Sắp đến kì kiểm tra, thấu hiểu tâm lý lo lắng của các em, hôm nay chúng tôi sẽ gửi đến các em những đề thi môn địa chuẩn cấu trúc để các em có thể tham khảo và thử sức của mình. Qua đó ôn luyện thật tốt cho kì thi sắp tới nhé.
Mục lục bài viết
1. Kĩ năng làm bài môn địa lý:
Nhận diện đề thi: Đây là bước quan trọng nhất, giúp học sinh không bị lạc đề trong quá trình làm bài. Bài thi thường có 3-4 câu hỏi, trong đó phần lý thuyết thường chiếm 65% – 70% tổng điểm. Vấn đề kiểm tra cần được xác định, chẳng hạn như trình bày hoặc trình diễn, biểu đồ hình tròn hoặc biểu đồ vùng, dữ liệu đã xử lý hoặc dữ liệu thô …
Việc lập dàn ý cho từng câu hỏi trong đề thi giúp phân bổ thời gian cho từng câu hợp lý, chính xác, tránh bỏ sót nội dung câu hỏi trong quá trình làm bài. Để không bị bỏ sót, lặp lại, lan man, lạc đề, vừa theo sát tác phẩm, vừa kịp thời bổ sung ý kiến cho bài viết… thì việc lập dàn ý cho các câu hỏi trước khi viết là một việc làm hoàn toàn cần thiết.
Kĩ năng khai thác Atlat: đọc và mô tả đặc điểm của các hiện tượng địa lí. Học hiểu nội dung Atlas, nắm vững các kí hiệu, kí hiệu bản đồ, xác định phạm vi lãnh thổ.
Ngoài ra, các kỹ năng như viết dàn bài cho từng câu hỏi trong bài thi, cách trình bày bài thi, cách hành văn, cách thể hiện bản thân cũng vô cùng quan trọng. Địa lý là môn học đòi hỏi tư duy, tổng hợp, phân tích nên đòi hỏi học sinh phải hiểu vấn đề và nỗ lực chứ nhất định không thể học thuộc lòng.
2. Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lý 11 năm học 2024 – 2025:
2.1. Bộ đề số 1:
Phần trắc nghiệm
Câu 1. Ngành công nghiệp nào được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của Liên Bang Nga, hàng năm mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn?
A. Khai thác dầu khí.
B. Khai thác than.
C. Điện lực.
D. Luyện kim.
Câu 2. Từ lâu, Liên Bang Nga đã được coi là cường quốc về?
A. Công nghiệp luyện kim.
B. Công nghiệp vũ trụ.
C. Công nghiệp chế tạo máy.
D. Công nghiệp dệt.
Câu 3. Đảo nào sau đây có diện tích tự nhiên lớn nhất ở Nhật Bản?
A. Hôcaiđô.
B. Hônsu.
C. Kiuxiu.
D. Xicôcư.
Câu 4. Sản phẩm nào sau đây không phải là sản phẩm nhập khẩu của Nhật Bản?
A. Sản phẩm nông nghiệp.
B. Năng lượng: than, dầu mỏ, khí tự nhiên.
C. Nguyên liệu công nghiệp.
D. Sản phẩm công nghiệp chế biến.
Câu 5. Đặc điểm dân số Nhật Bản là:
A. Đông dân, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao.
B. Đông dân, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp.
C. Dân số trung bình, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao.
D. Dân sô trung bình, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp.Câu 6. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên Nhật Bản có xu hướng:
A. Thấp và ngày càng giảm.
B. Thấp nhưng ngày càng tăng.
C. Thấp và giữ ở mức ổn định.
D. Cao và ngày càng giảm.
Câu 7. Nền công nghiệp Trung Quốc đã có những chuyển đổi nào sau đây?
A. Nền kinh tế thị trường sang nền kinh tế chỉ huy.
B. Nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường.
C. Từ sản xuất hàng chất lượng kém sang hàng chất lượng cao.
D. Từ Sản xuất hàng chất lượng cao sang hàng chất lượng kém.
Câu 8. Đặc điểm lớn của địa hình Trung Quốc là:
A. Thấp dần từ Bắc xuống Nam.
B. Thấp dần từ Tây sang Đông.
C. Cao dần từ Bắc xuống Nam.
D. Cao dần từ Tây sang Đông.
Phần tự luận
Câu 1 (3,5 điểm). Trình bày vai trò của LB Nga trong Liên bang Xô viết trước đây và những thành tựu mà LB Nga đạt được sau năm 2000?
Câu 2 (2,5 điểm). Trình bày những khó khăn và thuận lợi miền Tây Trung Quốc?
2.2. Bộ đề số 2:
Phần trắc nghiệm
Câu 1. Lãnh thổ LB Nga có các vùng kinh tế quan trọng nào dưới đây?
A. Vùng Phía đông, phía bắc, phía tây, phía nam
B. Vùng Trung Ương, trung tâm đất đen, U-ran, Viễn Đông
C. Vùng biển, vùng đồng bằng, trung du, miền núi.
D. Vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc, miền Trung, phía Nam
Câu 2. Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm dân cư Nhật Bản?
A. Nhật Bản là nước đông dân, tính tới 06/2017 dân số Nhật Bản đứng thứ 11 thế giới.
B. Phần nhỏ dân cư của Nhật Bản sinh sống ở các thành phố ven biển.
C. Người lao động cần cù, làm việc tích cực, có ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm rất cao.
D. Người Nhật rất chú trọng đầu tư cho giáo dục, y tế và giao thông công cộng.
Câu 3. Tác động nào sau đây là không đúng với xu hướng già hóa dân số tới sự phát triển kinh tế- xã hội Nhật Bản?
A. Tạo sức ép lớn lên quỹ phúc lợi xã hội.
B. Nguồn lao động bổ sung dồi dào.
C. Tuổi thọ trung bình của dân số tăng.
D. Nguồn tích lũy cho tái đầu tư sản xuất giảm
Câu 4. Đặc điểm nổi bật của sông ngòi Nhật Bản là:
A. Ngắn, dốc.
B. Lưu vực sông rộng lớn.
C. Lưu lượng nước nhỏ.
D. Sông đều chảy ra biển.
Câu 5. Đường bờ biển khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh thuận lợi cho Nhật Bản phát triển ngành:
A. du lịch sinh thái biển.
B. giao thông vận tải biển.
C. khai thác khoáng sản biển.
D. nuôi trồng hải sản.
Câu 6. Dân cư Trung Quốc tập trung đông nhất ở vùng:
A. Ven biển và thượng lưu các con sông lớn.
B. Ven biển và hạ lưu các con sông lớn.
C.Ven biển và dọc theo con đường tơ lụa.
D. Phía Tây bắc của miền Đông.
Câu 7. Trung Quốc có nhiều kiểu khí hậu không phải là do:
A. Vị trí địa lí.
B. Quy mô lãnh thổ lớn.
C. Sự phân hóa địa hình đa dạng.
D. Nằm hoàn toàn trong khu vực nội chí tuyến.
Câu 8. Nghành công nghiệp trụ cột trong chính sách công nghiệp mới của Trung Quốc là:
A. Chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất máy bay, xây dựng.
B. Chế tạo máy, điện tử, dệt may, sản xuất ô tô, xây dựng.
C. Chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô, xây dựng.
D. Chế tạo máy, chế biến gỗ, hóa dầu, sản xuất ô tô, xây dựng.
Phần tự luận
Câu 1 (3 điểm). Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1955 – 1973 là do những nguyên nhân chủ yếu nào?
Câu 2 (3 điểm). Dựa vào hình dưới đây, nhận xét sự phân bố dân cư và đô thị ở Trung Quốc. Giải thích?
Đáp án và Thang điểm
Phần trắc nghiệm
Câu 1.
SGK/71, địa lí 11 cơ bản.
Chọn: B.
Câu 2.
Ý không đúng là: Phần nhỏ dân cư của Nhật Bản sinh sống ở các thành phố ven biển. Đúng phải là: Phần lớn dân cư của Nhật Bản sinh sống ở các thành phố ven biển – nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn.
Chọn: B.
Câu 3.
Do xu hướng già hóa dân số: số người già tăng, số trẻ em sinh ra ít (dự báo đến năm 2025 tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi chỉ còn 11,7%, nên Nhật Bản đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu nguồn lao động).
Chọn: B.
Câu 4.
Do đặc điểm địa hình chủ yếu là đồi núi, hẹp ngang, sông ngòi chủ yếu chảy theo hướng tây bắc đông nam nên sông ngòi Nhật Bản ngắn và dốc.
Chọn: A.
Câu 5.
Đường bờ biển khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh thuận lợi cho Nhật Bản phát triển ngành: giao thông vận tải biển (xây dựng các cảng biển).
Chọn: B.
Câu 6.
Do ven biển và hạ lưu các con sông lớn có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát riển kinh tế nên dân cư Trung Quốc tập trung đông.
Chọn: B.
Câu 7.
Lãnh thổ Trung Quốc kéo dài từ 200B đến 500B. Chỉ có 1 phần nhỏ nằm trong khu vực nội chí tuyến.
Chọn: D.
Câu 8.
SGK/92, địa lí 11 cơ bản.
Chọn: C.
Phần tự luận
Câu 1.
Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1955 – 1973 là do những nguyên nhân chủ yếu:
– Chú trọng đầu tư hiện đại hoá công nghiệp. (0,75 điểm)
– Tăng vốn. (0,5 điểm)
– Gắn liền với áp dụng kĩ thuật mới. (0,5 điểm)
– Tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn. (0,5 điểm)
– Duy trì cơ cấu kinh tê hai tầng, vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì những tổ chức sản xuât nhỏ, thủ công. (0,75 điểm)
Câu 2.
* Nhận xét
– Dân cư tập trung chủ yếu ở phía đông, tập trung với mật độ cao ở các đồng bằng lớn, vùng duyên hải, ở các thành phố. (0,75 điểm)
– Vùng phía tây và phía bắc, dân cư rất thưa thớt, nhiều vùng rộng lớn ở phía bắc và phía tây có mật độ dưới 1 người/km2. (0,5 điểm)
* Giải thích
– Miền Đông có nhiều thuận lợi về tự nhiên (địa hình thấp, đồng bằng phù sa màu mỡ với diện tích rộng, khí hậu thuận lợi, nguồn nước dồi dào,…). (1 điểm)
– Miền Tây rất khó khăn về tự nhiên (diện tích khô hạn lớn, địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt,…). (0,75 điểm)
3. Ma trận đề thi địa học kì 2 môn Địa lý 11:
TT | Nội dung kiến thức | Đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng | % tổng điểm | ||||||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao |
| |||||||||||||
Số CH | Thời gian (phút) | ||||||||||||||||
Số CH | Thời gian (phút) | Số CH | Thời gian (phút) | Số CH | Thời gian (phút) | Số CH | Thời gian (phút) | TN | TL | ||||||||
1 | A. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NỀN KINH TẾ – XÃ HỘI THẾ GIỚI | A.1. Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế – xã hội của các nhóm nước | 2 | 1.5 | 1 | 1.25 |
|
|
|
| 5 |
| 4.25 | 12,5 | |||
A.2. Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá | 2 | 1.5 |
|
|
|
|
| ||||||||||
A.3. Một số vấn đề mang tính toàn cầu | 2 | 1.5 | 1 | 1.25 | b* |
| 1** |
| 5 |
| 4.25 | 12,5 | |||||
A.4. Một số vấn đề của châu lục và khu vực | 2 | 1.5 |
|
|
|
|
| ||||||||||
2 | B. ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA | B.1. Hoa kì | 4 | 3 | 4 | 5 | b* |
| 1** | 8 | 8 | 1 | 16 | 30 | |||
B.2. Liên minh châu âu | 4 | 3 | 2 | 2.5 |
|
|
|
| 6 |
| 5.5 | 15 | |||||
| C. KĨ NĂNG | C.1. Nhận xét bảng số liệu và biểu đồ |
|
| 4 | 5 |
|
|
|
| 4 |
| 5 | 10 | |||
C.2. Vẽ và phân tích biểu đồ, phân tích số liệu thống kê |
|
|
|
| 1(a,b*) | 10 |
|
|
| 1 | 10 | 20 | |||||
Tổng |
| 16 | 12 | 12 | 15 | 1 | 10 | 1 | 8 | 28 | 2 | 45 | 100 | ||||
Tỉ lệ % |
| 40 | 30 | 20 | 10 | 70 | 30 |
|
| ||||||||
Tỉ lệ chung |
| 70 | 30 | 100 |