao động cá biệt bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.
C. thời gian lao động cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết.
D. thời gian lao động cá biệt nhỏ hơn thời gian lao động xã hội cần thiết.
Câu 21: Kết cấu hạ tầng của sản xuất thuộc yếu tố cơ bản nào dưới đây của quá trình sản xuất?
A. Công cụ lao động.
B. Đối tượng lao động.
C. Tư liệu lao động.
D. Nguyên vật liệu nhân tạo.
II. TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1. Em hiểu thế nào là cạnh tranh không lành mạnh? Cho ví dụ về hành vi cạnh tranh không lành mạnh? (2 điểm)
Câu 2. Nếu là người bán hàng trên thị trường, em chọn mối quan hệ cung – cầu nào để có lợi nhất? Giải thích vì sao? (1 điểm)
2.2 Đáp án đề thi học kì 1 GDCD 11:
I. TRẮC NGHIỆM:
Đáp án | |
1 | B |
2 | C |
3 | A |
4 | C |
5 | C |
6 | B |
7 | A |
8 | A |
9 | D |
10 | A |
11 | C |
12 | D |
13 | B |
14 | D |
15 | B |
16 | D |
17 | A |
18 | D |
19 | B |
20 | A |
21 | C |
TỰ LUẬN.
Câu 1 | Em hiểu thế nào là cạnh tranh không lành mạnh? Cho ví dụ về hành vi cạnh tranh không lành mạnh? | Điểm 2.0đ |
Kiến thức cần đạt | * Cạnh tranh không lành mạnh được thể hiện ở việc: – Canh tranh thiếu ý thức, vi phạm quy luật tự nhiên, hủy hoại môi trường… – Cạnh tranh vi phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức, – Đầu cơ tích trữ, gây rối loạn thị trường. *Cho ví dụ về hành vi cạnh tranh không lành mạnh? – HS cho ví dụ phù hợp. | 1.5 đ
0.5 đ cho mỗi ý
0.5đ
|
Câu 2
| Nếu là người bán hàng trên thị trường, em chọn mối quan hệ cung – cầu nào để có lợi nhất? Giải thích vì sao? | 1.0đ |
Kiến thức cần đạt | – Chọn Cung < Cầu. – Giải thích: Khi đó hàng hóa trên thị trường ít mà người mua thì nhiều, nên người bán có thể tăng giá để có lời nhiều. | 0.5 đ
0.5đ |
3. Ma trận đề thi học kì 1 GDCD 11 năm học 2024 – 2025 có đáp án:
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
Cấp độ Tên Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng | |||||
Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||
Công dân với sự phát triển kinh tế
| Hiểu các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và vai trò của sản xuất của cải vật chất |
|
|
|
|
|
|
|
|
Số câu Số điểm | 2 0,5đ | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 2 0,5đ |
Hàng hóa- tiền tệ- thị trường | – Hiểu được hàng hóa, tiền tệ, thị trường |
|
|
|
|
|
|
|
|
Số câu Số điểm | 7 1,75đ | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 7 1,75đ |
Quy luật kinh tế cơ bản trong sản xuất và lưu thông hàng hóa | Hiểu được nội dung của quy luật giá trị, cung cầu, cạnh tranh |
|
| Hiểu được quan hệ cung – cầu |
|
|
| Vận dụng thực tế |
|
Số câu Số điểm | 3 0,75đ | 0 | 0 | ½ 1.5 | 0 | 0 | 0 | ½ 1.5 | 4 3,75đ |
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. | Hiểu được nội dung của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. |
|
| Giải thích được tại sao ở nước ta trong giai đoạn hiện nay công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là một tất yếu khách quan |
| Hiểu được và thực hiện trách nhiệm của mình |
|
|
|
Số câu Số điểm | 2 0,5đ | 0 | 0 | ½ 1.5 | 0 | ½ 1.5 | 0 | 0 | 3 3,5đ |
Chủ nghĩa xã hội | Tính tất yếu khách quan đi lên CNXH ở Việt Nam |
|
|
|
|
|
|
|
|
Số câu Số điểm | 2 0,5đ | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 2 0,5đ |
Tổng điểm Tỉ lệ % | 4đ
40% | 3đ
30% | 1.5 đ 1.5đ
15% 15% | 10đ |