Đề thi học kì 1 Âm nhạc 6 năm học 2024 - 2025 có đáp án là một trong những bài kiểm tra quan trọng trong quá trình học tập của học sinh lớp 6. Đề thi này bao gồm các câu hỏi về các khái niệm cơ bản của âm nhạc, như nốt nhạc, âm vực, ký hiệu nhạc và nhịp điệu.
Mục lục bài viết
1. Nội dung ôn tập thi học kì 1 Âm nhạc 6:
Kiến thức
HS biết hát thuộc và biểu diễn bốn bài hát quan trọng đó là Tiếng chuông và ngọn cờ, Vui bước trên đường xa, Hành khúc tới trường, Đi cấy. Bên cạnh đó, HS cũng nên tìm hiểu thêm về các nhạc sĩ và tác phẩm của họ để có thể phát triển kiến thức âm nhạc của mình một cách toàn diện hơn.
HS có thể vận dụng kiến thức của mình để biểu diễn các bài hát có tính nghệ thuật cao hơn. Ngoài ra, HS cũng nên trình bày hiểu biết của mình về âm nhạc một cách rõ ràng và logic.
Năng lực
a.Năng lực chung
HS cần có năng lực tự học và giải quyết vấn đề một cách độc lập để có thể phát triển kiến thức và kỹ năng âm nhạc của mình một cách tốt nhất.
b.Năng lực chuyên biệt
HS cần thực hành âm nhạc thường xuyên để có thể trau dồi kỹ năng biểu diễn bài hát và nâng cao cảm nhận về âm nhạc.
HS cần hiểu biết sâu sắc về các giai điệu, nốt nhạc, thể loại âm nhạc để có thể áp dụng vào thực tiễn biểu diễn.
Phẩm chất
Yêu gia đình, quê hương, đất nước và có tinh thần yêu nghề, đam mê âm nhạc để có thể trau dồi kỹ năng và kiến thức của mình một cách liên tục và bền vững hơn.
2. Ma trận ôn tập thi học kì 1 Âm nhạc 6:
3. Đề thi học kì 1 Âm nhạc 6 năm học 2024 – 2025 có đáp án chuẩn nhất:
3.1. Đề thi:
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm)
Câu 1. Âm thanh có máy thuộc tính?
A. 2
B. 4
C. 6
D. 8
Câu 2. Trường độ của âm thanh là:
A. Độ trầm bổng, cao thấp.
B. Độ ngân dài, ngắn.
C. Độ mạnh, nhẹ.
D. Màu âm khác nhau của âm thanh.
Câu 3: Nốt son nằm ở vị trí nào trên khuông nhạc?
A. Dòng 2 từ dưới lên
B. Dòng 2 từ trên xuống
C. Khe 2 từ dưới lên
D. Khe 2 từ trên xuống
Câu 4. Nốt tròn bằng bao nhiêu nốt đen?
A. 2 nốt đen
B. 4 nốt đen
C. 12 nốt móc kép
D.16 nốt móc kép
Câu 5. Nhịp gì gì:
A. Những phần bằng nhau được lặp đi lặp lại trong một bản nhạc, bài hát.
B. Những phần nhỏ có giá trị thời gian bằng nhau được lặp đi lặp lại trong một bản nhạc, bài hát.
C. Những phần nhỏ có thời gian bằng nhau được lặp đi lặp lại trong một bản nhạc, bài hát.
D. Những phần nhỏ thời gian bằng nhau được lặp đi lặp lại trong một bản nhạc, bài hát.
Câu 6. Giữa các nhịp có một vạch đứng để phân cách gọi là:
A. Vách ngăn
B. Hàng dào
C. Vạch nhịp
D. Nhịp
Câu 7. Trong các bài hát sau bài nào là bài dân ca Nam Bộ?
A. Tiến quân ca
B. Tiếng chuông và ngọn cờ
C. Vui bước tên đường xa
D. Hành khúc tới trường
Câu 8. Bài hát Vui bước trên đường xa thuộc dân ca vùng miền nào?
A. Nam Bộ
B. Bắc Bộ
C. Nam Trung Bộ
D. Quảng Nam
Câu 9. Các bài hát dân ca do ai sáng tác?
A. Nhạc sĩ
B. Nhân dân
C. Nhà thơ
D. Nhà báo
Câu 10. Nhạc cụ nào không phải là nhạc cụ dân tộc?
A. Đàn đáy
B. Đàn Nhị
C. Đàn Ghi ta
D. Trống
Câu 11. Nhạc sĩ Văn Cao sáng tác bài hát nào trong những bài sau:
A. Tiến quân ca
B. Tiếng chuông và ngọn cờ
C. Vui bước tên đường xa
D. Hành khúc tới trường
Câu 12. Bài hát “Lên đàng” của nhạc sĩ nào sáng tác?
A. Văn Cao
B. Phong Nhã
C. Hoàng Long, Hoàng Lân
D. Lưu Hữu Phước
PHẦN II: THỰC HÀNH (7 điểm) Bốc thăm
Trình bày một bài hát hoặc một bài tập đọc nhạc đã học trong chương trình Âm nhạc lớp 6 đã học.
3.2. Đáp án:
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm, mỗi câu đúng 0,25 điểm).
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | b | b | a | b | b | c | c | a | b | c | a | d |
PHẦN II: TỰ LUẬN (7 điểm) Hát hoặc đọc nhạc.
Yêu cầu | Hát | Điểm |
1 | Hát đúng cao độ và trường độ | 2 |
2 | Thuộc lời ca | 1 |
3 | Biết lấy hơi, ngắt hơi đúng chỗ, to rõ ràng | 1 |
4 | Biểu diễn bài hát tự nhiên, thoải mái | 1 |
5 | Có thể hát kết hợp động tác phụ họa | 1 |
6 | Có tinh thần thái độ, ý thức tốt trong giờ kiểm tra | 1 |
Yêu cầu | Đọc nhạc | Điểm |
1 | Đọc đúng cao độ và trường độ | 2 |
2 | Đọc đúng tên nốt nhạc | 1 |
3 | Có kết hợp gõ phách hoặc đánh nhạc | 1 |
4 | Ghép lời ca theo giai điệu | 1 |
5 | Đọc to rõ ràng, tự nhiên, thoải mái | 1 |
6 | Có tinh thần thái độ, ý thức tốt trong giờ kiểm tra | 1 |
4. Đề thi học kì 1 Âm nhạc 6 năm học 2024 – 2025 có đáp án chính xác nhất:
4.1. Đề thi:
Trả lời những câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn chữ A, B, C hoặc D (mỗi câu chỉ có một đáp án đúng).
Câu 1. Ai là tác giả bài hát Lên đàng?
A. Văn Cao C. Lưu Hữu Phước
B. Phạm Tuyên D. Hoàng Lân
Câu 2. Câu hát Non sông ta bao la… có trong bài hát nào?
A. Tiếng chuông và ngọn cờ C. Hành khúc tới trường
B. Vui bước trên đường xa D. Đi cấy
Câu 3. Cao độ là gì?
A. Độ trầm bổng, cao thấp. C. Độ mạnh, nhẹ.
B. Độ ngân dài, ngắn. D. Màu âm khác nhau của âm thanh.
Câu 4. Trường độ là gì?
A. Độ trầm bổng, cao thấp. C. Độ mạnh, nhẹ.
B. Độ ngân dài, ngắn. D. Màu âm khác nhau của âm thanh.
Câu 5. Nhịp cho biết điều gì?
A. Mỗi nhịp có 2 phách, mỗi phách bằng một nốt móc đơn. Phách thứ nhất là phách mạnh, phách thứ hai là phách nhẹ.
B. Mỗi nhịp có 2 phách, mỗi phách bằng một nốt móc kép.
C. Mỗi nhịp có 2 phách, mỗi phách bằng một nốt đen. Phách thứ nhất là phách nhẹ, phách thứ hai là phách mạnh.
D. Mỗi nhịp có 2 phách, mỗi phách bằng một nốt đen. Phách thứ nhất là phách mạnh, phách thứ hai là phách nhẹ.
Câu 6. Nhạc sĩ Văn Cao sáng tác bài Tiến quân ca (Quốc ca) vào năm nào?
A. 1944 B. 1945 C. 1946 D. 1947
II. Tự luận
Hãy hoàn thành các bài tập sau đây.
Câu 8. Chép lời bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ, từ Thế giới quanh em đến có chung niềm tin.
Câu 9. Hãy viết cảm nhận của em về bài hát Hành khúc tới trường (viết dưới 50 chữ).
4.2. Đáp án:
I. Trắc nghiệm khách quan
Câu 1. Ai là tác giả bài hát Lên đàng?
C. Lưu Hữu Phước
Câu 2. Câu hát Non sông ta bao la… có trong bài hát nào?
C. Hành khúc tới trường
Câu 3. Cao độ là gì?
A. Độ trầm bổng, cao thấp.
Câu 4. Trường độ là gì?
B. Độ ngân dài, ngắn.
Câu 5. Nhịp cho biết điều gì?
D. Mỗi nhịp có 2 phách, mỗi phách bằng một nốt đen. Phách thứ nhất là phách mạnh, phách thứ hai là phách nhẹ.
Câu 6. Đây là tiết tấu mở đầu của bài TĐN nào?
A. TĐN số 2- Mùa xuân trong rừng
Câu 7. Nhạc sĩ Văn Cao sáng tác bài Tiến quân ca (Quốc ca) vào năm nào?
A. 1944
II. Tự luận
Câu 8. Chép lời bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ, từ Thế giới quanh em đến có chung niềm tin. Theo SGK Âm nhạc 6, trang 7. Bài hát nói về tình yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc và lòng trung thành với lý tưởng cách mạng. Lời bài hát thể hiện sự đoàn kết, tình yêu thương và hy vọng cho một tương lai tươi sáng. Bài hát cũng nhấn mạnh rằng, sự đoàn kết và tình yêu thương là những giá trị quan trọng giúp con người vượt qua khó khăn và đạt được thành công trong cuộc sống.
Câu 9. Hãy viết cảm nhận của em về bài hát Hành khúc tới trường (viết dưới 50 chữ). HS viết nhiều cảm nhận khác nhau (về nội dung, sắc thái, tình cảm…), GV đánh giá tuỳ theo từng bài. Bài hát Hành khúc tới trường là một trong những bài hát quen thuộc đối với các em học sinh. Bài hát mang đến nhiều cảm xúc tích cực như niềm vui, sự hào hứng và sự phấn khích trong việc đến trường học. Nó cũng truyền tải thông điệp về sự quan trọng của giáo dục và học tập. Bài hát cũng thể hiện sự tôn trọng và biết ơn đối với các thầy cô giáo, những người đã dạy dỗ và giúp đỡ chúng ta trong việc học tập.