Nhằm giúp các bạn học sinh có nhiều kiến thức và nắm vững nội dung bài học, bài viết dưới đây chúng minh gửi đến bạn đọc bài viết Đề thi học kì 1 Địa lý 7 năm học 2024 - 2025 có đáp án. Cùng tham khảo bài viết của chúng mình nhé.
Mục lục bài viết
1. Mẹo ôn thi môn Địa lý đạt điểm cao:
Thí sinh cần bám sát cấu trúc đề thi để học. Cấu trúc đề thi gồm 4 câu hỏi, trong đó: 2 câu lý thuyết về địa lý tự nhiên, địa lý dân cư, các ngành kinh tế, vùng kinh tế; 1 câu hỏi kiểm tra kĩ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam; 1 câu kiểm tra kĩ năng vẽ hình, nhận xét, diễn giải.
Mặt khác, cần tận dụng Atlat Địa lý Việt Nam – tài liệu duy nhất có trong phòng thi, thí sinh nên dựa vào Atlat để học vì cả 4 câu hỏi trong đề thi đều được sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam. Nam Nam để làm bài tập.
Chẳng hạn, ở câu 1 của đề thi về địa lý tự nhiên, địa lý dân cư và câu 2 về các ngành và vùng kinh tế, thí sinh hoàn toàn có thể sử dụng số liệu trên biểu đồ trong Atlat để làm bài.
Để đạt điểm cao môn Địa lý, thí sinh cần trấn an tâm lý khi vào phòng thi và các kỹ năng làm bài: đọc kỹ đề, lập dàn ý vào giấy nháp, sử dụng Atlat để làm bài, câu dễ làm trước những khó khăn. Sau đó, dành 5-10 phút cuối giờ để kiểm tra lại toàn bài…
2. Đề thi học kì 1 Địa lý 7 năm học 2024 – 2025 có đáp án:
2.1. Đề thi học kì 1 Địa lý 7 năm học 2024 – 2025 có đáp án – đề 1:
Phần trắc nghiệm
Câu 1. Gia tăng dân số tự nhiên phụ thuộc vào:
A. Sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người chết đi trong một năm.
B. Sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người từ nơi khác đến trong một năm.
C. Sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người chuyển đi trong một năm.
D. Sự tương quan giữa số người chuyển đi và số người từ nơi khác đến trong một năm.
Câu 2. Các siêu đô thị tăng nhanh nhất ở nhóm:
A. các nước phát triển.
B. các nước kém phát triển.
C. các nước đang phát triển.
D. các nước xuất khẩu dầu mỏ.
Câu 3. Gió Tín phong là gió thổi thường xuyên ở:
A. đới nóng B. đới cận nhiệt C. đới ôn hòa D. đới lạnh
Câu 4. Nguyên nhân khí hậu miền Bắc nước ta có một mùa đông lạnh là do:
A. nước ta nằm ở vĩ độ cao trong đới khí hậu ôn hòa.
B. chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc có tính chất lạnh, khô.
C. do ảnh hưởng của dòng biển lạnh và dòng biển nóng.
D. địa hình núi cao nên khí hậu có sự phân hóa theo đai cao.
Câu 5. Vấn đề cần quan tâm hàng đầu về tài nguyên nước ở đới nóng hiện nay là:
A. xâm nhập mặn.
B. sự cố tràn dầu trên biển.
C. thiếu nước sản xuất.
D. thiếu nước sạch.
Câu 6. Tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế – xã hội là hình thức di dân:
A. di dân tự do.
B. di dân phong trào.
C. di dân có kế hoach.
D. di dân tránh thiên tai.
Câu 7. Các nước đới ôn hòa nhập khẩu nguyên liệu, nhiên liệu trong sản xuất công nghiệp ở:
A. nguồn nguyên, nhiên liệu có sẵn.
B. nhập khẩu từ các nước đới nóng.
C. nhập khẩu từ các nước đới lạnh.
D. xâm chiếm từ các nước thuộc địa.
Câu 8. Đặc trưng về hình thái bên ngoài của các đô thị ở đới ôn hòa là:
A. nhà ống, nhà cao tầng nằm san sát nhau.
B. những ngôi nhà mái ngói, phân bố thưa thớt.
C. những tòa nhà chọc trời, hệ thống đường sá hiện đại.
D. những tòa lâu đài, nhà thờ với kiến trúc cổ xưa.
Câu 9. Sản xuất nông nghiệp diễn ra trong các ốc đảo là hoạt động sản xuất ở môi trường:
A. hoang mạc
B. nhiệt đới
C. cận nhiệt đới
D. đới ôn hòa
Câu 10. Các nguồn tài nguyên ở đới lạnh:
A. Hải sản, thú có lông quý, khoáng sản.
B. Hải sản, các loài bò sát, côn trùng.
C. Thú có lông quý, các loài thủy sản.
D. Băng tuyết, các loài chim, thủy sản.
Phần tự luận
Câu 1 (3 điểm). Trình bày đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa?
Câu 2 (2 điểm).Đô thị hóa tự phát ở đới nóng đã có những tác động tiêu cực nào tới môi trường và đời sống người dân?
Đáp án và Thang điểm
Phần trắc nghiệm
I. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu tương đương với 0,5 điểm)
Câu 1. Gia tăng dân số tự nhiên phụ thuộc vào sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người chết đi trong một năm.
Chọn: A.
Câu 2. Số lượng các siêu đô thị tăng nhanh nhất ở nhóm các nước đang phát triển.
Chọn: C.
Câu 3. Loại gió thổi quanh năm ở đới nóng là gió tín phong (tín phong Đông Bắc và tín phong Đông Nam).
Chọn: A.
Câu 4. Nguyên nhân khí hậu miền Bắc nước ta có một mùa đông lạnh là do vào mùa đông, miền Bắc chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông Bắc với tính chất lạnh, khô vào đầu mùa đông và lạnh, ẩm vào cuối mùa đông.
Chọn: B.
Câu 5. Ở đới nóng, vấn đề cần quan tâm hiện nay về tài nguyên nước là thiếu nước sạch cho đời sống. Ở đới nóng hơn 700 triệu người không được dùng nước sạch.
Chọn: D.
Câu 6. Một số nước đới nóng tiến hành di dân có tổ chức, kế hoạch, những cuộc di dân như vậy có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế – xã hội.
Chọn: C.
Câu 7. Nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu trong sản xuất công nghiệp ở các nước ôn hòa chủ yếu nhập khẩu từ các nước trong khu vực đới nóng.
Chọn: B.
Câu 8. Các đô thị ở đới ôn hòa phát triển theo quy hoạch, trung tâm là các khu thương mại, dịch vụ với những tòa nhà chọc trời được xây dựng bằng đá, xi măng, sắt thép,…
Chọn: C.
Câu 9. Ở môi trường hoang mạc, sản xuất nông nghiệp của con người diễn ra ở trong các ốc đảo.
Chọn: B.
Câu 10. Các nguồn tài nguyên ở đới lạnh là Hải sản, thú có lông quý và khoáng sản.
Chọn: A.
Phần tự luận
Câu 1.
– Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa:
+ Nhiệt độ trung bình năm trên 20°C, nhưng thay đổi theo mùa: Một mùa có nhiệt độ cao (trên 29°C vào cuối mùa) và một mùa có nhiệt độ thấp hơn (1 điểm).
+ Lượng mưa trung bình năm trên 1.000mm, nhưng thay đổi theo mùa: Một mùa mưa nhiều, chiếm 70 – 95% lượng mưa cả năm và một mùa mưa ít (1 điểm).
– Thời tiết diễn biến thất thường: Mùa mưa có năm đến sớm, có năm đến muộn; lượng mưa có năm ít, năm nhiều dễ gây ra hạn hán, lũ lụt (1 điểm).
Câu 2.
Những tác động tiêu cực của đô thị hóa tự phát ở đới nóng tác động tới môi trường và đời sống con người là:
– Đối với đời sống người dân: (1 điểm)
+ Thiếu điện, nước và tiện nghi sinh hoạt.
+ Dịch bệnh dễ phát sinh và lây lan.
+ Thiếu việc làm và thất nghiệp.
– Đối với môi trường: (1 điểm)
+ Rác thải và nước thải sinh hoạt làm ô nhiễm nước, không khí.
+ Không khí bị ô nhiễm.
+ Một số khu nhà lụp xụp, thiếu tiện nghi sinh hoạt, làm xấu cảnh quan đô thị.
2.2. Đề thi học kì 1 Địa lý 7 năm học 2024 – 2025 có đáp án – đề 2:
Phần trắc nghiệm (5 điểm)
Câu 1. Nhân tố tác động đến sự mở rộng phạm vi phân bố dân cư trên Trái Đất là:
A. tài nguyên thiên nhiên.
B. tiến bộ khoa học kĩ thuật.
C. sự gia tăng dân số.
D. chính sách phân bố dân cư.
Câu 2. Quần cư thành thị không có đặc điểm:
A. Phố biến lối sống thành thị.
B. Hoạt động kinh tế công nghiệp, dịch vụ.
C. Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp.
D. Nhà cửa tập trung với mật độ cao.
Câu 3. Ở các vùng cửa sông, ven biển thường có loại rừng:
A. Rừng ngập mặn B. Rừng rậm xanh quanh năm
C. Rưng thưa và xa van D. Rừng rậm nhiệt đới
Câu 4. Thiên nhiên môi trường nhiệt đới chủ yếu thay đổi theo:
A. vĩ độ và độ cao địa hình. B. vĩ độ và theo mùa.
C. bắc – nam và đông – tây. D. đông – tây và theo mùa.
Câu 5. Môi trường nhiệt đới gió mùa phân bố điển hình ở khu vực:
A. Nam Á, Đông Nam Á B. Nam Á, Đông Á
C. Tây Nam Á, Nam Á. D. Bắc Á, Tây Phi.
Câu 6. Hạn chế của khí hậu nóng ẩm đối với sản xuất nông nghiệp là:
A. động đất, núi lửa thường xuyên xảy ra.
B. sương muối, giá rét, nhiều nơi có tuyến rơi.
C. hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.
D. sâu bệnh dễ phát triển, gây hại cho cây trồng.
Câu 7. Nguyên nhân nền kinh tế các nước thuộc khu vực đới nóng còn chậm phát triển là do:
A. tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn.
B. trình độ lao động còn thấp.
C. nhiều năm dài bị thực dân xâm chiếm.
D. điều kiện khí hậu khắc nghiệt.
Câu 8. Các nước phát triển ở ôn đới nền nông nghiệp không có đặc điểm:
A. Sản xuất chuyên môn hóa với qui mô lớn.
B. Xây dựng các trang trại và hợp tác xã hiện đại.
C. Áp dụng rộng rãi các thành tựu khoa học – kĩ thuật.
D. Tổ chức chặt chẽ theo kiểu công nghiệp.
Câu 9. Trong các hoang mạc thường:
A. Lượng mưa rất lớn nhưng phân bố không đều.
B. Lượng bốc hơi rất thấp do nhiệt độ rất cao.
C. Biên độ nhiệt trong ngày và trong năm rất lớn.
D. Biên độ nhiệt trong ngày và trong năm rất nhỏ.
Câu 10. Biến đổi khí hậu toàn cầu gây hậu quả lớn nhất ở vùng đới lạnh là:
A. băng tan ở hai cực.
B. mưa axit.
C. bão tuyết.
D. khí hậu khắc nghiệt.
Phần tự luận
Câu 1 (2 điểm). Trình bày sự khác nhau cơ bản giữa quần cư đô thị và quần cư nông thôn?
Câu 2 (3 điểm).
a) Nêu đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc và so sánh sự khác nhau về chế độ nhiệt của hoang mạc ở đới nóng và đới ôn hòa?
b) Thực vật và động vật ở hoang mạc thích nghi với môi trường khắc nghiệt, khô hạn như thế nào?
Đáp án và Thang điểm
I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm – mỗi câu tương ứng với 0,5 điểm)
Câu 1. Chính những tiến bộ khoa học, kĩ thuật đã mở rộng phạm vi phân bố dân cư trên Trái Đất. Ví dụ, trước kia ở các hoang mạc, bán hoang mạc không hoặc rất ít người sinh sống nhưng nhờ có hệ thống máy khoan sâu được nguồn nước nên đã có người dân sinh sống và làm nông nghiệp ở đó.
Chọn: B.
Câu 2. Quần cư thành thị có dân cư tập trung đông đúc với mật độ cao, nhà cửa san sát, phổ biến lối sống thành thị, hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ.
Chọn: C.
Câu 3. Rừng ngập mặn phân bố ở khu vực vùng cửa sông, ven biển. Ở Việt Nam có nhiều ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Chọn: A.
Câu 4. Thiên nhiên môi trường nhiệt đới thay đổi theo vĩ độ và theo mùa.
Chọn: B.
Câu 5. Khí hậu nhiệt đới gió mùa là loại khí hậu đặc sắc của đới nóng, điển hình là ở Nam Á và Đông Nam Á.
Chọn: A.
Câu 6. Môi trường xích đạo ẩm có khí hậu nóng ẩm, tạo điều kiện cho sâu bệnh dễ phát triển, gây hại cho cây trồng, vật nuôi.
Chọn: D.
Câu 7. Phần lớn các nước thuộc đới nóng bị thực dân xâm chiếm và đô hộ hàng trăm năm, điều này là nguyên nhân chính khiến nền kinh tế các nước này chậm phát triển.
Chọn: C.
Câu 8. Các nước phát triển kinh tế ở ôn đới có nền nông nghiệp sản xuất chuyên môn hóa với qui mô lớn, tổ chức chặt chẽ theo kiểu công nghiệp và ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học – kĩ thuật.
Chọn: B.
Câu 9. Trong các hoang mạc lượng mưa rất ít, lượng bốc hơi cao, biên độ nhiệt trong ngày và trong năm rất lớn.
Chọn: C.
Câu 10. Trái Đất đang nóng lên làm băng ở hai cực tan và chảy về phía xích đạo sẽ làm tăng thể tích của nước biển ở các đại dương trên gây ra hậu quả rất lớn về đời sống và sự phát triển kinh tế – xã hội các khu vực này.
Chọn: A.
II. TỰ LUẬN
Câu 1.
– Khác nhau về mật độ dân cư: Ở nông thôn mật độ dân số thấp; ở thành thị mật độ dân số cao. (0,5 điểm)
– Khác nhau về hình thức tổ chức sinh sống: Ở nông thôn sống thành làng mạc; ở đô thị sống thành phố xá. (0,75 điểm)
– Khác nhau về hoạt động kinh tế chủ yếu: Ở nông thôn sống dựa vào nông nghiệp; ở đô thị dựa vào công nghiệp và dịch vụ. (0,75 điểm)
Câu 2.
a)
– Đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc: Lượng mưa rất ít, biên độ nhiệt năm rất lớn. (0,5 điểm)
– So sánh sự khác nhau về chế độ nhiệt của hoang mạc ở đới nóng và đới ôn hòa.
+ Hoang mạc ở đới nóng: Biên độ nhiệt năm cao nhưng có mùa đông ấm áp (nhiệt độ trung bình trên 10°C), mùa hạ rất nóng (trên 36°C). (0,75 điểm)
+ Hoang mạc đới ôn hòa: Biên độ nhiệt nằm rất cao nhưng có mùa hạ không quá nóng (khoảng 20°C) và mùa đông rất lanh (đến -24°C). (0,75 điểm)
b)
Các đặc điểm của thực vật và động vật ở hoang mạc thích nghi với môi trường khắc nghiệt, khô hạn là:
– Tự hạn chế sự mất nước. (0,5 điểm)
– Tăng cường dự trữ nước, dự trữ chất dinh dưỡng trong cơ thể. (0,5 điểm)
3. Ma trận Đề thi học kì 1 Địa lý 7:
Tên chương/bài | Số câu – tương ứng với cấp độ nhận thức | Tổng | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng _Thấp | Vận dụng _Cao | ||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||
Bài 2. Dân số | 1 | 1 | 2 | ||||||
Bài 3. Sự phân bố dân cư. Các chủng tộc trên thế giới | 1 | 1 | 2 | ||||||
Bài 5. Quần cư. Đô thị hóa | 1 | 1 | |||||||
Bài 6. Đới nóng. Môi trường xích đạo ẩm | 1 | 1 | |||||||
Bài 7. Môi trường nhiệt đới | 1 | 1 | |||||||
Bài 8. Môi trường nhiệt đới gió mùa | 1 | 1 | 2 | ||||||
Bài 11. Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường đới nóng | 1 | 1 | 2 | ||||||
Bài 12. Di dân và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng | 1 | 1 | 2 | ||||||
Bài 13. Môi trường đới ôn hòa | 1 | 1 | |||||||
Bài 17. Đô thị hóa ở đới ôn hòa | 1 | 1 | 2 | ||||||
Bài 18. Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa | 1 | 1 | |||||||
Bài 19. Môi trường hoang mạc | 1 | 1 | 2 | ||||||
Bài 21. Môi trường đới lạnh | 1 | 1 | 2 | ||||||
Bài 23. Môi trường vùng núi | 1 | 1 | 1 | ||||||
Bài 24. Thế giới rộng lớn và đa dạng | 1 | 1 | 2 | ||||||
Bài 26. Thiên nhiên châu Phi | 1 | 1 | 1 | 3 | |||||
Bài 28. Dân cư, xã hội châu Phi | 2 | 1 | 1 | 4 | |||||
Bài 29. Kinh tế châu Phi | 2 | 1 | 1 | 4 | |||||
Bài 30. Các khu vực châu Phi | 1 | 1 | 1 | 3 | |||||
TỔNG | 20 | 10 | 6 | 4 | 40 |