Nhằm giúp các bạn học sinh có nhiều kiến thức và nắm vững nội dung bài học, bài viết dưới đây chúng minh gửi đến bạn đọc bài viết Đề thi giữa học kì 2 Ngữ Văn 10 năm 2024 - 2025 có đáp án. Cùng tham khảo bài viết của chúng mình nhé.
Mục lục bài viết
1. Bí kíp ôn thi môn Ngữ văn đạt điểm cao:
1.1. Đọc nhiều sách:
Sách là kho tàng tri thức của nhân loại. Đọc nhiều sách là cách để chúng ta tiếp thu những tinh hoa, cái đẹp đó. Để học tốt môn Văn, các em cần có kiến thức sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, để có thể vận dụng, liên hệ và tạo chiều sâu cho bài viết của mình. Hơn hết, đọc nhiều sách là phương pháp hữu hiệu giúp bạn làm được điều đó, đồng thời cũng là cách ôn tập môn Văn hiệu quả để bạn đạt kết quả cao trong kỳ thi.
Đọc nhiều loại sách sẽ giúp bạn tiếp cận với nhiều kiến thức hơn. Tốt nhất bạn không nên chỉ tập trung vào một loại sách chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó mà nên tìm hiểu nhiều lĩnh vực để tạo sự đa dạng và chiều sâu cho kiến thức của mình. Đọc sách có rất nhiều lợi ích: bạn học cách sắp xếp và trình bày ý tưởng, quan điểm của mình một cách logic thông qua các bài báo khoa học; bạn học cách cải thiện câu từ, tạo ra nhiều từ hay qua các tác phẩm văn học,… Tất cả những điều này sẽ giúp bạn mở rộng kiến thức, từ đó vận dụng chúng vào bài viết của mình. tăng sức hấp dẫn, cũng như tạo ấn tượng tốt với giám thị chấm điểm nhờ trí tuệ sâu sắc, độc đáo của mình.
1.2. Luyện viết văn:
Luyện viết nhiều cũng là một trong những phương pháp hiệu quả giúp bạn ôn tập môn Văn để chuẩn bị cho kỳ thi. Học phải đi đôi với hành. Chúng ta học lý thuyết trên lớp, học cách hiểu một chủ đề, sau đó chúng ta nên tự kiểm tra bản thân bằng cách thực hành viết các dạng câu hỏi đó. Bạn có thể thực hiện thao tác viết phần mở đầu và kết luận sao cho chuẩn. Nếu được, thì chúng ta bắt đầu tính thời gian và viết một bài luận hoàn chỉnh. Tốt nhất khi viết xong bạn có thể trao đổi với bạn bè hoặc thầy cô để góp ý và hoàn thiện hơn.
Chỉ cần một tuần dành một chút thời gian luyện viết, chắc chắn kỹ năng viết của bạn sẽ tốt hơn. Hãy cố gắng tập trung và nghiêm túc làm bài, chắc chắn khi đi thi các bạn sẽ quen tay và hoàn thành tốt bài viết của mình mà không bị thừa hay thiếu thời gian.
1.3. Áp dụng phương pháp học thuộc bằng sơ đồ tư duy:
Đây là một trong những cách học tốt và ôn tập tốt môn Văn cho kì thi sắp tới. Chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng này đòi hỏi bạn phải dành thời gian thường xuyên cho nhiều môn học và bài tập khác nhau. Vì vậy, có nhiều lúc bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi khi phải ghi nhớ rất nhiều kiến thức của các môn học. Hơn bất cứ điều gì, học bằng cách tham khảo sơ đồ sẽ cải thiện điều này.
Việc tự mình hệ thống hóa kiến thức đã học trên lớp bằng sơ đồ tư duy sẽ là cách để bạn nhớ bài nhanh hơn rất nhiều. Bạn có thể vẽ sơ đồ vào một cuốn sổ nhỏ, bạn mang theo bên mình và xem lúc rảnh rỗi, chắc chắn bạn sẽ nhớ lâu hơn. Ghi nhớ kiến thức Văn không khó, quan trọng là bạn phải kiên trì, tập trung và học tập nghiêm túc thì nhất định sẽ thành công.
1.4. Ghi nhớ thật nhiều dẫn chứng:
Đây là một trong những công việc rất quan trọng và hữu ích cho bài viết của bạn, đặc biệt là dẫn chứng cho các cuộc tranh luận xã hội. Một bài viết nghị luận xã hội khi đọc có nhiều liên hệ, dẫn chứng thực tế sẽ gây thiện cảm và ấn tượng tốt với người đọc. Chúng ta không nên cứ lấy một ví dụ cũ đã được quá nhiều người biết trước đó sẽ tạo nên sự nhàm chán, đơn điệu. Thay vào đó, hãy ghi nhớ nhiều ví dụ mới và áp dụng chúng một cách khéo léo, logic, chắc chắn rằng bài viết của bạn sẽ được đánh giá cao. Đó cũng là cách giúp bạn học tốt môn Văn trong kì thi.
Ghi nhớ nhiều dẫn chứng không đòi hỏi bạn quá nhiều thời gian và công sức. Chỉ chú ý đến những sự kiện mới trong xã hội thông qua báo chí, truyền hình, internet. Thời gian chúng ta lướt facebook, zalo,… xem một số tin tức xã hội trong và ngoài nước để biết thêm nhiều thông tin mới sẽ giúp ích cho các bạn rất nhiều.
1.5. Ôn tập kĩ phần tiếng Việt:
Phần Tiếng Việt (kỹ năng đọc – hiểu) là một phần quan trọng trong cấu trúc đề thi Ngữ văn. Ôn tập tốt phần Tiếng Việt sẽ giúp bạn dễ dàng lấy điểm trong phần này. Để làm được điều đó không khó.
Trước hết chúng ta cần chuẩn bị cho mình một nền tảng kiến thức cơ bản vững chắc về tiếng Việt. Các khái niệm, ví dụ như đặc điểm nhận dạng của từ, tu từ, phương thức biểu đạt,… các em cần nắm và nắm vững. Ngoài ra, chúng ta phải thường xuyên luyện tập, làm bài tập để nâng cao sự nhạy bén, khả năng nhận diện. Điều đó đòi hỏi bạn phải học chăm chỉ, học nghiêm túc. Thành quả mà bạn đạt được sau những nỗ lực đó chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng. Đây cũng là một trong những bí quyết ôn thi đại học môn Văn hiệu quả mà các em có thể tham khảo.
1.6. Chuẩn bị nền tảng kiến thức lí luận văn học:
Lí luận văn học vốn dĩ không được tính điểm trong thang điểm văn nghị luận. Tuy nhiên, nó cũng giúp chúng ta rất nhiều trong việc hình thành những bài viết hay. Kiến thức lí luận văn học không phải ai cũng dễ dàng tiếp cận và học tốt, bởi vốn dĩ nó tương đối khó. Tuy nhiên, nếu nắm được những kiến thức cơ bản, nền tảng của lí luận văn học, bạn sẽ tạo được cơ sở vững chắc làm tiền đề cho lập luận của mình. Do đó, phương pháp học này khá hữu ích cho các bạn trong việc ôn tập môn Văn cho kì thi sắp tới.
Trong chương trình Ngữ văn 12 có một số văn bản dạy lí thuyết văn học, chúng ta nên xem qua và nắm được nội dung của nó. Phần này không nhất thiết bạn phải thành thạo, thông qua việc ghi nhớ một cách máy móc. Hơn hết nếu bạn nắm bắt được nhiều thì tốt nhưng nếu không đủ thời gian thì hãy nắm bắt những nền tảng kiến thức ổn định. Một bài viết liên quan, dùng lí luận văn học để gợi mở, dẫn dắt vấn đề sẽ gây ấn tượng tốt với người đọc. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý đừng lạm dụng logic quá nhiều, vì như vậy sẽ giống như “đúp nụ”. Tốt nhất chúng ta nên tìm hiểu và học một cách nghiêm túc thì sẽ mang lại hiệu quả như mong muốn.
1.7. Tham khảo nhiều dạng đề:
Tham khảo và luyện tập nhiều dạng câu hỏi khác nhau là cách để chúng ta ôn tập môn Văn hiệu quả, chuẩn bị cho kỳ thi. Khi tiếp cận với nhiều dạng câu hỏi mới, các bạn sẽ tránh khỏi bỡ ngỡ, bối rối, không biết xử lý như thế nào khi vô tình gặp những dạng câu hỏi mới này trong đề thi. Các chủ đề của chúng tôi luôn theo xu hướng cập nhật cái mới, cải tiến, chú trọng thành công trong việc ứng dụng các vấn đề cuộc sống vào bài viết. Vì vậy, các em nên đọc qua một số dạng đề mở, đề mới hiện nay để làm quen và luyện tập. Chắc chắn khi bạn đầu tư nghiên cứu một cách nghiêm túc, hiệu quả nghiên cứu của bạn sẽ tăng lên đáng kể.
2. Đề thi giữa học kì 2 Ngữ Văn 10 năm 2024 – 2025 có đáp án:
2.1. Đề thi giữa học kì 2 Ngữ Văn 10 năm 2024 – 2025 có đáp án – đề 1:
PHẦN I – ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Việc theo đuổi đam mê có thể sẽ mang lại nhiều phần thưởng, nhưng điều đó không có nghĩa là cuộc sống của bạn không có nhiều thách thức hoặc những đấu tranh. Bất cứ một người tận tụy nào dù là một y tá, họa sĩ, nhà xây dựng, linh mục hay diễn viên đều có thể nói với bạn rằng, sự chăm chỉ, sự hi sinh và nỗ lực to lớn là những điều cần thiết, ngay cả với những người yêu thích công việc họ làm. […] Hầu hết những người được niềm đam mê thúc đẩy đều chấp nhận sự hi sinh và tranh đấu. Helen Keller đã vượt lên khuyết tật mù và điếc để trở thành niềm cảm hứng, nguồn khích lệ đối với triệu người trên thế giới. Bà đã từng nói: “Trong sự dễ dàng và bình lặng, tính cách không thể phát triển được. Chỉ qua khó khăn thử thách, tâm hồn mới trở nên mạnh mẽ, khát vọng mới được khơi nguồn và thành công mới được gặt hái”. “Thành công bất ngờ” thường là kết quả của nhiều năm lao động chăm chỉ và âm thầm. Ỷ vào vinh quang thoáng chốc thường không phải là một sự lựa chọn. Tuy nhiên có lẽ không có phần thưởng nào lớn hơn được làm việc mà bạn sinh ra để làm trong khi phục vụ một mục đích lớn lao hơn bản thân bạn. Trong chuyến đi của mình, tôi gặp rất nhiều người, cả đàn ông và phụ nữ, đang thực hiện sứ mệnh tạo ra sự thay đổi tích cực bằng chia sẻ tài năng và sự hiểu biết của họ. Chúng ta chia sẻ về những cuộc đấu tranh vượt qua nghịch cảnh và khích lệ người khác vượt lên nghịch cảnh mà họ đang đối mặt.
(Trích Đừng bao giờ từ bỏ khát vọng – Nick Vuijic, NXB Tổng hợp TP.HCM)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2 (0,5 điểm): Nêu nội dung chính của văn bản?
Câu 3 (1,0 điểm): Theo anh/chị vì sao bà Helen Keller cho rằng: “Thành công bất ngờ” thường là kết quả của nhiều năm lao động chăm chỉ và âm thầm. Ỷ vào vinh quang thoáng chốc thường không phải là một sự lựa chọn?
Câu 4 (1,0 điểm): Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/chị ?
PHẦN II – LÀM VĂN(7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong phần Đọc hiểu: Trong sự dễ dàng và bình lặng, tính cách không thể phát triển được. Chỉ qua khó khăn thử thách, tâm hồn mới trở nên mạnh mẽ, khát vọng mới được khơi nguồn và thành công mới được gặt hái.
Câu 2 (5,0 điểm):
Phân tích nhân vật “khách” trong tác phẩm Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu.
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
————————HẾT———————–
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
PHẦN I – ĐỌC HIỂU(3,0 điểm)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính nghị luận.
Câu 2: Nội dung chính: Việc theo đuổi đam mê có thể sẽ mang lại nhiều phần thưởng, nhưng điều đó không có nghĩa là cuộc sống của bạn không có nhiều thách thức hoặc những đấu tranh.
Câu 3: Bà Helen Keller cho rằng: “Thành công bất ngờ” thường là kết quả của nhiều năm lao động chăm chỉ và âm thầm. Ỷ vào vinh quang thoáng chốc thường không phải là một sự lựa chọn: Vì có lao động cần cù, chăm chỉ thì mới có thể thành công. Còn nếu ỷ lại vào vinh quang thoáng chốc cũng đồng nghĩa với việc ta bằng lòng với thành công hiện tại và không còn mục tiêu phấn đấu.
Câu 4: Học sinh có thể trình bày suy nghĩ cá nhân, lí giải hợp lí. Có thể chọn một trong số gợi ý sau:
– Đừng bao giờ từ bỏ khát vọng. Vì nó là sẽ giúp bản thân mỗi chúng ta vượt qua khó khăn, nghịch cảnh, vươn lên và thành công.
– Thành công là quá trình lao động miệt mài, chăm chỉ và phải trải qua nhiều khó khăn, thất bại.
– Đừng hài lòng, ỷ lại vào vinh quang thoáng chốc.
PHẦN II – LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1: Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong phần Đọc hiểu: Trong sự dễ dàng và bình lặng, tính cách không thể phát triển được. Chỉ qua khó khăn thử thách, tâm hồn mới trở nên mạnh mẽ, khát vọng mới được khơi nguồn và thành công mới được gặt hái.
– Yêu cầu chung: HS phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ thái độ và chính kiến của mình để làm bài.
– Yêu cầu cụ thể:
+ Hình thức:
• Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ.
• Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,…
+ Nội dung
• Giải thích: Có thể hiểu “sự dễ dàng và bình lặng” là môi trường êm đềm, không có va chạm, không khó khăn, thử thách.
=> Ý kiến trên khẳng định rằng qua những thử thách tính cách con người mới phát triển, từ đó mới có thể chạm tay tới thành công.
• Bàn luận
‣ Cuộc sống “dễ dàng và bình lặng” ta sẽ không có nhu cầu trang bị những điều cần thiết để đối diện với khó khăn, thử thách. Chính vì thế mà khi bước ra khỏi nơi bình yên ấy ta dễ bị vấp ngã, cám dỗ và khó đứng dậy được; ta sẽ không biết giá trị của đấu tranh và niềm hạnh phúc.
‣ Nếu chúng ta can đảm thoát ra khỏi cuộc đời bình lặng, đối diện với gió to, sóng lớn, có thể vấp ngã nhưng sẽ rút ra được kinh nghiệm, bài học cho mình.
‣ Có trải qua những thử thách ta mới hiểu được giá trị của hạnh phúc, thành công đắt như thế nào.
‣ Cần phê phán những người có lối sống “thu mình vào vỏ ốc”, ngại thử thách, ngại đấu tranh.
• Bài học nhận và hành động: Cuộc sống là vô vàn những điều biến động. Vì vậy, ta phải biết dấn thân vào khó nhăn thì mới thành công; sự dấn thân ấy sẽ giúp ta trở nên mạnh mẽ hơn, tự tin hơn.
Câu 2: Phân tích nhân vật “khách” trong tác phẩm Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu.
– Yêu cầu chung:
+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.
+ Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
+ Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, không được thoát li văn bản tác phẩm.
– Yêu cầu cụ thể:
+ Giới thiệu vài nét về tác phẩm
• Giới thiệu tác giả Trương Hán siêu, tác phẩm Phú sông Bạch Đằng (hoàn cảnh ra đời của bài phú).
• Khái quát chung về nhân vật “khách”: Là hình tượng sáng tạo nghệ thuật của tác giả để gửi gắm tình cảm, cảm xúc, tư tưởng.
+ Phân tích hình tượng nhân vật “khách” (3,0 điểm)
• Khách có tâm hồn tự do, phóng khoáng: Giương buồm, giong gió, lướt bể chơi trăng mải miết.
‣ Khách dạo chơi phong cảnh không chỉ để thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên mà còn nghiên cứu cảnh trí của đất nước, bồi bổ tri thức.
‣ Có hoài bão lớn lao: Nơi có…chẳng biết; Đầm Vân Mộng vẫn còn tha thiết.
‣ Tráng chí của “khách” được gợi lên qua hai loại địa danh:
º Các địa danh của Trung quốc: Nguyên, Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt, đầm Vân Mộng g Những vùng đất nổi tiếng, đều được khách đi qua bằng sách vở và trí tưởng tượng phong phú.
º Một loạt các danh lam thắng cảnh của Đại Việt: cửa Đại Than, bến Đông Triều và nhân vật khách dừng chân ở Bạch Đằng, dòng sông của chiến công lịch sử vẻ vang của dân tộc.
=> Tâm hồn say mê, chủ động đến với thiên nhiên, hành trình dài được khách thực hiện trong một ngày. Không gian, thời gian của cuộc hành trình đã nâng cao tầm vóc của khách.
• Hình tượng “khách” qua những cảm xúc trước cảnh sông Bạch Đằng
‣ Cảnh sắc thiên nhiên trên sông Bạch Đằng: hùng vĩ, thơ mộng, trữ tình: Bát ngát sóng kình muôn dặm, thướt tha đuôi trĩ một màu, nước trời một sắc, phong cảnh ba thu…
‣ Tâm trạng của “khách”:
º Vui mừng trước cảnh đẹp của sông nước, vừa hùng vĩ vừa thơ mộng.
º Niềm tự hào trước dòng sông ghi dấu những chiến công lịch sử.
º Buồn thương, tiếc nuối trước cảnh vật đổi thay, chiến trường xưa oanh liệt nay chỉ còn trơ trọi, hoang vu, hiu quạnh.
→ Tư thế đứng lặng giờ lâu cho thấy tâm thế đắm chìm vào cảm xúc buồn thương, tiếc nuối của khách.
→ Khách có những phát hiện tinh tế, cụ thể vẻ đẹp cảnh sắc phong phú, đa dạng của sông Bạch Đằng.
=> Là con người yêu thiên nhiên, tự hào về những cảnh sắc hào hùng gắn với lịch sử dân tộc.
• Hình tượng “khách” qua niềm tự hào về những chiến công lịch sử
‣ Khách không trực tiếp tham gia vào câu chuyện của các vị bô lão nhưng câu chuyện về những chiến công vẻ vang của một thời lịch sử oanh liệt gắn với con sông Bạch Đằng đã gieo vào lòng khách niềm tự hào, kiêu hãnh về quá khứ hào hùng của dân tộc.
‣ Khách đồng tình với các vị bô lão trong việc lí giải nguyên nhân của chiến thắng do thiên thời – địa lợi – nhân hòa và đặc biệt nhấn mạnh yếu tố con người.
‣ Lời ca của “khách”
º Cụ thể hóa chân lí của các bô lão đã bình luận ở trên: anh hùng lưu danh ở đây chính là hai vị thánh quân anh minh: Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông sẽ lưu danh muôn thuở, tiếng thơm lưu truyền mãi mãi.
º Ca ngợi dòng sông Bạch Đằng lịch sử ghi dấu những chiến công anh hùng suốt chiều dài lịch sử đất nước.
º Mượn ý trong câu thơ Đỗ Phủ “Tịnh tẩy giáp binh trường bất dục” (rửa sạch vũ khí mãi mãi không dùng đến): Mong muốn hòa bình. → Đây cũng chính là mục đích của những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
º Khẳng định vai trò của con người, đặc biệt là yếu tố nhân đức. → Quyết định làm nên chiến thắng.
+ Nghệ thuật:
• Là đỉnh cao nghệ thuật của thể Phú trong văn học trung đại Việt Nam.
• Lời văn linh hoạt, ngôn ngữ trang trọng, hàm súc, hình tượng nghệ thuật sinh động.
• Sử dụng phép liệt kê, phóng đại, ẩn dụ.
• Cách kể và tả ngắn gọn nhưng giàu sức biểu đạt.
+ Đánh giá chung:
• Khái quát nội dung và nghệ thuật xây dựng nhân vật.
• Với hình tượng nhân vật khách, bài phú thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc của tác giả.
+ Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo qui tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
+ Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
2.2. Đề thi giữa học kì 2 Ngữ Văn 10 năm 2024 – 2025 có đáp án – đề 2:
PHẦN I – ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ… trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày.
Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ?
Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn.
Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức…
(Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà Văn, 2012, tr.43-44)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2 (1,0 điểm): Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy”.
Câu 3 (0,5 điểm): Anh/chị hiểu thế nào về ý kiến: “Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn”?
Câu 4 (1,0 điểm): “Ước mơ cháy bỏng nhất” của anh/chị là gì? Anh/chị làm gì để biến ước mơ đó thành hiện thực? (Trả lời trong khoảng 5-7 dòng).
PHẦN II – LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung của đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) với chủ đề: Theo đuổi ước mơ.
Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận về chữ “nhàn” trong bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Từ đó liên hệ với đoạn thơ sau trong Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi và nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn của hai tác giả:
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ, khắp đòi phương.
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
————————HẾT———————–
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
PHẦN I – ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
Câu 2:
– Biện pháp tu từ so sánh: “Sống một cuộc đời” so sánh với “vẽ một bức tranh”, qua từ so sánh “giống như” (chỉ rõ mới cho 0,5)
– Tác dụng: chỉ ra sự tương đồng giữa “sống một cuộc đời” với “vẽ một bức tranh”, giúp người đọc dễ hình dung ra cách sống chủ động để biến ước mơ của mình thành hiện thực; khiến câu văn hình ảnh, sinh động hơn.
Câu 3:
– Ước mơ là những khát khao, mong đợi hoặc những ý tưởng đẹp đẽ mà con người muốn biến thành hiện thực.
– Câu nói là một lời khuyên con người cần biết giữ gìn, bảo vệ, không để những thử thách, khó khăn trong cuộc sống làm thui chột ước mơ và cũng không để người khác ngăn cản việc chúng ta hiện thực hóa ước mơ ấy.
Câu 4:
– Học sinh trả lời theo yêu cầu:
+ Nêu ước mơ cháy bỏng của bản thân.
+ Cần làm gì để biến ước mơ thành hiện thực?
– Nội dung câu trả lời cần chặt chẽ, hợp lí, không trái với các chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
PHẦN II – LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1: Viết đoạn văn nghị luận với chủ đề: Theo đuổi ước mơ.
– Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận: Có đủ các phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, thân đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.
– Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Theo đuổi ước mơ.
– Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.
+ Giải thích:
• Ước mơ là những khát khao, mong muốn thiết tha về những điều tốt đẹp trong tương lai.
• Việc theo đuổi ước mơ có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc đời mỗi con người.
+ Bàn luận:
• Con người sống trên đời cần có ước mơ dù ước mơ vĩ đại hay nhỏ bé. Bởi ước mơ làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp, ý nghĩa; giúp con người sống có mục đích, lí tưởng, có động lực để vượt qua những khó khăn thử thách, hướng tới thành công, thậm chí còn tạo ra những phát minh vĩ đại cho nhân loại. (Nêu dẫn chứng)
• Nhưng ước mơ không bao giờ có sẵn, để đạt được ước mơ, con người phải khát khao, kiên trì, nỗ lực, dũng cảm vượt qua những thử thách, thậm chí chấp nhận thiệt thòi, hi sinh. Ước mơ càng lớn, càng cao đẹp bao nhiêu thì đòi hỏi con người càng phải nỗ lực bấy nhiêu. (Nêu dẫn chứng)
• Ước mơ cũng không thể quá viển vông, xa vời mà phải gắn liền với thực tế.
• Phê phán những người sống thụ động, không có ước mơ, thiếu ý chí vươn lên.
+ Bài học nhận thức và hành động:
• Hãy sống và ước mơ. Học tập, rèn luyện, quyết tâm, có những hành động thiết thực để từng bước chinh phục ước mơ của mình.
– Lưu ý: Không đúng hình thức đoạn văn trừ 0,5 điểm.
Câu 2: Cảm nhận về chữ “nhàn” trong bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Từ đó liên hệ với đoạn thơ sau trong Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi và nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn của hai tác giả:
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ, khắp đòi phương.
– Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm một bài văn nghị luận văn học. Bố cục sáng rõ, hệ thống luận điểm chặt chẽ, hành văn trôi chảy, không mắc các lỗi diễn đạt, câu từ, chính tả…
– Yêu cầu về kiến thức: Có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo một số ý cơ bản sau:
* Vài nét về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm, tác phẩm, nêu vấn đề.
* Giải thích:
– Nhàn tức là nhàn nhã, thảnh thơi, không vướng bận.
– Nhàn được nâng lên thành lối sống, thậm chí là triết lí sống, rất phổ biến ở các tầng lớp trí thức thời xưa. Lối sống nhàn thường nảy sinh từ tâm lí bất mãn với thời cuộc.
⇒ Nhàn là một chủ đề lớn trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, với nghĩa bản chất là sống thuận theo tự nhiên, vượt lên trên danh lợi, giữ cốt cách thanh cao.
*Về chữ “nhàn” trong bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm:
– Nhàn là trạng thái thảnh thơi, tự do lựa chọn cách sống, hòa vào thiên nhiên bốn mùa, sống đạm bạc thanh cao. (Phân tích dẫn chứng câu 1,2 và 5,6)
– Đối lập dại – khôn, thể hiện trí tuệ tỉnh táo sáng suốt, coi thường danh lợi, giữ gìn nhân cách thanh cao. (Phân tích dẫn chứng câu 3,4 và 7,8)
– Nghệ thuật:
+ Bài thơ Nôm thất ngôn bát cú đường luật, kết hợp trữ tình và triết lí; cách nói ẩn ý, thâm trầm sâu sắc.
+ Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên; giọng thoải mái phù hợp với tinh thần bài thơ.
+ Nghệ thuật đối, ẩn dụ, cách nói ngược, và điển tích được vận dụng sáng tạo, kín đáo.
* Liên hệ với đoạn thơ trong Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi và nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn của hai tác giả:
– Liên hệ:
+ (Giới thiệu ngắn gọn về Nguyễn Trãi, bài thơ, đoạn thơ)
+ Bức tranh thiên nhiên cảnh ngày hè sôi động (âm thanh của tiếng ve kêu rộn rã), cuộc sống thanh bình, yên vui nơi làng quê (lao xao chợ cá). Nguyễn Trãi ước có cây đàn của vua Thuấn để ca ngợi cảnh “dân giàu đủ, khắp đòi phương”, mong nhân dân được ấm no, hạnh phúc.
+ Nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn được sử dụng sáng tạo; từ ngữ, hình ảnh giàu sức biểu cảm; nghệ thuật đối, điển tích.
* Nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn của hai tác giả:
– Điểm giống nhau: Cả Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm đều là những trí thức tài năng, yêu nước thương dân, bất đắc dĩ lánh đục về trong để giữ gìn phẩm cách trong sạch. Qua hai bài thơ, ta thấy được tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, không màng danh lợi. Đó là nhân cách thanh cao của hai tác giả.
– Điểm khác nhau:
+ Điểm kết tụ trong hồn thơ Ức Trai là ở người dân. Về nhàn, mong nguôi thế sự, nhưng niềm ái quốc ưu dân vẫn canh cánh trong lòng thi nhân, nhàn thân mà không nhàn tâm.
+ Ở bài thơ Nhàn, Nguyễn Bỉnh Khiêm vui trọn với thiên nhiên, cuộc sống điền viên thôn dã, vượt lên danh lợi tầm thường; sống ung dung, an nhiên tự tại. Nhàn được nâng lên thành triết lí sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm, thể hiện phẩm cách thanh cao, trí tuệ uyên thâm của nhà nho.
+ (Học sinh có thể lí giải điểm khác nhau dựa vào bối cảnh xã hội, tính cách của hai nhà nho, và bản chất sáng tạo của nghệ thuật).
* Kết luận: Khái quát vấn đề, liên hệ bản thân.
3.Ma trận Đề thi giữa học kì 2 Ngữ Văn 10:
TT | Kĩ năng | Nội dung | Mức độ nhận thức | Tổng | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 | Đọc hiểu | Thơ văn Nguyễn Trãi | 5 | 0 | 3 | 0 | 0 | 1 | 0 |
| 60 |
2 | Viết | Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Tổng | 25 | 5 | 15 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100 | ||
Tỉ lệ % | 30% | 30% | 30% | 10% |
| ||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
|